Trở ngại về cảm xúc, thái độ

Một phần của tài liệu trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân (Trang 44 - 45)

3. Đối với bản thân sinh viên:

4.3.2.Trở ngại về cảm xúc, thái độ

Kết quả khảo sát đã chỉ ra, trong tuần đầu tiên có đến 46.04% SV thường xuyên rụt rè, ngại ngùng khi phải giao tiếp, bắt chuyện với NB, các em cũng không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng, hồi hộp. Điều này là tất yếu bởi lần đầu SV mới làm quen với một công việc mới. Nhưng sang đến tuần thứ 2 thì tỷ lệ này chỉ còn là 7,67%. Điều này cho thấy hầu hết sinh viên đã bắt đầu biết cách và có kỹ năng tiếp xúc với người bệnh.

Một khó khăn khác mà cũng rất nhiều SV khi đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế thường gặp phải là: không được người khác nhìn nhận, đánh giá

đúng mức, đôi lúc còn bị nhân viên y tế xem thường, quát mắng, đuổi ra ngoài do các em tụ tập nhiều trong phòng hay làm ồn ào… Lỗi này là ở các em, song cách ứng xử của nhân viên y tế đã khiến cho SV mặc cảm, cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm. Mức độ thường xuyên gặp phải trong 1 tuần đầu tuy chỉ chiếm tỷ lệ 25,58% nhưng từ tuần thứ 2 trở đi, tỷ lệ này cũng giảm nhưng vẫn có đến 14,58% SV thường xuyên gặp phải trở ngại này. Vì vậy, sự bao dung độ lượng, sự chỉ bảo ân cần của các nhân viên y tế đối với các em là điều cần thiết, giúp SV dần trưởng thành trong nghề nghiệp.

Ngoài ra, sự thiếu tự tin khi GT với NB (sợ nói ra điều gì làm NB buồn, sợ hỏi sai, giải thích không đúng…), cảm thấy mình kém cỏi hơn bạn bè (khi nhìn thấy bạn được NB hợp tác, học hỏi được nhiều điều); tâm trạng, cảm xúc không tích cực (không vui vẻ, mệt mỏi, cáu giận); nhiều khi SV lại tự tạo cho mình những áp lực (lo lắng thái quá, run sợ, căng thẳng), thậm chí nhiều em còn có tâm lý sợ bị lây bệnh nhất là thực tập ở khoa hô hấp, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm)… Tất cả đã khiến các em không dám hoặc hạn chế tiếp xúc với NB. Những rào cản này đều có tỷ lệ cao ở cả tuần đầu tiên và từ tuần thứ 2 trở đi. Điều này có thể được lí giải bởi: Những rào cản này đều liên quan đến mặt cảm xúc của bản thân SV, việc thay đổi, kiềm soát được những cảm xúc luôn là một trong những điều khó khăn và cần phải có thời gian, sự trải nghiệm và tự rèn luyện trong quá trình các em thực tập.

Một phần của tài liệu trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân (Trang 44 - 45)