dị, khai thác dầu khí trên biển cịn thấp
Pháp luật ln luôn là công cụ được nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và đối với hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí nói riêng. Vì vậy, với bất kỳ nhà nước nào cũng ln quan tâm tới cơng tác hồn thiện pháp luật. Hồn thiện pháp luật khơng chỉ dừng lại ở việc ban hành hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất, phản ánh và đáp ứng kịp
thời các đòi hỏi khách quan mà còn cần phải bảo đảm cho các quy phạm đó thực sự đi vào cuộc sống, có giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống một cách tích cực. Đó chính là vấn đề hoàn thiện pháp luật ở khâu tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế.
Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thăm dò, khai thác dầu khí hiện nay cịn nhiều hạn chế. Điều đó có thể được xem xét ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước hiện nay cịn thiếu các điều kiện khoa
học cơng nghệ hiện đại để áp dụng trong quá trình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Vì vậy, nhà nước chưa kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ gây ơ nhiễm, sự cố môi trường trong hoạt động này gây ra. Công tác đánh giá hiện trạng môi trường trong hoạt động dầu khí thực tế chưa hiệu quả. Chưa xác định rõ các nguồn ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng của hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tới mơi trường và các hệ sinh thái biển. Hơn nữa, bản thân các tổ chức dầu khí trong quá trình hoạt động chưa nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm đó chưa được theo dõi, kiểm soát để xử lý kịp thời nên đã gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường khá nặng và việc giải quyết các tranh chấp môi trường trong hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí cịn chậm
Thứ hai, công tác quản lý của nhà nước đối với an ninh, an toàn trong
hoạt động dầu khí cịn thấp. Sự phối kết hợp của các doanh nghiệp dầu khí và các lực lượng tham gia (hải qn, biên phịng, cơng an, thủy sản…) cịn thấp nên các khu vực an tồn dầu khí thường xuyên bị xâm phạm. Chẳng hạn, trong thời gian qua, trong khu vực phạm vi các mỏ ngoài khơi vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu như Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng, Sư Tử Đen, Cửu Long… đã xảy ra khá nhiều trường hợp ngư dân xâm phạm vùng an tồn dầu khí. Từ năm 2004 đến năm 2008, trên các vùng mỏ đã có gần 4.000 tàu thuyền xâm phạm khu vực an tồn vịng ngồi (cách xa giới hạn tọa độ 2 hải
lý), gần 100 vụ vi phạm khu vực an tồn vịng trong. Vì vậy, cần tăng cường công tác bảo vệ an ninh - an tồn dầu khí.
Thứ ba, quản lý biển liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp. Hiện tại có
11 Bộ ngành tham gia quản lý biển nhưng việc phân cấp trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng vì vậy hiệu quả hoạt động khơng cao. Vì vậy, việc tìm ra mơ hình quản lý là hết sức khó khăn.