Quan hệ di truyền của giống (Cyrtodactylus)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ tắc kè (gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 86)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Quan hệ di truyền của một số giống trong họ Tắc kè ở Lào

3.2.1. Quan hệ di truyền của giống (Cyrtodactylus)

Dựa vào kết quả phân tích mẫu vật và tham khảo tài liệu đã ghi nhận 25 loài thuộc giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) ở Lào, phần lớn là phân bố tập trung ở miền Trung của Lào đặc biệt là ở tỉnh Khăm Muôn (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Danh sách các lồi thuộc giống Thằn lằn ngón ghi nhận ở Lào.

STT Tên loài Tác giả, năm công bố Địa điểm ghi nhận

1 C. bansocensis Luu et al, 2016 Khăm Muôn

2 C. buchardi David et al, 2004 Chăm Pa Sắc

3 C. calamei Luu et al, 2016 Khăm Muôn

4 C. cryptus Heidrich et al, 2007 Khăm Muôn

5 C. darevskii Nazarov et al, 2014 Khăm Muôn

6 C. hinnamnoensis Luu et al, 2016 Khăm Muôn

7 C. houaphanensis Schneider et al, 2020 Húa Phăn

8 C. interdigitalis Ulber, 1993 Khăm Muôn, Viêng Chăn

9 C. jaegeri Luu et al, 2014 Khăm Muôn

10 C. jarujini Ulber, 1993 Bo Li Khăm Xay

11 C. khammuouanensis Nazarov et al, 2014 Khăm Muôn 12 C. lomyenensis Ngo & Pauwels, 2010 Khăm Muôn 13 C. muangfuangensis Sitthivong et al, 2019 Viêng Chăn

14 C. multiporus Nazarov et al, 2014 Khăm Muôn

15 C. ngoiensis Schneider et al, 2020 Luông Pha Bang

16 C. pageli Schneider et al, 2011 Viêng Chăn

17 C. roesleri Ziegler et al, 2010 Quảng Bình, Khăm Mn

18 C. rufford Luu et al, 2016 Khăm Muôn

19 C. sommerladi Luu et al, 2016 Khăm Muôn

20 C. soudthichaki Luu et al, 2015 Khăm Muôn

21 C. spelaeus Nazarov et al, 2014 Viêng Chăn

22 C. teyniei David et al, 2011 Khăm Muôn, BoLi Khăm Xay

23 C. thathomensis Nazarov et al, 2018 Xay Sôm Bun 24 C. vilaphongi Schneider et al, 2014 Luông Pha Bang

25 C. wayakonei Nguyen et al, 2010 Luông Năm Tha, U Đôm Xay

Đáng chú ý, kết quả luận án đã mô tả 3 loài mới cho khoa học trong giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) gồm:

Thăn lằn ngón Cyrtodactylus muangfuangensis. Mẫu của loài mới được thu ở khu rừng núi đá vôi thuộc địa bàn Bản Pha Luông huyện Mường Phương tỉnh Viêng Chăn. Dữ liệu phân tử cho thấy C. muangfuangensis thuộc nhóm lồi C. phongnhakebangensis. So sánh di truyền theo cặp cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa C. muangfuangensis và C. phongnhakebangensis. Tuy nhiên, hai loài cách nhau khoảng 18% về mặt di truyền dựa trên phân tích một đoạn gen COI của ty thể.

Thằn lằn ngón Cyrtodactylus houaphanensis. Mẫu của lồi mới được thu ở khu rừng núi đá vôi thuộc địa bàn huyện Viêng xay tỉnh Húa Phăn Lào.

Cyrtodactylus houaphanensis khác với tất cả các lồi Cyrtodactylus khác trong

nhóm lồi C. wayakonei bởi ít nhất 3,3% sự khác biệt di truyền trong gen COI của ty thể.

Thằn lằn ngón Cyrtodactylus ngoiensis. Mẫu của loài mới được thu ở

khu rừng núi đá vôi thuộc địa bàn huyện Mường Ngoi tỉnh Luông Pha Bang.

Cyrtodactylus ngoiensis có sự sai khác ít nhất 11,6% về mặt di truyền với các

loài khác đã biết trong giống dựa trên phân tích gen COI của ty thể.

Ghi nhận mới cho tỉnh U Đôm Xay Bắc Lào 1 lồi như: Thằn lằn ngón

Cyrtodactylus wayakonei. Cịn 2 lồi chưa xác định được là Thằn lằn ngón Cyrtodactylus sp.1 ghi nhân được ở tỉnh Viêng Chăn và Cyrtodactylus sp.2 ghi

nhân được ở tỉnh Khăm Muôn.

Hầu hết các loài thuộc giống Cyrtodactylus đều phân bố ở các khu rừng núi đá vôi. Phần lớn là hay gặp ở vách đá, ít khi được gặp chúng nó ở mặt đất, có một số lồi hay gặp ở trên cây như Cyrtodactylus interdigitalis và Cyrtodactylus buchardi. Đây cũng là sinh cảnh cần được tiếp tục nghiên cứu

Hình 3.29. Phân bố của các loài Cyrtodactylus ở Lào

Ma trận bao gồm 657 nucleotide, trong đó 226 nucleotide mang thơng tin tiến hóa. Khơng có khoảng trống giữa các trình tự so sánh. Phân tích cây MP của bộ dữ liệu phát hiện thấy 7 cây mang thơng tin tiến hóa với 729 lần lặp (CI = 0,5; RI = 0,78). Trong phân tích ML, số điểm Ln của cây tốt nhất là 3,920.996. Cấu trúc xuất phát từ BA là tương tự với Nguyễn và cộng sự (2017) và Brennan và cộng sự (2017). Dựa trên cây quan hê di truyền loài mới là đơn vị phân loại chi em với lồi Cyrtodactylus puhuensis, trong khi đơn vị cịn lại được đặt ở vị trí cơ bản của nhánh bao gồm tất cả các lồi thuộc nhóm lồi C.

wayakonei, ngoại trừ C. cf. bichnganae, C. huongsonensis, C. cf. martini, C. soni, C. sonlaensis, C. taybacensis, và C. wayakonei (hình 3.30).

Về mặt di truyền, đơn vị phân loại mới từ tỉnh Húa Phăn cách biệt khoảng 3,3% so với lồi chị em của nó, C. puhuensis, và đơn vị phân loại từ tỉnh Luông Pha Bang khác với các đơn vị phân loại khác có liên quan ít nhất 11,6% dựa trên đoạn COI. Khoảng cách di truyền theo cặp giữa các lồi khác trong nhóm được cung cấp trong Nguyen et al. (2017).

Thảo luận: Qua nghiên cứu về quan hệ di truyền của giống Thằn lằn

ngón ở Lào được chia thành 3 nhóm (Schneider et al. 2020) như: Nhóm thứ nhất là C. wayakonei phân bố ở miền Bắc gồm có 5 lồi, nhóm thứ hai là C. phongnhakebangensis phân bố ở miền Trung gồm 17 lồi và nhóm 3 là nhóm C. irregularis phân bố ở miền Nam gồm có 3 lồi. Theo nghiên cứu của

(Nazarov et al. 2014) về quan hệ di truyền giữa 21 loài giống Cyrtodactylus ở Lào và Việt Nam. Kết quả được chia thành 3 nhóm: Nhóm A (là nhóm C. phongnhakebangensis); Nhóm B (là nhóm C. wayakonei); Nhóm C (là nhóm C. irregularis). Nghiên cứu của (Luu et al. 2016): Về quan hệ di truyền giữa

29 loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và Việt Nam, trong nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 (là nhóm C. wayakonei) Nhóm 2 (là nhóm C. phongnhakebangensis); Nhóm 3 (là nhóm C. irregularis). Như vậy cả nghiên

cứu trước đây và nghiên cứu này là đồng nhất, trong đó có nhóm C. wayakonei vànhóm C. phongnhakebangensis gồm các lồi thích nghi cao với nơi ở là vách đá của núi đá vơi. Tuy nhiên, C. irregularis thích nghi với nơi ở là cây ở núi đá vôi cũng như núi đất.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ tắc kè (gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 86)