DẦU KHÍ TRÊN BIỂN CỦA VIỆT NAM TRƢỚC NĂM 1993
Giai đoạn trước năm 1993, hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí đã được tiến hành ở vùng biển của nước ta. Tuy nhiên, giai đoạn này chưa có Luật Dầu khí. Mọi hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí chịu sự tác động, điều chỉnh bởi những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này cũng mang màu sắc của từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Trong những năm đầu của thế kỷ XX (giai đoạn trước năm 1954), công tác thăm dị, khai thác dầu khí ở nước ta được người Pháp và sau đó là người Nhật thực hiện bắt đầu vào những năm 1930 đến những năm 1940. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nên việc thăm dị, khai thác dầu khí đã không thực hiện được mặc dù đã phát hiện được các tiềm năng.
Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Bắc, công tác thăm dị, khai thác dầu khí được thực hiện vào những năm 60. Ở miền Nam cơng tác thăm dị, khai thác dầu khí được bắt đầu thực hiện vào những năm 1970.
Mặc dù, đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, nhưng hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí vẫn nằm dưới sự quản lý của nhà nước, thể hiện qua các chính sách của Nhà nước trong đó có cả các chính sách về thuế khóa. Cụ thể:
Ngày 9 tháng 10 năm 1969 Chính phủ ký Quyết định số 203/1969/QĐ-CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36.
Trong thời gian này, một số cơng ty dầu khí của nước ngoài đã tiến hành khảo sát tại Việt Nam. Năm 1969 đến năm 1970 Công ty Ray Grophysical Mandrel tiến hành khảo sát 12.121 Km tuyến địa chất, từ và trọng lực ở thềm lục địa Việt Nam.
Ngày 1 tháng 12 năm 1970 chính quyền Sài Gòn ban hành đạo luật số 011/70 ấn định việc tìm kiếm khai thác dầu mỏ cùng điều kiện thuế hóa và hối đối. Từ đây, các hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí ở Việt Nam nói chung và trên vùng biển nói riêng chịu sự quản lý, điều tiết của Nhà nước bằng các quy định của pháp luật cụ thể, có thể nói là mang tính chất chuyên ngành.
Tháng 1 năm 1971 Ủy ban quốc gia dầu mỏ được thành lập theo Sắc lệnh số 003/1971/SLK ngày 7 tháng 1 năm 1971. Sau đó thành lập Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản.
Tháng 6 năm 1971 Bộ Kinh tế công bố Nghị định số 249/1971/BKT- UBQGĐH ngày 9 tháng 6 năm 1971 về cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm thăm dị dầu mỏ tại thềm lục địa Việt Nam Cộng hòa và quy định cho đấu thầu đặc nhượng. Vì vậy, một số hợp đồng dầu khí được Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cấp giấy phép đầu tư từ năm 1973 đến nửa đầu năm 1975. Nhưng tất cả những hợp đồng dầu khí này đều bị hủy bỏ vì ngày 30 tháng 4 năm 1975 chính quyền Việt Nam Cộng hịa bị sụp đổ và miền Nam được hồn tồn giải phóng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đất nước hồn tồn giải phóng, Nam - Bắc hai miền thống nhất, với đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá. Ý thức được tầm quan trọng của tài ngun dầu khí đối với sự nghiệp khơi phục và phát triển kinh tế của đất nước. Ngày 5 tháng 9 năm 1975 ngành dầu khí Việt Nam được thành lập lấy tên là Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động dầu khí khơng đơn thuần chỉ là tìm kiếm, thăm dị và khai thác. Vì vậy, đến tháng 8 năm 1977 Cơng ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam gọi tắt là PertroVietnam được thành lập trực thuộc Tổng cục Dầu khí.
Nắm bắt được tầm quan trọng của dầu khí, cùng với đường lối của Đảng và Nhà nước, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để cho các hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí được thực hiện trong thời kỳ này (1976 đến 1986) phải kể đến Nghị định số 115/1977/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Việt Nam chấp thuận đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trên ngun tắc tơn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các bên cùng có lợi mà khơng phân biệt chế độ kinh tế chính trị của quốc gia của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào việc khai thác tài nguyên, vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải… trừ những lĩnh vực, những ngành mà Chính phủ Việt Nam chỉ giành cho đầu tư trong nước. Như vậy gần
như Chính phủ khuyến khích kêu gọi đầu tư nước ngồi vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trừ những ngành nghề mà Chính phủ quy định cấm. Nghị định được coi như một cơ sở pháp lý quan trọng đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong thời kỳ này mặc dù nó khơng trực tiếp quy định đối với hoạt động dầu khí cũng bởi xuất phát từ hồn cảnh lúc bấy giờ Việt Nam chưa có Luật đầu tư nước ngồi cũng như Luật Dầu khí.
Cơ sở điều hành đất nước thời kỳ này chủ yếu theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung cao độ. Quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế của Việt Nam cịn hạn chế. Trong khi đó, đối với hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí u cầu đầu tư vốn lớn và độ rủi ro cao mà kinh tế trong nước thời kỳ này cịn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh. Vì vậy, trước yêu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam nói chung và đối với hoạt động dầu khí nói riêng. Nghị định số 115/1977/NĐ-CP đã được ban hành kịp thời, có vị trí nhất định trong việc tạo bước chuyển của nền kinh tế từ chiến tranh sang thời bình và từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Mặc dù nghị định này còn nhiều hạn chế như hình thức pháp lý thấp, nội dung pháp lý khơng đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư nước ngồi, thủ tục hành chính cịn rườm rà, phiền hà rắc rối và đáng chú ý là Nghị định khơng có quy định nào điều chỉnh hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Nhưng nghị định là văn bản pháp lý mang tính chất chung, áp dụng cho cả nền kinh tế. Vì vậy, nó vẫn được áp dụng đối với hoạt động dầu khí.
Kết quả dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với các chính sách pháp luật, hoạt động dầu khí đã bắt đầu phát triển, chỉ trong các năm từ năm 1976 đến năm 1978, ba hợp đồng dầu khí với hình thức phân chia sản phẩm (gọi tắt là PSC) đã được ký kết giữa Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) với các công ty dầu khí quốc tế. Đó chính là các hợp đồng thăm dị dầu khí giữa PetroVietnam với Cơng ty Deminex (Đức) và Công ty AGIP (Ý) và Công ty Brow Valley (Canada). Phạm vi thực hiện các hợp đồng này đều nằm trong diện tích của hai bể Cửu Long và bể Nam Cơn Sơn (đây là
nơi mà các hợp đồng dầu khí trước đó đã được chính quyền Việt Nam Cộng hòa cấp giấy phép đầu tư nhưng đã bị hủy bỏ do chính quyền này bị sụp đổ). Sở dĩ, Chính phủ Việt Nam chọn hình thức hợp tác dưới dạng hợp đồng phân chia sản phẩm, xuất phát từ các lý do:
Thứ nhất, các bên thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở ký
kết một hợp đồng hợp tác mà khơng hình thành một pháp nhân mới, tạo sự linh hoạt trong quản lý hoạt động kinh doanh. Các bên có thể thỏa thuận cử đại diện của mình thành lập một ban điều phối để giám sát và quản lý việc hợp tác kinh doanh. Ban điều phối khơng có quyền quyết định hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, doanh thu được chia cho các bên tương ứng với tỷ lệ vốn
góp. Mỗi bên thực hiện việc nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác một cách riêng rẽ.
Như vậy, có thể thấy sự chủ động trong quản lý, điều hành hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí của Chính phủ Việt Nam. Bởi Chính phủ trực tiếp cấp giấy chứng nhận hợp tác và lựa chọn hình thức hợp tác. Có thể thấy, sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Chính phủ nước ta đã mạnh dạn hợp tác với nước ngồi để tranh thủ vốn và trình độ khoa học kỹ thuật trong hoàn cảnh nước ta vừa thoát thai khỏi chiến tranh, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu và vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn rất mới mẻ. Đây chính là một bước đi vững chắc khởi đầu cho hoạt động dầu khí của nước ta cũng như thể hiện chủ quyền của nước ta đối với hoạt động này.
Điều đáng tiếc, cả ba hợp đồng này đều kết thúc ở giai đoạn tìm kiếm thăm dị dầu khí vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 với lý do không có giếng khoan nào phát hiện thấy giá trị thương mại tại các diện tích cấu tạo. Cuối cùng, các cơng ty này đã hồn trả diện tích hợp đồng và chấm dứt hoạt động ở Việt Nam. Điều đáng nói, ba hợp đồng này chấm dứt khơng phải do tác động của các yếu tố chủ quan như chính sách pháp luật của Nhà nước mà phần lớn do các yếu tố khách quan.
Như vậy, cơ sở pháp lý quan trọng nhất tác động đến hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí trong thời kỳ này là Nghị định 115/1977/NĐ-CP đã trình bày ở trên. Nhờ có nghị định này, khơng những chỉ trong lĩnh vực dầu khí mà trong các lĩnh vực khác đã có sự đầu tư của nước ngồi, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Điều này rất quan trọng đối với một nước có thể nói là nghèo và lạc hậu do vừa thốt thai sau chiến tranh. Vì vậy, nghị định này có tác động vơ cùng to lớn. Nó chứng tỏ, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí nói riêng thơng qua hình thức pháp luật. Sự phát triển kinh tế đã có sự hướng ngoại chứ khơng chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước.
Đặc biệt, với sự tác động của Nghị định 115/1977/NĐ-CP năm 1977, ngày 3 tháng 7 năm 1980 Hợp đồng hợp tác giữa Liên xơ (cũ) và Việt Nam về việc thăm dị và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được ký kết. Để góp phần thực hiện tốt việc hợp tác này, ngày 19 tháng 6 năm 1991 Chính phủ Việt Nam và Liên Xơ (cũ) ký hiệp định thành lập xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Nam (VietsoPetro) để tiến hành tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí tại Việt Nam (hiện nay Hiệp định này được thay thế bằng Hiệp định Việt - Nga năm 1991). Ngày 7 tháng 11 năm 1981 VietsoPetro chính thức đi vào hoạt động. Đây là những hiệp định đầu tiên được ký kết ở cấp Chính phủ thuộc lĩnh vực dầu khí có quy mơ và tầm cỡ lớn trong thời kỳ này. Từ năm 1981 đến năm 1985 trên cơ sở Hiệp định trên, VietsoPetro đã tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dị trên diện tích rộng lớn của thềm lục địa phía Nam nước ta. Sau nhiều giếng khoan thăm dị phát hiện thấy dầu khí và nhiều giếng khoan thẩm lượng, mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng đã được xác định là những mỏ có trữ lượng dầu và khí lớn. Những phát hiện đã mở ra triển vọng mới cho sự phát triển của nền kinh tế và lĩnh vực dầu khí nước nhà. Năm 1986 đánh dấu mốc khai thác tấn dầu thô đầu tiên của mỏ Bạch Hổ ngoài khơi Việt Nam và tiếp tục khai thác cho đến ngày nay.
Vấn đề đặt ra là do hệ thống pháp luật đầu tư cũng như pháp luật về dầu khí lúc này chưa hình thành một cách rõ ràng mà chủ yếu mới chỉ dựa trên Nghị định 115/1977/NĐ-CP năm 1977 nên mọi hoạt động dầu khí chủ yếu thực hiện theo thông lệ quốc tế và những quy định của điều ước quốc tế mà cụ thể là hai hiệp định về dầu khí đã được ký kết giữa Chính phủ hai nước.
Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối "đổi mới" trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng. Riêng về lĩnh vực kinh tế, Nhà nước Việt Nam đã từng bước thực hiện chương trình cải cách, quyết định chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước mà nội dung chủ yếu là đổi mới cơ cấu kinh tế, chấp nhận một nền kinh tế nhiều thành phần và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Nhà nước đã trao quyền tự hạch toán kinh doanh cho các đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ. Các cá nhân được tự do tiến hành các hoạt động kinh doanh, hầu hết giá cả được tự do hóa. Đồng thời, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa với thế giới để đưa nền kinh tế Việt Nam dần dần hòa nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Vì vậy, việc tổng hợp đánh giá Nghị định 115/1977/NĐ-CP, xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và hoạt động dầu khí tại Việt Nam nói riêng là việc làm rất cần thiết. Thực hiện được điều này, không những thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế trong nước nói chung và mà cịn đối với hoạt động dầu khí nói riêng đặc biệt là hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí trên các vùng biển của Việt Nam, một lĩnh vực cần đầu tư vốn lớn và sư rủi ro cao, rất khó khăn cho một nước vừa mới thốt khỏi chiến tranh, kinh tế cịn nghèo nàn và trình độ kỹ thuật cịn lạc hậu.
Xuất phát từ kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế, nhất là các nước trong khu vực như các nước công nghiệp mới (viết tắt là NIC), Việt Nam nhận thấy rằng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các lĩnh vực của nền kinh tế như cơng - nơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, trong đó có ngành cơng nghiệp dầu
khí đóng một vai trị quan trọng, tích cực đối với sự phát triển của đất nước. Đầu tư nước ngồi mang đến vốn, kinh nghiệm, quản lý, cơng nghệ, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu. Nhưng để khuyến khích sự đóng góp tích cực này, vấn đề đặt ra là Việt Nam phải xây dựng khung pháp luật về đầu tư phù hợp với khơng những hồn cảnh trong nước mà còn với cả thế giới trước sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Một sự kiện quan trọng đánh dấu mốc khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam là việc thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Có thể nói, đây là sự kiện pháp lý quan trọng mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kể cả việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài đối với hoạt động dầu khí nói chung và hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí nói riêng.
Điều 1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi [19].
Mặc dù Luật Đầu tư nước ngồi khơng có những quy định đặc thù