ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THĂM DÒ, KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG BIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền quốc gia đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển của cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 68 - 72)

VỚI MÔI TRƢỜNG BIỂN

Hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí trên biển của nước ta trong những năm qua phát triển rất mạnh mẽ với quy mơ lớn, đóng góp hết sức to lớn cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế thì hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí đã gây những ảnh hưởng không tốt cho môi trường biển. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường ở Việt Nam năm 2001 thì: "Hai loại hình cơng nghiệp khai thác khống sản lớn nhất ở Việt Nam là khai thác than đá ở Quảng Ninh và khai thác dầu khí ở Thềm lục địa. Khai thác khống sản đã phá hoại mơi trường đất, rừng, ô nhiễm môi trường nước và khơng khí là rất lớn". Cũng theo báo cáo này thì "khu vực biển miền Bắc và miền Nam đã bị ô nhiễm bởi dầu". Cũng theo nhận định của các chuyên gia, ô nhiễm môi trường biển do dầu chiếm tới 50%. Vì vậy, nội dung cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí thì cơng tác quản lý đảm bảo đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng đến môi trường biển cũng là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo vệ mơi trường: "Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất mơi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường".

Cũng theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường: "Suy thối mơi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên".

Hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí có ảnh hưởng tới mơi trường biển từ các nguyên nhân:

Thứ nhất, mùn khoan và dung dịch khoan thải

Mùn khoan và dung dịch khoan được xem là một trong các chất thải có khả năng gây ô nhiễm nặng nề và đáng quan tâm nhất trong hoạt động thăm dị - khai thác dầu khí, đặc biệt trong giai đoạn tiến hành khoan. Mùn khoan là hỗn hợp các mẩu đất đá vụn từ quá trình khoan và một phần cặn của dung dịch khoan. Dung dịch khoan là một hệ dung dịch bao gồm hỗn hợp các chất tạo độ nhớt, tăng trọng lượng dung dịch, chống mất dung dịch và chất phụ gia được pha vào nước (dung dịch khoan nền nước) hoặc pha vào dầu (dung dịch khoan nền dầu). Khi khoan dung dịch khoan được bơm xuống giếng khoan để vận chuyển mùn khoan từ đáy giếng khoan lên trên bề mặt; giữ áp suất vỉa ổn định để ngăn ngừa phun trào; bảo vệ thành giếng khỏi bị sập lở; làm mát, làm sạch và bơi trơn cho chng khoan và cần khoan.

Sau khi thải, các thành phần tan sẽ hòa tan vào trong nước, trong khi đó các chất khơng tan sẽ tạo huyền phù làm tăng độ đục của nước, dẫn đến giảm độ khúc xạ ánh sáng làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của thực vật. Sự sa lắng mũi khoan lẫn dầu sẽ gây nên những biến đổi về thành phần của trầm tích và tích tụ hydrocarbon. Trong khu vực xung quanh dàn khoan, các sinh vật nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể bị chết. Ngồi ra việc thải mùn khoan và dung dịch khoan còn ảnh hưởng đến sự tích tụ kim loại nặng trong trầm tích, trong mơ của một số lồi sinh vật đáy.

Thứ hai, nước vỉa

Nước vỉa là nước từ các tầng chứa (vỉa) dầu khí được đưa lên cùng với dầu hoặc khí trong q trình khai thác. Trong các chất thải lỏng từ hoạt động

dầu khí ngồi khơi, thì nước vỉa chiếm một khối lượng hơn cả. Thành phần nước vỉa gồm các muối tan, hydrocarbon, kim loại… các chất phụ gia bơm vào trong quá trình xử lý và các chất rắn lơ lửng. Nước vỉa sau khi được dẫn qua thiết bị tách dầu - nước cho đến khi đạt hàm lượng thải cho phép sẽ được thải xuống biển.

Nước vỉa đã được xử lý, trong một số trường hợp có chứa hàm lượng tương đối cao một số phụ gia tan trong nước, đặc biệt là chất diệt khuẩn và chất ức chế ăn mòn. Các chất này mặc dù bị phân hủy nhanh trong hệ thống xử lý song vẫn có thể phần nào làm tăng độ độc hại của nước vỉa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ các chất độc hại trong nước vỉa thường thấp hơn ngưỡng gây độc nên nước vỉa không gây độc tức thời; sau khi thải nước vỉa có khả năng phân tán và pha lỗng rất nhanh, các ảnh hưởng gây độc lên sinh vật biển là không đáng kể; ảnh hưởng lên quần thể sinh vật đáy chỉ được nhận thấy ở vùng nước nông cửa sông.

Thứ ba, nước thải nhiễm dầu

Các loại nước thải có khả năng nhiễm dầu như nước sàn tầu, nước boong tầu, nước làm mát, nước dằn, nước rửa… trước khi qua hệ thống thốt có thể tiếp xúc với dung dịch khoan, hóa chất và dầu. Nếu thải thẳng ra biển các thành phần này sẽ gây ô nhiễm đáng kể cho môi trường tiếp nhận.

Thứ tư, chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt bao gồm nước thải sinh hoạt, rác nhà bếp và các loại rác thải khác. Nước thải sinh hoạt giàu các chất hữu cơ sẽ làm tăng độ dinh dưỡng trong vùng nước lân cận, ảnh hưởng tới hàm lượng ơxy hịa tan trong nước biển. Tuy nhiên tác động này bị hạn chế bởi các vật chất thải cịn có thể phân hủy sinh học.

Thứ năm, sự cố bất ngờ

Trong hoạt động dầu khí sự cố có thể bất ngờ xảy ra do phụt khí, phun trào dầu khí trong khi khoan; rị rỉ dầu trong bơm tải tiếp dầu hoặc vỡ nứt đường

ống; sự cố va chạm tầu hoặc các sự cố như cháy, nổ, va chạm và hư hỏng cấu trúc. Trong các loại sự cố thì sự cố tràn dầu là rất nghiêm trọng. Dầu tràn ra môi trường gây ô nhiễm nặng nề, phá hủy nghiêm trọng các nguồn tài nguyên biển và các hệ sinh thái nhạy cảm. Các hoạt động làm sạch dầu tràn địi hỏi chi phí rất lớn về hậu cần, tài chính, nhân lực cũng như thời gian. Thiệt hại về môi trường trở nên trầm trọng khi vết dầu lan tỏa đến vùng bờ biển nơi có các hoạt động du lịch, các vùng có hệ sinh thái nhạy cảm như khu vực cửa sông, rừng ngập mặn.

Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí trên biển, nhà nước ta cũng luôn chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường biển. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn hiện nay và chắc chắn tiếp theo, vấn đền này sẽ luôn luôn được đặt song hành với các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Điều này được thể hiện qua:

Trước đây, khi Việt Nam có đạo luật chuyên ngành để điều chỉnh hoạt động dầu khí đó là Luật Dầu khí năm 1993 thì cơng tác quản lý nhà nước đối với vấn đề bảo vệ môi trường biển chưa thực sự được quan tâm. Tại Điều 38 Luật Dầu khí năm 1993, có 9 nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí thì khơng có nội dung nào liên quan tới bảo vệ môi trường biển do hoạt động dầu khí gây ra. Cho đến khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí 1993 đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí thì vấn đề bảo vệ môi trường biển vẫn chưa thực sự được quan tâm, bằng chứng là Điều 38 về nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí vẫn được giữ nguyên. Cho đến năm 2001 Chính phủ mới ban hành "kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu từ năm 2001 tới 2010 (quyết định 129/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu từ 2001 tới 2010), đánh dấu bước phát triển mới trong q trình phịng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu ở Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự ảnh hưởng to lớn tới môi trường biển của hoạt động dầu khí và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường biển. Nội dung bảo vệ mơi trường biển đã được cụ thể hóa trong Luật và trở

thành một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí.

Tại Điểm đ, Khoản 2 Điều 38 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2008 (có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2009) quy định:

2. Bộ công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định sau đây:

đ) Phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác sớm tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các cơng trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí khơng cịn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật [26].

Một trong những nhu cầu của con người là được sống trong môi trường trong lành, nhu cầu này đã được phản ánh như một quyền của con người và được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường. Hơn nữa, hoạt động dầu khí trên biển chó thể gây ra những hậu quả rất xấu đới với môi trường, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội hay đối với những ngành kinh tế khác chẳng hạn ảnh hưởng trực tiếp tới ngành thủy sản…Vì vậy, nhà nước ta ngày càng có các chính sách pháp luật cũng như những chính sách kinh tế để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí đối với môi trường biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền quốc gia đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển của cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)