Chính sách thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền quốc gia đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển của cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 72 - 80)

Có quan điểm cho rằng: Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp, v.v... buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định.

Và cũng có quan điểm cho rằng: Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.

Như vậy, Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước. Là một kênh quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội…

Vậy thuế tài ngun là gì? Có thể nói, thuế tài ngun là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, khơng phân biệt ngành nghề kinh doanh, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên có khai thác, sử dụng tài nguyên từ trong lòng đất, trên mặt đất, trên mặt nước. Đối tượng tính thuế là giá trị tài nguyên khai thác được. Giá tính thuế là giá bán thực tế bình qn tại thời điểm tính thuế, có tính đến đặc điểm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu.

Thuế tài nguyên là một trong những công cụ về tài chính, thể hiện vai trị sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân.

Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên nói riêng, chính sách thuế là một trong những chính sách quan trọng đối với hoạt động quản lý. Mức thuế hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngành nghề đó phát triển và bền vững. Đối với quản lý hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí trên biển cũng thế.

Ở hầu hết các nước, thuế suất đối với thuế tài nguyên khoáng sản nằm trong khoảng từ 2% đến 4%. Có thể thấy đây là mức thuế rất thấp so với Việt Nam. Lý do đưa ra mức thuế này theo các nước là để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngồi vào lĩnh vực đó. Có ý kiến cho rằng, quy định như thế có đảm bảo việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên? Tuy

nhiên, quan điểm của các nước, mức quy định như thế là hợp lý, bởi ngoài việc chịu thuế tài nguyên ra thì các doanh nghiệp muốn đầu tư vào khai thác tài ngun cịn phải đóng một số loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môi trường… Và hơn nữa, Nhà nước quản lý khơng chỉ dựa trên chính sách thuế mà cịn dựa trên các chính sách và chủ trương khác. Do đó, với các nước cho rằng quy định mức thuế từ 2% đến 4% là mức hợp lý.

Ở Việt Nam, mức thuế suất đối với khai thác tài nguyên rất cao. Riêng đối với khai thác dầu khí, mức thuế được quy định tại Luật thuế tài nguyên năm 2009 như sau:

- Dầu thơ: 6% đến 40%

- Khí thiên nhiên, khí than: 1% đến 30%

Như vậy, mức thuế ở Việt Nam so với các nước cao hơn rất nhiều. Mức quy định như Việt Nam có hợp lý? Có ý kiến cho rằng, quy định mức như thế này là phù hợp với thực tế Việt Nam. Bởi, việc quy định thuế tài nguyên cao đặc biệt là tài nguyên dầu khí, góp phần tăng thu cho ngân sách để có nguồn kinh phí cho việc cải tạo mơi trường, sửa chữa hạ tầng quanh khu vực khai thác, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của nguồn tài nguyên quốc gia, góp phần khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mức quy định như trên là không hợp lý. Bởi trên thực tế thông lệ các nước quy định mức thuế từ 2% đến 4%. Hơn nữa, tại Điều 5 Luật thuế tài nguyên quy định:

1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

2. Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

3. Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài ngun tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

4. Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp khơng có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.

5. Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích cơng nghiệp thì sản lượng tài ngun tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (I) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.

6. Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài ngun khai thác được khốn để tính thuế.

Chính phủ quy định chi tiết điều này. Điều 6. Giá tính thuế

1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:

a) Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng khơng thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;

b) Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng khơng thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;

b) Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;

d) Đối với dầu thơ, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thỏa thuận trong hợp đồng dầu mà ở đó dầu thơ, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thơ, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.

Quy định như trên liệu có hợp lý khi xóa hết quyền được khấu trừ một số chi phí phát sinh trong q trình chế biến khống sản đạt tới giá trị thành phẩm mà thuế tài nguyên đánh trên giá trị đó. Trong khi đó, theo thơng lệ

quốc tế đối với một số chi phí như nghiền, sàng lọc, thử nghiệm và phân tích, vận chuyển đến điểm bán hàng, một số chi phí quản lý và khấu hao… phải được khấu trừ khi xác định giá trị để đánh thuế tài nguyên.

Hơn nữa, quy định mức thuế suất cao liệu có đảm bảo việc khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên và thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác tài nguyên nói chung và đối với tài ngun dầu khí nói riêng. Bởi ngồi việc nộp thuế tài nguyên, nhà đầu tư còn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc tăng thuế tài nguyên nói chung và tài ngun dầu khí nói riêng cịn có thể ảnh hưởng đến hiện tượng trốn thuế, tiêu cực nếu khơng có các biện pháp có hiệu quả của Nhà nước. Bởi trên thực tế, nguồn thu thuế tài nguyên chủ yếu là thuế tài nguyên dầu khí chiếm 97,5% và xu hướng nguồn thu từ thuế tài nguyên giảm dần. Theo thống kê số thu thuế tài nguyên năm 2004, tổng thu thuế tài nguyên là 31.830,4 tỉ đồng thì năm 2008 chỉ còn 17.346 tỉ đồng. Vậy, trên thực tế sản lượng khai thác tài nguyên giảm hay xuất phát từ việc trốn thuế, tiêu cực?

Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh của nước ta, việc quy định thuế suất như trên là hoàn toàn hợp lý. Ngay cả đối với Mỹ, quy định thuế suất đối với thăm dò, khai thác dầu khí mặc dù nhìn vào con số phần trăm thuế suất thì thấp nhưng trên thực tế nhà đầu tư chịu mức thuế tương đối cao.

Mỹ là nước có nguồn tài ngun dầu và khí dồi dào và là nước có hệ thống quản lý nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên dầu mỏ tương đối hoàn thiện nhất trên thế giới. Nhờ vậy, trong thời gian dài nước Mỹ vẫn duy trì năng lực khai thác dầu mỏ ở mức độ cao và hệ số thu hồi dầu ở mức độ cao. Trong đó, hệ thống thuế - một nhân tố chính, nhờ đó nhà nước điều tiết hoạt động của các cơng ty khai thác dầu, trong đó có cả trong lĩnh vực nâng cao thu hồi dầu. Trong ngành khai thác dầu ở Hoa Kỳ, có ba dạng thuế: địa phương, bang và liên bang.

Thuế địa phương hoặc thuế quyền sở hữu quy định cho người chiếm hữu khu vực phụ thuộc vào giá trị đất đai và lịng đất của nó. Thuế này được xem xét hàng năm trong xuất thời gian đấu thầu khu vực. Giá trị thuế ở các vùng khác nhau của Hoa Kỳ thay đổi từ 0,1% đến 1,5% giá thành các vốn chính của các cơng ty dầu mỏ.

Thuế bang gồm hai phần: thuế cho khai thác lòng đất (thuế khai thác) và thuế phụ thu. Giá trị thuế thường được thông báo khi bán đấu giá, thay đổi từ 0,5% đến 12,5% theo giá thị trường sản phẩm khai thác được và không phụ thuộc vào cơng ty có lãi hay khơng. Phần thuế bang do chính quyền bang quy định khơng phụ thuộc vào chính sách khuyến khích sử dụng các phương pháp gia tăng độ thu hồi dầu.

Thuế liên bang do Quốc hội Hoa Kỳ phê duyệt. Nhưng nói chung áp dụng cho cả nước và bằng 34% lợi nhuận. Lãi này bằng phần cịn lại của thu nhập chính của khai thác dầu sau khi trừ chi phí trả đấu thầu (địa tơ), thuế địa phương và bang, vận hành và khấu hao thiết bị và các quỹ chủ yếu khác.

Tuy nhiên, một điểm liên quan đến chính sách thuế của Hoa Kỳ mà Việt Nam nên vận dụng đó là:

Ở Hoa Kỳ, cơ chế và cấu trúc quản lý nhà nước về sử dụng hợp lý tài ngun dầu mỏ khơng ngừng được hồn thiện. Nhưng ngun tắc quản lý cơ bản khơng hề lay chuyển là sự kết hợp địn bẩy kinh tế trong việc sử dụng các phương pháp và công cụ gia tăng độ thu hồi với sự kiểm sốt chặt chẽ tính quy luật sử dụng đòn bẩy này. Các đòn bẩy kinh tế chủ yếu - hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế. Mục đích chính của địn bẩy này là do người sử dụng lịng đất phải chi phí tài chính và rủi ro kỹ thuật khi thử nghiệm và áp dụng các phương pháp gia tăng thu hồi dầu so với các phương pháp khai thác truyền thống. Vì những dự án này có thể khơng có lãi, và sẽ có ít người sử dụng long đất thực hiện chúng. Ban đầu các cơng trình thơng thường rất tốn kém và triển vọng thành công của chúng không cao do không đủ kinh nghiệm. Nhưng về

sau, nhờ kinh nghiệm tích lũy và cơng nghệ ngày càng hoàn thiện nên giá thành giảm, chúng trở thành có lợi cho ngành khai thác dầu. Trên quan điểm về chiến lược sử dụng tài nguyên lòng đất cần phải sử dụng các phương pháp gia tăng hệ số thu hồi dầu để thu gom một lượng dầu còn lại trong vỉa.

Vì vậy, ở Hoa Kỳ việc kích thích kinh tế thực hiện trong hai hình thức - một dạng hỗ trợ tài chính của chính phủ và hình thức ưu đãi thuế ở các bang. Thông thường khi lựa chọn người trúng tuyển, yêu cầu đề ra khơng những tính hiệu quả của cơng nghệ mà cịn khả năng áp dụng rộng rãi trong ngành khai thác dầu. Ở đây, chính phủ khơng chỉ đóng vai trị người ủng hộ các chủ sử dụng lòng đất về thực hiện dự án và các công tác nghiên cứu khoa học có liên quan, mà mục đích cuối cùng là tổ chức phổ biến cơng nghệ mới và nâng cao trình độ cơng nghệ của ngành nói chung. Vì vậy, đã có những biện pháp kích thích kinh tế như sau:

- Nhà nước thông qua Bộ Năng lượng thưởng cho các dự án được chọn một khoản tiền 40 - 50% (trong một số trường hợp đến 80%) vốn đầu tư, cũng như công tác nghiên cứu khoa học;

- Thực hiện việc miễn giảm mức thuế tài nguyên đối với lượng khai thức nhờ các phương pháp gia tăng thu hồi dầu 30% thay cho 70% khi sử dụng các phương pháp truyền thống;

- Dầu khai thác được bằng các phương pháp gia tăng thu hồi dầu có thể được bán theo giá thế giới;

- Miễn giảm thuế ở các bang

Chính việc kích thích kinh tế thực hiện trong hai hình thức trên đây đã làm gia tăng sản lượng khai thác và hệ số thu hồi dầu ngày càng cao.

Nên chăng, chúng ta có thể áp dụng một cách mềm dẻo vào khai thác dầu ở Việt Nam? Ở Việt Nam, áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án ở sâu, xa bờ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như hệ số thu hồi cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền quốc gia đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển của cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)