Trở ngại về mặt hành vi của SVY3ĐK trong giao tiếp với người bệnh

Một phần của tài liệu trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân (Trang 33 - 35)

3. Đối với bản thân sinh viên:

3.3.3.Trở ngại về mặt hành vi của SVY3ĐK trong giao tiếp với người bệnh

Bảng 3.4: Những trở ngại về mặt hành vi của SVY3ĐK trong GT với NB.

Trở ngại Mức độ gặp phải

1 tuần đầu Từ tuần 2 trở đi

Ít khi Thỉnh

thoảng Thườngxuyên Ít khi Thỉnhthoảng Thườngxuyên

SL (%) SL

(%) SL (%) SL(%) SL(%) SL (%)

1. Hành động thiếu tự nhiên, gượng gạo, gò bó khi giao tiếp với bệnh nhân.

91 (23,27) 186 (47,57) 114 (29,16) 234 (59,85) 139 (35,55) 18 (4,60)

2. Lúng túng rụt rè khi hỏi/ khám bệnh, hỏi bệnh lung tung, lộn xộn, không logic...

51

(13,04) 173(44,25) 167(42,71) 154(39,39) 213(54,48) 24 (6,14)

3. Diễn đạt còn chưa thoát ý, chưa rõ ràng, chưa biết đặt những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu

58

(14,83) 180(46,04) 153(39,13) 160(40,92) 212(54,22) 19 (4.86)

4. Sử dụng ngôn ngữ địa phương/ phát âm không chuẩn

259

(66,24) 98(25,06) 34 (8,70) 328(83,89) 55(14,07) 8 (2,05)

5. Chưa sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ không lời trong giao tiếp

124

(31,72) 164(41,94) 103(26,34) 192(49,10) 163(41,69) 36 (9,21)

6. Kỹ năng thuyết phục, giải thích để người bệnh hợp tác với mình còn hạn chế. 44 (11,25) 182 (46,55) 165 (42,20) 118 (30,18) 188 (48,08) 85 (21,74)

7. Xử lý thiếu linh hoạt trong các tình huống giao tiếp với bệnh nhân

45 (11,51) 175 (44,76) 171 (43,73) 118 (30,18) 200 (51,15) 73 (18,67)

8.Chưa tích cực, chủ động trong giao tiếp với người bệnh 69 (17,65) 168 (42,96) 154 (39,39) 188 (48,08) 170 (43,48) 33 (8,44)

9. Chưa thực sự tập trung chú ý, lắng nghe trong quá trình giao tiếp với người bệnh.

159

(40,66) 182(46,55) 50(12,79) 262(67,01) 120(30,69) 9 (2,30)

Nhận xét:

Nhìn chung, trong tuần đầu, tỷ lệ SV gặp phải các trở ngại ở mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng còn khá cao. Những trở ngại mà SV thường gặp phải là: Xử lý thiếu linh hoạt trong các tình huống giao tiếp với người bệnh (43,73%); Lúng túng/rụt rè khi hỏi/khám bệnh (42,71%); Kỹ năng thuyết phục NB còn hạn chế (42,20%); Chưa chủ động GT với NB (39,39%).

Từ tuần thứ 2 trở đi, các trở ngại về mặt hành vi đã giảm và chủ yếu gặp ở mức độ ít khi và thỉnh thoảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, có những trở ngại mà SV thường xuyên gặp phải và có tỷ lệ cao trong cả hai khoảng thời gian (tuần đầu và từ tuần 2 trở đi) như: Kỹ năng thuyết phục, giải thích để người bệnh hợp tác với mình còn hạn chế; Xử lý thiếu linh hoạt trong các tình huống giao tiếp với người bệnh; Chưa tích cực, chủ động trong giao tiếp với người bệnh…

* Như vậy, trong quá trình giao tiếp với NB khi thực tập lâm sàng, SV đã gặp phải rất nhiều rào cản cả về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi và ở những mức độ khác nhau. Trong tuần đầu, tỷ lệ SV gặp phải những rào cản này rất lớn, song qua thời gian học tập, trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, các em đã có sự thay đổi rõ rệt. Điều này thể hiện từ tuần thứ 2 trở đi, chỉ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi SV mới gặp những khó khăn này.

Một phần của tài liệu trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân (Trang 33 - 35)