Nâng cao hiệu quả hoạt động của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 97)

- Ban hành Nghị quyết: Việc ban hành Nghị quyết của HĐND cấp xã

3.3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cấp xã

nhân dân cấp xã

Thường trực HĐND cấp xã có vai trị rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động của HĐND cùng cấp được thực hiện liên tục giữa hai kỳ họp. Ngồi cơng việc chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, Thường trực HĐND cấp xã cịn phải đảm nhiệm hầu hết cơng việc giữa hai kỳ họp và thực hiện chức năng giám sát mọi lĩnh vực ở địa phương. Với khối lượng công việc lớn, trách nhiệm rất nặng nề, lực lượng của Thường trực lại mỏng (chỉ có 2 người) đã đặt Thường trực HĐND cấp xã vào tình trạng khơng giải quyết hết hoặc giải quyết nhưng chất lượng, hiệu quả công việc không cao. Để khắc phục tình trạng này cần thiết phải bổ sung chức danh ủy viên Thường trực HĐND cấp xã để đảm bảo hoạt động tập thể và tạo sự thống nhất với tổ chức của Thường trực HĐND cấp trên. Thành viên của Thường trực phải hoạt động chuyên trách, không được giữ một chức vụ nào trong cơ quan nhà nước khác. Đặc biệt phải sớm khắc phục tình trạng Chủ tịch HĐND cấp xã kiêm nhiệm Bí thư Đảng ủy xã như hiện nay. Bởi lẽ, trong xu thế phát huy vai trò của các thành viên, chế độ kiêm nhiệm sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của họ và làm hạn chế khả năng điều hành của Thường trực HĐND cấp xã. Khi bầu Thường trực HĐND cấp xã, bên cạnh đảm bảo về mặt cơ cấu cần phải chú ý đến năng lực của từng thành viên. Thành viên Thường trực HĐND cấp xã phải là người có đạo đức, uy tín, trách nhiệm, có kiến thức thực tiễn và năng lực tổ chức điều hịa phối hợp trong cơng việc.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND cấp xã đòi hỏi các thành viên Thường trực cần nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó phải nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri; kỹ năng thu thập, lựa chọn và phân tích thơng tin liên quan đến hoạt động giám sát; xem xét, đánh giá và kiến nghị sát với tình hình thực tế, đúng với bản chất, yêu cầu của vấn đề; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát.

Thường trực HĐND cần thường xuyên tổ chức giao ban, hội thảo, tổng kết, sơ kết để học hỏi, rút kinh nghiệm, thơng qua đó nâng cao năng lực hoạt động cho từng đại biểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)