Khác với bộ chữ, một hệ chữ viết phái sinh là hệ tự vị thành hình dựa trên một hệ tự vịđã có sẵn trước đó nhưng hình dáng (và đôi khi giá trị) của các tự vị mới này thay đổi nhiều đến mức khơng cịn có thể nhận ra được hình dáng ban đầu của chúng trong hệ chữ gốc. Ta có chữ hi lạp là hệ chữ phái sinh của chữ phoénicien, kếđó chữ latin và cyril là các hệ chữ phái sinh của chữ hi lạp; ta có chữ phạn là hệ phái sinh từ chữ brahmi, chữ tạng là hệ phái sinh từ chữ phạn...; chữ katakana, hiragana là hệ chữ phái sinh từ chữ hán...
Các quá trình chuyển đổi kiểu như từ chữ hán giản phồn thể sang chữ hán giản thể, từ chữ hán cổ truyền sang chữ tân tự thể.. hoàn tồn khơng phải là những biến đổi của hệ chữ mà chỉ là những thay đổi về chính tả. Tuy rằng một số tự vị cơ bản bị biến đổi hình dạng nhưng chúng khơng hề bị mất đi giá trịban đầu. <讠> vẫn mang giá trị của <言> dù nhìn có hơi khác, <车>
29
vẫn mang giá trị của <車> dù nhìn nó khơng giống ban đầu, ngồi ra thì <氵>, <火>, <扌>...tất cả vẫn vậy, khơng thay đổi gì. Những thay đổi này này cũng giống như việc lược bỏ một vài chữ cái chữ Cyril trong các đợt cải cách chữ viết của Nga từ thế kỉ 17-18 đến sau thế chiến thứ nhất và hàng loạt các cuộc cải cách chính tả khác ở các nước nói các tiếng thuộc nhóm ngơn ngữ Slav trước và sau thời kì Xơ Viết...
Những bộ chữ nôm, chữ choang...không phải là những hệ chữ phái sinh mà chỉ là các bộ chữ thuộc hệ chữ hán vì chúng vẫn sử dụng hệ tự vị của chữ hán, hồn tồn khơng có sựthay đổi gì về hình dáng và giá trị. Về tên gọi “chữnơm”, thiết nghĩ nó chỉnên được dùng theo nghĩa hẹp, chỉ những chữ được tạo mới để ghi từ tiếng Việt, trong trường hợp cần thiết phải phân loại nguồn gốc của từng chữ trong một vỉn bản. Cịn thơng thường xét tổng thể một vỉn bản thì vẫn nên gọi chữ này là chữhán, như cách các dân tộc Bách Việt khác gọi chữ viết của ngôn ngữ của họ. Nếu để xác định ngôn ngữ được ghi trong vỉn bản, nêu nói thẳng vỉn bản này viết bằng tiếng Việt, væn bản kia viết bằng tiếng Hán, Quảng Đông, Quan Thoại... Không nên nhập nhằng giữa chữ, tiếng với ngôn ngữ. Tránh trường hợp gặp vỉn bản viết tồn bằng “chữhán” nhưng khi đọc vào lại phải nói nó đợc viết bằng “chữnơm”!
Một đoạn văn có thể viết tồn bằng chữ hán mà khi đọc vào người ta lại nói nó được viết bằng...chữ nơm! (ví dụ của Nguyễn Trường An)
30
Nếu xem những biến đổi của chữ viết bao gồm những thay đổi về hình dáng và giá trị của tự vị thì khi muốn đi tìm quy luật phát triển của chữ viết ta phải xem xét quá trình hình thành các hệ chữ phái sinh. Vấn đề gây tranh cãi ởđây là có hay khơng một cội nguồn chung của tất cả các hệ chữ trên thế giới. Tác giả thì cho là không. Mỗi khu vực chữ viết trên thế giới có một khởi nguồn chữ viết khác nhau, có thể hai, ba khu vực có chung một nguồn nhưng chắc chắn không phải tất cả. Từ các cội nguồn khác nhau đó, chữ viết sẽ biến đổi theo những chiều hướng khác nhau, độc lập nhau. Khơng có một quy luật chung nhất nào cả. Nhiều người chỉ nhìn vào nhánh từ chữ phoénicien ra chữ hy lạp, latin cho rằng chữ viết phát triển theo hướng từ ghi hình sang ghi âm. Nếu chiếu theo quy luật này thì ngày nay chữ hán, chữ nsibidi và các hệ chữ có chứa tự vị ghi hình-ngữđã khơng cịn tồn tại vì cả thế giới đã dùng chung một hệ API hết cả rồi.
Quá trình biến đổi của chữ hình nêm qua các hệ chữ khác nhau của các dân tộc vùng Tây Á- Bắc Phi
Nhiều người lại cho rằng các quốc gia khơng bỏđược chữ hán vì ngơn ngữ của họcó khơng đủ âm vị để phân biệt từ ngữ, như tiếng Hoa, tiếng Nhật bây giờ. Cịn ngơn ngữ nào có ngữ âm tương đối phức tạp, như tiếng Việt hiện nay, thì chuyển sang dùng chữ thuần ghi âm là hợp lý. Quan điểm này còn nhiều điểm cần suy xét lại. Thứ nhất, không phải cứ âm vịđủ nhiều là người ta sẽ chuyển sang dùng chữ ghi âm. Cách phát âm các từ hán việt trong tiếng Việt đương đại chính là phỏng theo cách phát âm của tiếng Hán đời Đường, mà ngữ âm của tiếng Hán cổ này phức tạp hơn gấp nhiều lần các tiếng thuộc họ Tày-Thái hay Môn-Khmer ngày nay. Thếnhưng hệ chữ hán từđó đến nay vẫn giữ nguyên các chữtượng hình, hội ý, chỉ sự. Hẳn là khơng phải người thời đó khơng biết đến loại chữ thuần ghi âm khi họ có một lơ những chữ giả tá và một hệ thống phiên-thiết (phiên âm) hoàn chỉnh dùng trong từ điển. Ngày nay các dân tộc thuộc nhóm Bách Việt cũng vẫn khơng gặp nhiều khó khỉn khi dùng chữhán để viết ngơn ngữ của họ, trong khi các tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến, Khách Gia... của họ đều có số lượng âm vị ngang ngửa tiếng Việt, có tiếng cả 7-8 thanh điệu. Thứ hai, khơng phải cứ ít âm vị là khơng bỏ được chữ hán. Trên lý thuyết nếu vỉn bản tái tạo lại lời nói khơng thểđoược hiểu thơng thì ngơn ngữ đó cũng khơng thể thơng hiểu qua giao tiếp bằng lời nói. Tiểu thuyết Genji monogatari và hàng loạt sáng tác væn chương của nữ giới Nhật Bản thời kì đó đều được viết gần như hồn tồn chỉ
31
bằng hiragana, và người Nhật vẫn khơng gặp khó khỉn gì trong việc đọc hiểu chúng. Tiếng Triều Tiên-Hàn Quốc vốn có ngữ âm gần giống tiếng Nhật, cũng ít âm vịnhư vậy, nhưng các quốc gia này vì nhiều lý do đã bỏluôn được chữ hán trong giao tiếp ở nhiều lĩnh vực cho tới giờ này.. Mà vậy thì, một hệ chữ kiểu an-pha-bê đâu phải là cứu cánh của tất cả mọi ngôn ngữ !
Một trang kana chép tay Truyện kể Genji từ hậu kz Heian, thế kỷ thứ 12