.1 Tổng hợp tình trạng đói nghèo xã Văn Nghĩa

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở XÃ VĂN NGHĨA -HUYỆN LẠC SƠN - TỈNH HÒA BÌNH (Trang 33 - 38)

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 TĐPT LH(%) Năm 2017 TĐPT LH(%) TĐPT BQ(%) Tổng số hộ Hộ 1839 1871 101.74 1890 101.02 101.38 Số hộ nghèo Hộ 256 232 90.63 224 96.55 93.54 Số hộ cận nghèo Hộ 215 203 94.42 211 103.94 99.07 Tỷ lệ hộ nghèo % 13.92 12.40 89.08 11.85 95.58 92.27 tỷ lệ hộ cận nghèo % 11.69 10.85 92.80 11.16 102.90 97.72

(Nguồn: UBDN xã Văn Nghĩa)

Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy dân số trên địa bàn xã số hộ tăng lên theo từng năm, năm 2016 số hộ tăng lên 32 hộ so với năm trước, sang đến năm 2017 số hộ dân tăng lên 19 hộ với mức độ tăng bình quân hộ là 101.38% cho thấy dân số tại xã Văn Nghĩa khá ổn định tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình triển khai áp dụng các chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa bàn hiệu quả.

Năm 2015 tồn xã có 256 hộ nghèo chiếm 13.92% và 215 hộ cận nghèo chiếm 11.69% trong tổng số 1839hộ dân. Năm 2016 được sự hỗ trợ của nhà nước cùng sự nỗ lực của xã trong cơng tác xóa đói giảm nghèo số hộ nghèo của

28

xã đã giảm xuống còn 232 hộ với tỷ lệ là 12.40% giảm 24 hộ so với năm 2015 và hộ cận nghèo giảm còn 203 chiếm tỷ lệ 10.85% giảm 12 hộ so với năm 2015. Năm 2017 số hộ nghèo của xã tiếp tục giảm xuống còn 224 hộchiếm 11.85% và hộ cận nghèo tăng lên là 8 hộ so với năm 2016 chiếm 11.16% trên tổng số 1890 hộ trong tồn xã.

3.1.2 Các chính sách và chương trình giảm nghèo của tỉnh Hịa Bình

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia và dự án hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh cụ thể là:

- Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

- Nghị quyết số 76/2014/QH13, Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

- Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

- Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp cho giai đoạn 2016 – 2020

- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016-2021;

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn. Với những địa bàn biên giới, khu căn cứ cách mạng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần ưu tiên đầu tư, tạo nhiều điệu kiện ban đầu để khai thác được các lợi thế

29

vì nguồn lực tại chỗ, tăng sức thu hút đầu tư. Nhà nước có chính sách viện trợ khơng hồn lại và dành vốn vay ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, vùng xa.

Kết quả đạt được trong cơng tác giảm nghèo của tỉnh Hịa Bình trong giai đoạn 2011 – 2015:

Mặc dù tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước cịn gặp nhiều khó khăn, song các chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng vẫn được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư. Tỉnh Hịa Bình đã hồn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó lĩnh vực xố đói giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

Tổng nguồn lực huy động để triển khai các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo trong giai đoạn 2011 -2015 của tỉnh là 6.209,4 tỷ đồng. Trong đó Ngân sách Trung ương bố trí thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo là: 5.552,28 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh bố trí thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của tỉnh là 69,83 tỷ đồng; Nguồn huy động: 48,78 tỷ đồng; Vốn Dự án giảm nghèo giai đoạn II (vốn vay WB): 538,50 tỷ đồng.

Kết quả đã có 74.903 lượt hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình; 12.518 lượt học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn được vay vốn; hỗ trợ hộ nghèo làm nhà theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định 67/2010/QĐ-TTg là 18.309 hộ với tổng số vốn huy động là 433 tỷ đồng, trợ giúp pháp lý cho 8.165 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách triển khai thực hiện đạt 100% kế hoạch giao như: cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí 2.411.006 lượt người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số với số tiền trên 1.438 tỷ đồng; thực hiện cấp bù học phí hỗ trợ chi phí học tập cho 586.269 học sinh, sinh viên với tổng kinh phí trên 245 tỷ đồng; thực hiện một số chính sách hỗ trợ đặc thù và an sinh xã hội như hỗ trợ 66,11 tỷ đồng đầu tư xây dựng các cơng trình nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 1952/QĐ-TTg; hỗ trợ 14,04 tỷ đồng đầu tư 9 điểm định canh, định cư tập trung và xen ghép cho

30

đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao đời sống cho các hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg số tiền 84,493 tỷ đồng; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo 177.124 lượt hộ nghèo tương dương 76,191 tỷ đồng. Một số chính sách đặc thù của địa phương hỗ trợ người nghèo trong dịp tết nguyên đán với mức 300.000đ/ hộ bằng 54,03 tỷ đồng; thực hiện Đề án hỗ trợ 36 thôn bản đặc biệt khó khăn nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc sống ở các thơn, bản khó khăn nhất với tổng kinh phí được duyệt là 133,97 tỷ đồng.

- Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 02 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao: tổng kinh phí 36 tỷ đồng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.3 Các chính sách và chương trình giảm nghèo của huyện Lạc Sơn

Nhằm thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm tỷ lệ tái nghèo nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, ngày 11/8/2017, huyện Lạc Sơn đã thực hiện theo Nghị quyết số 16-NQ/TU về tăng

cường lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Hịa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như sau:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lần thứ XVI); các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ nghèo cao, giảm bình quân mỗi năm từ 4-5%. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% thơn, bản khó khăn có đường giao thơng cứng hóa đến trung tâm; 90% thơn, bản có cơng trình thủy lợi đảm bảo năng lực phục vụ sản xuất cho trên 90% diện tích trồng lúa nước; có 80 xã được cơng nhận đạt chuẩn nơng thơn mới. Phấn đấu có 15-20% số xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. 100% số hộ nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất. 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% người cận nghèo

31

được hỗ trợ tham gia mua bảo hiểm y tế. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 100% đối tượng thuộc diện hưởng chính sách được miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập theo quy định. Trên 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch, trên 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ phương tiện nghe nhìn...

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, huyện Lạc Sơn đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo thực hiện, đó là:

Tăng cường cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi và chuyển biến nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để vươn lên thoát nghèo.

Huy động đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Xây dựng và đẩy mạnh phong trào xã hội hóa Chương trình giảm nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng nghèo, xã nghèo, vùng khó khăn, ưu tiên việc làm cho lao động của hộ nghèo. Gắn dạy nghề với tạo việc làm trong nước và xuất khẩu lao động cho người nghèo.

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thơng qua các chính sách giảm nghèo hiện hành, cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội giữa các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ưu tiên bổ sung nguồn vốn để các địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, thực hiện phân cấp cho các địa phương gắn với tăng cường sự tham

32

gia của người dân trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.

Thực hiện tốt việc lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách giúp cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, các cơ quan, đơn vị thực hiện giúp đỡ các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn huyện.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết Chương trình Giảm nghèo bền vững. Có cơ chế xử lý nghiêm đối với các địa phương để xảy ra tiêu cực, thất thốt, lãng phí trong quản lý và sử dụng nguồn vốn của Chương trình Giảm nghèo bền vững, khơng hồn thành kế hoạch được giao.

3.2 Kết quả công tác giảm nghèo tại xã Văn Nghĩa huyện Lạc Sơn tỉnh Hịa Bình Bình

3.2.1. Nhóm các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập sản xuất, việc làm, tăng thu nhập

* Tín dụng ưu đãi cho người nghèo

Hàng năm UBND xã Văn Nghĩa chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác vay vốn của phịng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện căn cứ vào nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, nguyên nhân thiếu vốn để phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo tiếp cận vay vốn, thường xuyên giám sát, theo dõi từng hộ sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả:

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở XÃ VĂN NGHĨA -HUYỆN LẠC SƠN - TỈNH HÒA BÌNH (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)