Quan hệ xã hội trong nhà trường

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học công đoàn (Trang 33 - 41)

2.1. Những biểu hiện về văn hóa ứng xử của sinh viên Đại học Công

2.1.2. Quan hệ xã hội trong nhà trường

2.1.2.1. Đối với giáo viên

Quan hệ ứng xử với thầy cô giáo trong nhà trường là quan hệ ứng xử vô cùng quan trọng của sinh viên. Điều này là tất yếu vì xuất phát từ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt, tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu: “Khơng thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, hay “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”… Những câu ca dao, tục ngữ trên đã khẳng định vai trị vơ cùng quan trọng của người thầy trong xã hội. Và dù ở nhiều cấp độ khác nhau, nhiều thời kỳ khác nhau nhưng nghề giáo ở bất cứ thời nào cũng được xã hội tơn vinh và kính trọng.

Sinh viên trường Đại học Cơng đồn cũng khẳng định đây là nội dung ứng xử vô cùng quan trọng. Đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta cũng là nhận thức của mỗi người về vai trị của người thầy trong q trình học tập và rèn luyện của bản thân. Đa số sinh viên nhà trường vẫn theo truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, tình cảm thầy trị vẫn giữ đúng mực, biểu hiện thanh lịch, “Thày ra thày, trò ra trò”. Tuy nhiên, hiện nay quan hệ thầy – trò trong nhà trường đang thay đổi theo hướng mới, đó là sự thân thiện, cởi mở, bình đẳng và khơng cịn mang một khoảng cách quá lớn trong tâm lý giao tiếp. Sự cởi mở về tâm lý này cũng là những tín hiệu góp phần tích cực cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên.

Theo cô Nguyễn Phương M, giáo vụ khoa Công tác xã hội và nhiều thầy cô các khoa, bộ môn khác trong trường thì đa phần các em sinh viên đều ngoan ngỗn, lễ phép và kính trọng đối với thầy cơ giáo. Đó là một điều rất đáng mừng trong thời buổi kinh tế thị trường và sự lan truyền nhanh chóng các luồng văn hóa ngoại lai vào nước ta như hiện nay.

Theo bảng điều tra trên 150 sinh viên của trường thì có đến 60% sinh viên có chào hỏi thầy cơ giáo trong trường cho dù thầy cơ đó có dạy hay khơng và có 23,3% các em vô cùng lễ phép, đã cúi đầu chào thầy cô khi gặp họ.

Bảng 2.6: Thái độ của sinh viên khi gặp giảng viên nhà trường Khi gặp giảng viên nhà trường, bạn thường Số lượng Tỷ lệ %

Cúi đầu chào lễ phép 35 23,3

Chào bình thường 90 60

Không chào nếu không dạy 22 14,7

Không chào 3 2

Tổng số sinh viên tham gia trả lời 150 100

Tuy nhiên, có 14,7% các em cho rằng sẽ không chào nếu thầy cơ đó khơng dạy mình. Một điều đáng buồn hơn nữa là có một bộ phận nhỏ sinh viên hiện nay không hề chào hỏi thầy cô khi giáp mặt (2%) , một số em khi vắng mặt thầy cơ giáo, cịn gọi thầy cơ của mình là ơng – bà hay lão – mụ và chính tơi đã từng nghe những ngơn từ khơng thể chấp nhận được của một vài nhóm sinh viên nói chuyện với nhau về thầy cơ của mình.

Có rất nhiều ý kiến của các thầy cơ giáo trong trường về hành vi ứng xử không đẹp hay gay gắt hơn là những hành động rất đáng phê phán của sinh viên hiện nay, điển hình như trường hợp cô Đỗ Thị T, giảng viên khoa Tài chính ngân hàng cho biết, có một nữ sinh viên làm cô vừa ức lại vừa chống, cơ T nói: “Lúc đầu mình khơng thể tin nổi đó lại là một sinh viên trong trường

nữa, mà lại là sinh viên nữ chứ! Chỉ có đầu gấu hay dân xã hội đen họ mới làm thế”. Cơ T nói: “Hơm đó mình coi thi lớp QT…, có một em nữ đưa bài cho bạn chép rất ngang nhiên, mình lập biên bản đuổi em đó ra khỏi phòng thi, thế là khi đang trên đường từ trường về nhà, mình giật bắn người vì có một đơi nam nữ chặn xe mình lại đe dọa với những lời lẽ vơ cùng hỗn láo, nhìn hóa ra là em sinh viên vừa bị mình lập biên bản. Mình khơng thể tưởng tượng được trong đời nhà giáo của mình lại có thể gặp phải một sinh viên như thế!”

Còn một hiện tượng rất phổ biến đang diễn ra không chỉ ở trường Đại học Công đồn mà cịn ở rất nhiều trường đại học khác trong cả nước, đó là hiện tượng “mua điểm”. Ngày trước, sinh viên – học sinh đến thăm thầy cô giáo của mình để tỏ lịng tri ân, vì sự yêu quý, kính trọng và cũng là thể hiện tấm chân thành của người học trò đối với những người thầy kính u của mình. Nhưng ngày nay, nhiều sinh viên tìm đến nhà thầy cơ giáo với những món q đắt tiền hay những chiếc phịng bì dày… để nhằm được thầy cơ cho điểm cao và nhiều mục đích khác. Nhiều sinh viên khơng cần học, thậm chí khơng cần đến lớp. Các em nghĩ đồng tiền có thể mua được tất cả nhưng các em đã nhầm. Có những thứ khơng thể mua được bằng tiền, đó là tri thức, lòng tự trọng và lương tâm.

2.1.2.2. Đối với cán bộ, công nhân viên nhà trường

Cán bộ cơng nhân viên nhà trường là những người góp phần vào các hoạt động của trường học, giúp các hoạt động đó vận hành liên tục và hiệu quả. Khơng chỉ như vậy, trong mối tương quan với giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên, họ đồng thời cũng đóng vai trị là chủ thể giáo dục. Cán bộ thư viện yêu cầu sinh viên xếp sách đúng quy định hay nhắc nhở các em sử dụng tài liệu thư viện phải giữ gìn, khơng được xé sách, viết bậy vào sách…, cán bộ phòng tài vụ nhắc sinh viên đóng học phí đúng thời gian quy định, hay chú bảo vệ nhắc nhở sinh viên cho xe gọn gàng, đúng hàng lối, nhân viên vệ sinh nhắc sinh viên không được vứt rác bừa bãi… Tất cả những hành vi nhắc nhở

trên đều mang tính giáo dục văn hóa ứng xử sâu sắc, thể hiện ở việc giáo dục tính kỷ luật, ứng xử với mơi trường xung quanh cũng như với cơ sở vật chất của nhà trường…, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, góp phần thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi ứng xử của sinh viên.

Phần lớn sinh viên Đại học Cơng đồn đều thể hiện sự tôn trọng đối với cán bộ, nhân viên nhà trường. Không phải là những người trực tiếp giảng dạy các em trên lớp nhưng cán bộ, nhân viên nhà trường là những người góp một phần nào đó vào sự thành cơng của các em trên giảng đường đại học nên nhiều em có thái độ rất lễ phép với cán bộ nhà trường.

Là người cơng tác tại Trường Đại học Cơng đồn cũng đã hơn mười năm nay, tôi thấy nhiều em rất ngoan, lễ phép, gặp cán bộ trong trường các em cũng chào hỏi với một thái độ rất tôn trọng. Bảng khảo sát dưới đây cũng phần nào phản ánh những điều trên: Có đến 21,3% sinh viên có thái độ lễ phép, niềm nở khi tiếp xúc và 36% có thái độ tơn trọng cán bộ, cơng nhân viên nhà trường.

Bảng 2.7: Thái độ của sinh viên đối với cán bộ, công nhân viên nhà trường Khi tiếp xúc với cán bộ, công nhân viên nhà

trường, bạn thường có thái độ

Số lượng Tỷ lệ %

Lễ phép, niềm nở 32 21,3

Tôn trọng 54 36

Bình thường 64 42,7

Hành động khác 0 0

Tổng số sinh viên tham gia trả lời 150 100

Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận sinh viên có thái độ xem nhẹ, thiếu tôn trọng đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhà trường. Nhiều cán bộ, nhân viên nhà trường phản ánh: Một số sinh viên khi bị nhắc nhở là tỏ ngay thái độ phản ứng không hay hoặc hỗn láo với cán bộ, nhân viên trong trường. Một số trường hợp

còn gây hấn với cán bộ nhà trường. Ra vào thư viện chẳng nói năng, chào hỏi ai, cứ như chốn không người; Xe máy, xe đẹp để lung tung, không đúng nơi quy định…, coi thường đội ngũ bảo vệ, công nhân làm vệ sinh… Đó là những hành vi thiếu văn hóa của một bộ phận sinh viên hiện nay.

Xu hướng dân chủ hóa, đề cao q mức lợi ích cá nhân dẫn đến ích kỷ, cùng với làn sóng văn hóa ngoại lai đang ồ ạt làm ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên, khiến một bộ phận sinh viên có lối sống, suy nghĩ lệch lạc, họ chỉ luôn đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết, coi vật chất là thước đo… Chính những điều đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và hành vi của sinh viên trong mối quan hệ với cán bộ, nhân viên nhà trường.

2.1.2.3. Đối với bạn bè

Cũng giống như sinh viên các trường đại học khác, sinh viên Trường Đại học Cơng đồn đến từ các khắp các tỉnh thành trong cả nước, họ tề tựu về thủ đô để trau dồi tri thức, mở mang tầm hiểu biết, để giao lưu và học hỏi… Phần lớn các em sống xa nhà, xa người thân, mối quan hệ thường xuyên nhất của các em chính là bạn bè, là thầy cơ trên giảng đường đại học. Chính những điều đó làm cho mối quan hệ bạn bè trở nên gắn kết hơn, gần gũi hơn. Bạn ở đại học không chỉ cùng nhau học tập, trao đổi với nhau kiến thức, bài vở… mà cịn cùng nhau sẻ chia những khó khăn của cuộc sống xa nhà, xa người thân, giúp đỡ nhau trong cuộc sống rất nhiều.

Các cụ ta cố câu: “Sểnh nhà ra thất nghiệp”. Cuộc sống xa nhà với biết bao thiếu thốn, từ vật chất đến tình cảm vì thế mối quan hệ bạn bè thời sinh viên là mối quan hệ vô cùng quan trọng. Khi hết tiền mà gia đình chưa kịp gửi ra, bạn cho vay; khi ốm đau, bạn chăm sóc; khi chưa thuê được nhà trọ, bạn cho ở nhờ; khi có chuyện buồn, tâm sự với bạn… Đó là trong cuộc sống, còn trong học tập, quan hệ ứng xử với bạn bè khơng cịn là mức độ xã giao bề

ngoài mà hướng vào những mục đích thiết thực như giúp đỡ nhau cùng học tập, cùng tiến bộ, cùng nhau học nhóm, làm việc nhóm, chia sẻ tài liệu học tập…

Đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, bên cạnh những mặt tích cực do xu hướng tồn cầu hóa mang lại thì những yếu tố tiêu cực đang len lỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Một trong những lĩnh vực dễ bị tác động là văn hóa, trong đó có văn hóa ứng xử, mà đối tượng dễ bị tác động và ảnh hưởng nhiều chính là sinh viên. Thêm vào đó là trào lưu dân chủ hóa và làn sóng cơng nghệ thơng tin đã làm ý thức cá nhân ngày càng bộc lộ rõ. Họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác cũng ít đi mà thay vào đó là lối sống thực dụng, đề cao lợi ích cá nhân. Bàng quan với mọi thứ xung quanh mình, khơng quan tâm đến ai, chỉ cần biết đến mình… Do đó mà nhiều khi mối quan hệ bạn bè cũng trở nên thực dụng hơn. Thời sinh viên với bao khó khăn thì lúc nào cũng bạn, nhưng khi ra trường, có cơng ăn việc làm ổn định rồi lại dường như khơng nhớ gì tới bạn nữa…

Rồi hiện tượng sinh viên nói tục, chửi bậy, dùng từ lóng hiện nay khơng cịn là hiếm. Lời ăn – tiếng nói cũng là một hình thức thể hiện con người có văn hóa hay khơng, và nói tục, chửi bậy được coi là thiếu văn hóa. Tuy nhiên hiện nay, khơng khó để nghe những lời nói hết sức tục tĩu được phát ra từ những bạn sinh viên – những tri thức trẻ, trong một mơi trường văn hóa, đó là trường đại học. Khơng chỉ các sinh viên nam nói bậy, mà sinh viên nữ nói bậy cũng rất nhiều. Dường như với một số sinh viên thì hiện tượng nói tục, chửi bậy như là “mốt”, như để gây ấn tượng hay nhằm khẳng định bản thân…? Một số em cứ nói một câu là lại đệm một câu hết sức bậy bạ.

Quan hệ bạn bè là mối quan hệ hết sức bình đẳng, vơ tư cho nên các em thoải mái bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư của mình, thoải mái thể hiện con

người mình, chính vì vậy ứng xử với bạn bè cho chúng ta cái nhìn khách quan về cách ứng xử của sinh viên hiện nay qua bảng khảo sát dưới đây:

Bảng 2.8: Hiện tượng nói tục, chửi bậy của sinh viên Theo bạn, hiện tượng sinh viên trường ta nói

tục, chửi bậy có nhiều khơng?

Số lượng Tỷ lệ %

Rất nhiều 21 14

Nhiều 88 58,7

Bình thường 39 26

Ít 2 1,3

Tổng số sinh viên tham gia trả lời 150 100

Qua bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy một thực tế đáng buồn là trong tổng số 150 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi thì có đến 58,7% các em cho rằng hiện tượng nói tục, chửi bậy của sinh viên trường Đại học Cơng đồn diễn ra nhiều, thậm chí có 14% sinh viên cịn cho rằng hiện tượng sinh viên nói tục, chửi bậy diễn ra rất nhiều và 26% các em cho rằng mức độ nói tục, chửi bậy diễn ra bình thường, chỉ có 1,3% sinh viên thấy hiện tượng nói tục, chửi bậy diễn ra ít. Qủa thực, ngôn ngữ của một bộ phận giới trẻ hiện nay khó có thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với đội ngũ sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước, các em đang làm cho văn hóa của dân tộc bị mất dần đi những giá trị truyền thống tốt đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.

2.1.2.4. Đối với tài sản chung

Tài sản chung là toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, khn viên trong trường…, đó là những thứ phục vụ trực tiếp hay góp phần nào đó vào q trình học tập của các em tại giảng đường đại học, nhưng đó là tài sản của nhà trường, không phải là tài sản của cá nhân nào mà lại càng không phải là sở hữu của sinh viên. Cho nên rất nhiều em sử dụng một cách bừa bãi, vô ý

thức. Theo chị Đặng Minh Th. – nhân viên vệ sinh khu giảng đường C, thì hiện nay có nhiều sinh viên rất thiếu ý thức, mỗi lớp học đều có một thùng đựng rác nhưng khơng có mấy em vứt rác đúng quy định mà vô tư xả rác trong lớp, ngoài hành lang hay dưới sân trường. Rồi hiện tượng trêu đùa nhau, trèo lên bàn, lên ghế cũng không phải là ít. Trên tường và trên bàn học thì viết, vẽ bẩn lên rất nhiều.

Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng diễn ra khá phổ biến. Hết buổi học, đa phần sinh viên không tự tắt quạt, tắt điện trước khi ra về. Nhiều trường hợp sinh viên sử dụng sách thư viện rất thiếu ý thức, hiện tượng xé sách, viết bẩn vào sách cũng khơng phải là hiếm… Chúng ta có thể tham khảo bảng điều tra dưới đây

Bảng 2.9: Thái độ của sinh viên đối với tài sản công Bạn sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất của

nhà trường như thế nào?

Số lượng Tỷ lệ %

Gìn giữ như tài sản của mình 34 22,7

Bình thường, khơng quan tâm 98 65,3

Khơng phải đồ của mình, cứ sử dụng thoải mái 18 12

Phá hoại cho nhanh hỏng để thay đồ mới 0 0

Tổng số người tham gia trả lời 150 100

Qua bảng khảo sát trên cho ta thấy chỉ có 22,7% sinh viên có ý thức giữ gìn trang thiết bị, cơ sở vật chất nhà trường như tài sản của mình nhưng có đến 65,3% có thái độ bình thường, khơng quan tâm và đáng buồn hơn là 12% các em cho rằng tài sản nhà trường là không phải của mình nên cứ sử dụng thoải mái. Từ thực tế bên ngoài cũng như qua khảo sát, chúng ta thấy được một thực trạng đáng buồn của một bộ phận thế hệ được gọi là “trí thức trẻ”

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học công đoàn (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)