Cây phát sinh chủng loại trong giống Cyrtodactylu sở Lào

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ tắc kè (gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 30)

(Luu et al. 2016)

Nghiên cứu của (Luu et al. 2016) về quan hệ di truyền giữa 29 loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và Việt Nam dựa trên 668 bp của đoạn gen COI.

Trong nghiên cứu này, các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và một số loài

Cyrtodactylus ở Việt Nam chia làm ba nhóm chính: nhóm 1 (gọi là nhóm C. wayakonei) bao gồm các lồi phân bố ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam; nhóm

2 (gọi là nhóm C. phongnhakebangensis) bao gồm các loài phân bố ở Nam Lào, miền Nam và miền Trung Việt Nam; nhóm 3 (gọi là nhóm C. irregularis) bao gồm các loài phân bố ở Trung Lào và Bắc TB Việt Nam.

Nghiên cứu của Ngô Thi Hạnh và cs. (2017). Phân loại và quan hệ di truyền của giống Thằn lằn ngón Cyrtodactylus ở Việt Nam. Dựa trên các mẫu thu từ 24 tỉnh trên cả nước, đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ di truyền cho tất cả các loài đã được mơ tả ở Việt Nam dựa trên trình tự của một phân đoạn gen COI. Kết quả cho thấy loài C. paradoxus là loài đồng danh của loài C. condorensis và loài C. thuongae là loài đồng danh của C. dati. Ngoài

ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Việt Nam tập hợp thành 4 nhóm: Nhóm A gồm các lồi C. hontreensis, C. intermedius, C. cf. phuquocensis. Nhóm B gồm các lồi C. badenensis, C. bidoupimontis, C. bugiamapensis, C. caovansungi, C. cattienensis, C. cryptus, C. cucdongensis, C. dati, C. eisemanni, C. grismer, C. huynhi, C. irregularis, C. kingsadai, C. leegrismer, C. paradoxus, C. phuocbinhensis, C. pseudoquadrivirgatus, C. takouensis, C. taynguyenensis, C. yangbayensis and C. Ziegleri. Nhóm C gồm các lồi C. phongnhakebangensis, C. roesleri; các lồi cịn lại thuộc nhóm D.

Nghiên cứu của Brennan et al. (2017) về sự đa dạng của các lồi thuộc giống thằn lằn ngón Cyrtodactylus dựa trên một số mẫu thu được từ khu vực Đông Dương, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, cây phát sinh lồi được xây dựng dựa trên trình tự hai đoạn gen ty thể COI và ND2. Các loài thuộc

giống thằn lằn ngón ở khu vực Đơng Dương tách thành ba nhóm riêng biệt: nhóm 1 bao gồm hai lồi loài C. phongnhakebangensis phân bố ở miền Trung Việt Nam (Quảng Bình), C. lomyenensis phân bố ở Lào; nhóm 2 bao gồm ba loài C. hontreensis, C. intermedius, C. phuquocensis phân bố ở miền Nam Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu Long - Kiên Giang); nhóm 3 bao gồm các loài C.

bichnganae phân bố ở Trung du và miền núi phía Bắc và C. chauquangensis

phân bố ở Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Nghiên cứu của Ngô Thi Hạnh (2017) về đa dạng di truyền và mối quan hệ phát sinh của giống Cyrtodactylus ở khu vực Đông Dương. Tác giả đã sử

dụng 226 mẫu vật được thu ở nhiều địa điểm khác nhau ở Việt Nam, Lào, của các loài thuộc giống Cyrtodactylus.

Nhóm A bao gồm C. bansocensis, C. calamei, C. darevskii, C. jaegeri, C.

jarujini, C. hinnamnoensis, C. khammouanensis, C. lomyenensis, C. multiporus, C. nigriocularis, C. pageli, C. phongnhakebangensis, C. roesleri, C. rufford, C. sommerladi, C. soudthichaki, C. teyniei. Hầu hết các lồi thuộc nhóm này sống

trên núi đá vơi ở vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và trung Lào.

Nhóm B bao gồm lồi C. caovansungi, C. cucdongensis, C. condorensis,

C. badenensis, C. bidoupimontis, C. bugiamapensis, C. cattienensis, C. cryptus, C. dati, C. eisemanni, C. gialaiensis, C. grismeri, C. huynhi, C. iregularis, C. kingsadai, C. phuocbinhensis, C. pseudoquadrivirgatus, C. pubisulcus, C. quadrivirgatus, C. takouensis, C. taynguyenensis, C. yangbayensis, C. ziegleri.

Hầu hết các lồi trong nhóm này đều sống trên núi đất ở vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm C gồm lồi C. bichnganae, C. bobrovi, C. chauquangensis, C. cucphuongensis, C. dumnuii, C. huaphanensis, C. huongsonensis, C. khaisiensis, C. martini, C. otai, C. pulchellus, C. sonlaensis, C. soni, C. vilaphongi, C. wayakonei và hai lồi chưa được mơ tả. Các lồi thuộc nhóm

này đều phân bố ở núi đá vôi thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và vùng Bắc Lào.

Nhóm D bao gồm hai loài C. hontreensis và C. intermedius. Hai loài này đều sống trên núi đất thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thái Lan và Campuchia.

Nhóm E chỉ bao gồm lồi C. intermedius. Lồi này sống trên núi đất và có vùng phân bố rộng bao gồm cả Việt Nam, Lào và Campuchia. Các lồi trong nhóm này chủ yếu phân bố ở núi đá vôi thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Bắc Lào.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ tắc kè (gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 30)