- Hoạt động xem xét báo cáo của Thường trực HĐND và UBND cùng cấp
3.2.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan dân cử nói chung và hoạt
về nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan dân cử nói chung và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trước hết cần nắm vững các quan điểm do Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ 3, lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đại hội IX, X đề ra. Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định:
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách
trong phạm vi được phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường [17, tr. 251].
Đây là nội dung quan trọng của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời cũng là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động HĐND cấp xã nói riêng. Nắm vững những quan điểm cơ bản này không chỉ tránh nguy cơ chệch hướng trong quá trình xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương mà còn là cơ sở lý luận để đổi mới, kiện tồn chính quyền địa phương thực sự của dân, do dân, vì dân. Quan điểm có tính trực tiếp, tồn diện, xuyên suốt quá trình đổi mới hiện nay là tiếp tục kiện toàn và củng cố HĐND để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ và thẩm quyền đã được phân cấp. Xây dựng HĐND có thực quyền để thực hiện đầy đủ vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quan điểm trên địi hỏi chính bản thân HĐND mỗi cấp và các yếu tố tạo nên nó như đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND phải tự đổi mới, nâng cao tinh thần trách nhiệm để làm đúng, làm đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định. Mặt khác, quan điểm trên cũng đòi hỏi phải khắc phục triệt để tính hình thức trong tổ chức và hoạt động của HĐND, của đại biểu HĐND; thiết kế hợp lý mối quan hệ giữa HĐND, UBND với các cơ quan nhà nước cấp trên.
Trên cơ sở chủ trương đổi mới của Đảng, Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh hóa lần thứ XVI đã nhấn mạnh: "Đổi mới, năng cao chất lượng của HĐND các cấp bảo đảm thực quyền và hiệu quả để ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân" [4, tr. 76-77]. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII tiếp tục khẳng định:
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, trước hết là nâng cao chất lượng các kỳ họp, tạo điều kiện để các đại biểu Hội đồng nhân dân phát huy trí tuệ, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Đồng thời đề cao trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc chất vấn và giám sát việc thực hiện nội dung trả lời chất vấn của các cơ quan nhà nước; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực với cơ quan có thẩm quyền những kiến nghị của cử tri [5, tr. 77]. Những quan điểm trên của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chính là cơ sở lý luận, là ngọn đuốc soi đường trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa.