Đánh giá về ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ƣu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 77)

- Hoạt động xem xét báo cáo của Thường trực HĐND và UBND cùng cấp

2.2.2. Đánh giá về ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ƣu điểm, hạn chế

điểm, hạn chế

2.2.2.1. Ưu điểm

Hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa từ 2004 đến nay có nhiều đổi mới và tiến bộ rõ nét. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã khẳng định:

Vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng được phát huy; chất lượng các kỳ họp và chất vấn tại kỳ họp được nâng lên; hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân được tăng cường; chất lượng thẩm tra các báo cáo, tờ trình của Ủy ban nhân dân có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho đại biểu Hội đồng nhân dân có cơ sở xem xét, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền [4, tr. 26]. Từ sự phân tích, đánh giá trên có thể khái qt những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa về các mặt sau:

- Nhìn chung các kỳ họp HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa được chuẩn bị chu đáo, diễn ra đúng luật và ngày càng có chất lượng. Thường trực HĐND cấp xã đã chủ động phối hợp với UBND và Thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp để thống nhất về chương trình, nội dung kỳ họp. Lựa chọn những vấn đề trọng tâm ở địa phương để đưa ra thảo luận, xem xét và quyết định tại kỳ họp. Dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp, tài liệu của các kỳ họp được gửi đến các đại biểu đúng hạn. Việc điều hành kỳ họp của Thường trực HĐND đã được cải tiến đáng kể. Thường trực HĐND đã chú trọng định hướng để các đại biểu thảo luận về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa được sự thống nhất cao, những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm. Do vậy, kỳ họp HĐND ở nhiều xã đã tạo được khơng khí dân chủ, cởi mở, phát huy được trí tuệ tập thể khi thảo luận và biểu quyết.

- HĐND cấp xã đã có nhiều đổi mới trong việc quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, các Nghị quyết được HĐND thơng qua nhìn chung đạt sự thống nhất cao, chất lượng Nghị quyết được nâng lên sát với tình hình thực tế ở địa phương và có tính khả thi, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến tích cực ở địa phương, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng, phổ biến các Nghị quyết đã được thông qua và vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện.

- Tại các kỳ họp, HĐND cấp xã thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo trình HĐND. Các đại biểu đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đầu tư thời gian, cơng sức và trí tuệ để nghiên cứu, xem xét các báo cáo, đóng góp nhiều ý kiến, đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị thiết thực để các cơ quan, tổ chức tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn từng bước được cải tiến. Chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng được nâng lên và đi vào thực chất. Khơng khí buổi họp chất vấn có tính xây dựng làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục.

- Thường trực HĐND cấp xã đã phát huy được vai trò điều hòa, phối hợp hoạt động với UBND, tránh được sự chồng chéo trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp. Nội dung chương trình giám sát thiết thực, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều khuyết điểm, tiêu cực, gây bức xúc trong dư luận xã hội, được cử tri và nhân dân quan tâm như xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách, đất đai, mơi trường, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân…

- Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp xã đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri được nâng lên và đi vào thực chất. Đại biểu HĐND ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Hầu hết HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa chủ động trong việc xây dựng được kế hoạch, chương trình tiếp xúc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong tiếp xúc cử tri. Hình thức tiếp xúc cử tri được mở rộng, ngồi việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, một số đại biểu đã tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, tiếp xúc cử tri nơi cư trú. Kỹ năng tiếp xúc cử tri được nâng lên, khơng khí tiếp xúc theo hướng đối thoại nên khá thẳng thắn, cởi mở, đi vào những vấn đề cụ thể liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó, đại biểu nắm bắt được ý kiến, nguyện vọng của cử tri và ngược lại cử tri hiểu rõ hơn về hoạt động của HĐND nói chung và của đại biểu nói riêng.

Có thể nói hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây đã có sự thay đổi về chất.

* Nguyên nhân của những ưu điểm

Có được những kết quả đáng phấn khởi trên là bởi những nguyên nhân cơ bản sau:

- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về vai trị, vị trí của HĐND cấp xã đã được nâng lên đáng kể. Các cấp ủy Đảng luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để HĐND cấp xã phát huy vai trị của mình trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Thể chế hóa đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, các văn bản pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND, Luật tổ chức và hoạt động của HĐND được sửa đổi, bổ sung tương đối đồng bộ đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho HĐND cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Cơ cấu đại biểu tương đối hợp lý, đảm bảo tính đại diện cho các thành phần dân cư, tơn giáo, dân tộc, đồn thể ở địa phương. Chất lượng đại biểu ngày càng được nâng lên.

- Hoạt động của HĐND cấp xã được đổi mới, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng. Đặc biệt, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã bổ sung 1 chương quy định về hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và đại biểu HĐND. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện hoạt động giám sát có kết quả.

- Củng cố và phát huy được mối quan hệ công tác giữa HĐND cấp xã với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Các điều kiện đảm bảo của HĐND đã được quan tâm, kinh phí hoạt động được nâng lên ở mức hợp lý hơn.

2.2.2.2. Hạn chế

Nhìn chung kết quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã có những chuyển biến khá tích cực, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, tạo được niềm tin cho nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương trong những năm qua. Tuy nhiên, hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa vẫn cịn những hạn chế cần phải khắc phục đó là:

- Chất lượng kỳ họp HĐND cấp xã chưa thực sự đồng đều. Cơng tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp có nơi chưa đúng thời hạn luật định, nhất là việc gửi các tài liệu đến đại biểu nghiên cứu trước kỳ họp. Thời gian tổ chức kỳ họp của HĐND xã cịn ít, khoảng 01 ngày nên xem xét báo cáo tại kỳ họp còn nặng tính hình thức. Tình trạng đại biểu họp thiếu tài liệu ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn. Việc điều hành kỳ họp của một số xã chưa thực sự phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể. Cá biệt, một số đồng chí Chủ tịch HĐND cấp xã còn đứng trên cương vị Bí thư Đảng ủy để áp đặt ý kiến chỉ đạo, điều hành kỳ họp. Một bộ phận đại biểu hoạt động kiêm nhiệm chưa dành thời

gian thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu, khơng tham gia hoặc ít phát biểu ý kiến tại các buổi thảo luận, thậm chí có đại biểu chưa phát biểu lần nào.

- Số lượng các kỳ họp theo chuyên đề cịn ít, chiếm tỉ lệ thấp. Số lượng Nghị quyết theo chuyên đề của HĐND cấp xã để xử lý những vấn đề nổi cộm ở một số địa phương cịn ít. Một số địa phương, thời gian tổ chức kỳ họp thì ngắn nhưng ban hành nhiều Nghị quyết; báo cáo, đề án trình ra HĐND chưa được chuẩn bị kỹ, việc xem xét thảo luận chưa sâu nên sau khi ban hành Nghị quyết không phát huy được hiệu quả trên thực tế, phải sửa đổi, bổ sung.

- Số lượng chất vấn ở mỗi kỳ họp cịn ít, chưa phản ánh hết những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương (trung bình cấp xã có 4 đến 5 chất vấn trong một kỳ họp), cá biệt một số kỳ họp của HĐND xã khơng có chất vấn nào vì trình độ, năng lực của đại biểu HĐND xã cịn hạn chế, hiểu biết pháp luật cịn ít. Cách nêu câu hỏi của một số đại biểu cịn chung chung, khơng xác định rõ trọng tâm. Hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp chưa được chú trọng. Tình trạng đại biểu nể nang, né tránh, ngại va chạm trong hoạt động chất vấn vẫn còn phổ biến. Việc theo dõi, đôn đốc trả lời chất vấn chưa được quan tâm đúng mức nên tỉ lệ trả lời ở một số địa phương chưa cao.

- Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND vẫn chưa khắc phục được tính hình thức; đối tượng tiếp xúc chưa rộng rãi, cịn mang tính đại diện; số lượng cử tri tiếp xúc ít, thậm chí họ ngại tiếp xúc với lý do ý kiến cử tri kiến nghị nhiều lần nhưng không được giải quyết, do vậy cử tri thiếu nhiệt tình với việc đại biểu tiếp xúc cử tri; Kỹ năng hoạt động tiếp xúc cử tri của một số đại biểu cịn yếu; có nơi thành phần tham dự vẫn là "cử tri chuyên nghiệp"; việc phân loại ý kiến, kiến nghị cử tri chưa đúng lĩnh vực, thẩm quyền; việc theo dõi đôn đốc giải quyết chưa sát sao và thường xuyên nên tỉ lệ ý kiến, kiến nghị được giải quyết ở một số nơi còn thấp, khơng kịp thời, vì vậy chưa thực sự đáp ứng được lòng mong đợi của nhân dân. Số lượng các

cuộc tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú và theo chuyên đề mặc dù đã có nhưng chưa phổ biến.

- Việc xem xét báo cáo tại kỳ họp được thực hiện chủ yếu thông qua phiên thảo luận Tổ và thảo luận tại Hội trường. Số đại biểu đăng ký phát biểu trong phiên thảo luận tại Hội trường cũng chưa nhiều, mà chủ yếu trên cơ sở gợi ý phân công của Chủ tọa kỳ họp. Về chất lượng các ý kiến cũng chưa cao, chủ yếu tập trung đánh giá báo cáo công tác của UBND, chưa có nhiều ý kiến lật ngược vấn đề, mang tính phản biện đối với các báo cáo được trình bày tại kỳ họp; chưa có nhiều ý kiến đánh giá báo cáo của Thường trực HĐND. Hoạt động chuẩn bị cho kỳ họp đơi lúc cịn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch ở một số khâu.

* Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của HĐND cấp xã

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HDND cấp xã cần phải xác định đúng đắn những nguyên nhân hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nó. Có thể xác định rằng, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa cịn yếu kém, hình thức là do những ngun nhân cơ bản sau:

- Nhận thức về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã của khơng ít cấp ủy Đảng chưa thực sự đầy đủ thể hiện trong cơng tác bố trí nhân sự HĐND, hiệp thương, lựa chọn bầu đại biểu HĐND cấp xã. Bên cạnh đó cơng tác quy hoạch cán bộ HĐND cấp xã có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng tầm, khơng ít đại biểu sau khi được bầu đã khơng thực sự nhiệt tình, tâm huyết với cơng tác chun trách tại HĐND cấp xã nên ở một số địa phương lực lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND cấp xã còn thiếu và yếu.

- Một số văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa thực sự đồng bộ. Các quy định về hoạt

động giám sát mới chỉ được qui định trong một chương của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Quy chế hoạt động của HĐND các cấp năm 2005 chứ chưa có Luật giám sát của HĐND. Về trình tự, thủ tục tiến hành giám sát; những yêu cầu và tiêu chí cụ thể về hoạt động giám sát; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giám sát, các biện pháp xử lý để đảm bảo hiệu lực giám sát; các loại văn bản sử dụng trong hoạt động giám sát (như báo cáo, kết luận, kiến nghị…) chưa được Luật quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết để thực hiện thống nhất nên trong triển khai hoạt động giám sát khơng tránh khỏi hình thức.

- Tỉ lệ đại biểu là cán bộ lãnh đạo của UBND, cấp ủy và đoàn thể trong HĐND cấp xã còn cao, đại biểu ngồi đảng chiếm tỉ lệ thấp, do đó các đại biểu vẫn cịn tư tưởng nể nang, ngại va chạm, biết nhưng khơng dám nói hoặc nói như thế nào để giữ hịa khí. Mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu ở một số địa phương chưa được giải quyết hợp lý; năng lực, hiểu biết pháp luật của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò của người đại biểu nhân dân.

- Tổ chức của HĐND cấp xã chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, thể hiện ở chỗ Thường trực HĐND cấp xã chỉ gồm 2 thành viên là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND, khơng có ủy viên thường trực; Trong đó, chỉ có Phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách, hầu hết Chủ tịch HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm nên khơng có nhiều thời gian chỉ đạo, sâu sát tới mọi hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, do vậy hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã chưa cao.

- Các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND cấp xã đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu hoạt động như chưa có trụ sở làm việc độc lập; kinh phí hoạt động cịn thiếu so với yêu cầu: kinh phí chi cho hoạt động tiếp xúc cử tri tại thơn, bản rất ít; kinh phí hoạt động của đại biểu thấp; thơng tin phục vụ cho đại biểu cịn q ít dẫn đến việc nắm bắt tình

hình kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế; HĐND cấp xã chưa bố trí được người tham mưu, giúp việc, điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã.

- Việc thực hiện các quy định về mối quan hệ giữa UBND cấp xã, các cán bộ chuyên môn của UBND với Thường trực HĐND cùng cấp chưa thật tốt. Chưa tạo điều kiện cho Thường trực HĐND cấp xã nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của UBND và các cán bộ chuyên môn của UBND; Thường trực HĐND cấp xã chưa thường xuyên đôn đốc UBND cùng cấp để giải quyết dứt điểm các ý kiến, kiến nghị của cử tri, điều đó đã ảnh hưởng đến chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)