Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân (Trang 39 - 42)

3. Đối với bản thân sinh viên:

3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Qua phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tổng kết có 6 nguyên nhân thuộc về yếu tố chủ quan đã gây cản trở quá trình giao tiếp của SV với người bệnh, đó là:

- Đặc điểm tính cách của bản thân (ít nói, không cởi mở, trầm tính, nóng nảy, thiếu kiên trì, khó kiềm chế được các cảm xúc của bản thân…). Một SV cho rằng: “Nhìn chung, những bạn có tính cách cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thì việc giao tiếp với người bệnh không gặp nhiều khó khăn. Còn những bạn nhút nhát, ngại tiếp xúc thì khó hơn”. (Nữ, SVY3ĐK) Một SV khác chia sẻ: “Một số bạn tính tình lại vô tư quá, trước mặt bệnh nhân người ta đau đớn thế mà cứ cười nói vô tư, thế là bệnh nhân người ta khó chịu, không hợp tác”.(Nữ, SVY3ĐK)

- Mục đích học tập của SV còn chưa toàn diện: SV chỉ tập trung tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng của bệnh; chưa coi trọng đúng mức việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp; chỉ tiếp cận, tìm hiểu/thăm khám bệnh nhân mới vào viện. “Tâm lý chúng em là đi lâm sàng thì quan trong nhất vẫn là phát hiện ra được các triệu chứng của từng mặt bệnh, học cách thăm khám, làm bệnh án. Còn không chú ý nhiều đến giao tiếp đâu” (Nam, SVY3ĐK). Một SV khác cho rằng: “Những bệnh nhân vào viện lâu rồi thì họ biết mình là sinh viên, họ không cho khám đâu, nên chúng em cứ đi tìm những bệnh nhân mới vào, tâm lý họ là muốn được bác sỹ hỏi han, khám ngay, nên dễ dàng hợp tác với mình” (Nam, SVY3ĐK).

- Ý thức học tập chưa cao: Sinh viên chưa tích cực, chủ động, tâm lý ỷ lại, dựa vào sự hỗ trợ của bạn khi đi thực hành lâm sàng. Một SV nam nhận xét: “Chủ yếu là do SV lười, không chịu khó thôi”. “Nhiều bạn ngại tiếp xúc

với bệnh nhân, thường chỉ đứng đằng sau nhóm, đợi một hai bạn làm quen trước, xong mình mới khám”.

- Kinh nghiệm giao tiếp còn hạn chế. Nhiều SV tâm sự: “Chúng em tuổi còn trẻ, lại ít giao lưu với những người lớn tuổi, chỉ đi học rồi lại về, tiếp xúc thì chủ yếu là bạn bè, các anh chị lớn hơn một vài tuổi. Hơn nữa chủ yếu là chuyện trò sinh hoạt hàng ngày, nên khi đi thực hành phải bắt chuyện, hỏi han bệnh nhân chúng em không biết phải làm thế nào”. “Chúng em thì cũng được học về giao tiếp nhưng chỉ là lý thuyết thôi và cũng không nhiều, ra thực tế thấy khó quá”.

- Chưa có sự chuẩn bị tốt về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, tâm lý trước khi đi thực tập lâm sàng. Một bạn nam SV chia sẻ: “Trước khi đi lâm sàng, chúng em cũng phải lên mạng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị khóa trên xem cần chuẩn bị những gì, chủ yếu là trang phục, ống nghe, rồi đọc thêm sách vở môn học mà mình sắp đi. Sơ sơ thôi ạ. Nhưng mà đi thực tế mới vỡ lẽ là những gì mình đọc vẫn quá ít ỏi. Đấy là em còn chăm đấy! Nhiều bạn thì đến đâu hay đến đó”. Một SV khác nói: “Chúng em cũng học hỏi cách giao tiếp với bệnh nhân như thế nào, chủ yếu là qua kinh nghiệm của các anh chị khóa trước thôi”.

- Sinh viên chưa nhận thức được, nhận thức không đầy đủ hoặc không chú ý đến những trở ngại tâm lý trong GT với người bệnh.“Nói thật là em cũng chẳng để ý lắm những vấn đề này. Không hỏi được bệnh nhân này thì đi hỏi bệnh nhân khác thế thôi”(Nam, SVY3ĐK). Một SV khác chia sẻ: “Cũng nhiều lần em tự hỏi là tại sao mình lại giao tiếp kém thế nhỉ, song thì cũng chỉ biết là tại mình ít giao tiếp, ngại bắt chuyện, làm quen” (Nam, SVY3ĐK).

Bên cạnh kết quả thu được từ phỏng vấn sâu đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cũng tổng hợp và đưa vào bảng hỏi để khảo sát ý kiến của các SV. Kết quả như sau:

Bảng 3.7: Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan Số

lượng

%

1. Đặc điểm tính cách của bản thân 183 46,80

2. Mục đích học tập của sinh viên chưa toàn diện 343 87,72

3. Ý thức học tập của sinh viên chưa cao: chưa tích cực, chủ động trong quá trình học tập lâm sàng, ỷ lại, dựa vào sự hỗ trợ của bạn trong khi đi thực tập lâm sàn

291 74,42

4. Kinh nghiệm giao tiếp còn hạn chế. 305 78,01

5. Sinh viên chưa có sự chuẩn bị tốt về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, tâm lý … trước khi đi thực tập lâm sàng.

296 75,70

6. Sinh viên chưa nhận thức được/nhận thức không đầy đủ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh

268 69,25

Nhận xét:

Hầu hết SV (khoảng từ 70% trở lên) đều cho rằng: Mục đích học tập chưa toàn diện, vốn kinh nghiệm trong GT hạn chế, chưa chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi đi thực tập, ý thức học tập chưa cao, chưa nhận thức được những trở ngại của bản thấn mình trong quá trình GT, và những đặc điểm trong tính cách (mặc dù chiếm tỷ lệ không cao - 46,80%) cũng là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân dẫn đến khó khăn trong GT với người bệnh.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w