Có thể nhận thấy, kể từ khi khánh thành và đi vào hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh là giảng đường lớn cho học sinh, sinh viên của các trường có chuyên ngành lịch sử, văn hóa, du lịch, quân sự. Đăc biệt, từ khi quán triệt Chỉ thị 23- CT/TW, ngày 27/3/2003 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về: Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, ngày 31/7/2003 Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo đã kí quyết định số 35/QĐ-BGĐ-ĐT ban hành đề cương mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học và cao đẳng; năm 2008 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chỉ thị 27/CT - UB ngày 26/10/2008 về việc các trường học phải đưa học sinh đi tham quan các bảo tàng di tích ít nhất một lần trong năm, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một giảng đường, một địa chỉ tin cậy.Với nguồn tài liệu đa dạng cho thế hệ trẻ đến thăm quan học tập thuận lợi, một phương tiện giáo dục trực quan và sinh động. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành địa điểm hấp dẫn để giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách thiết thực và hiệu quả.Trong nhiều năm qua Bảo tàng Hồ Chí Minh là một giảng đường lớn cho thế hệ trẻ bời những yếu tố sau:
Phần trưng bày được thể hiện bằng phương pháp hiện đại và độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn thế hệ trẻ. Đến bảo tàng các em sẽ cảm thấy một khơng khí trang nghiêm, nhưng thân thiết. Cảm nhận đầu tiên là một phong cách kiến trúc hiện đại cả không gian nội thất và khơng gian ngoại thất, với việc kết hợp hài hịa các loại hình nghệ thuật kết cấu không gian ánh sáng và đường nét trang trí tạo nên khơng khí trang
nghiêm. Đường nét trang trí hoa văn mang tính đặc trưng dân tộc được lồng ghép, xen kẽ trên nền kiến trúc hiện đại tạo cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với người xem như chính cuộc đời của vị Cha già dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh. Chủ đề tư tưởng luôn luôn là trung tâm của mỗi phần, mỗi mảng kiến trúc. Chính nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hai dòng tư tưởng nghệ thuật dân tộc và hiện đại, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã nâng tầm cảm xúc, nhận thức của tuổi trẻ, mở ra trước mắt họ những điều mới lạ.
Trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh theo phương pháp trưng bày theo đề cương, là một trưng bày mới, trước năm 1990 ở Việt Nam chưa có hình thức trưng bày này. Để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ các nội dung trưng bày: Việt Nam –Hồ Chí Minh - Thế giới, trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được chia thành ba khơng gian tương ứng: không gian trưng bày về Việt Nam, không gian trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí minh, khơng gian trưng bày về Thế giới. Tuy là ba không gian, nhưng trên thực tế, ba không gian này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một tổng thể khơng thể tách rời. Có thể nhận thấy, trong ngơi nhà do kiến trúc sư trưởng người Nga Garon Ixacovic thiết kế, với sự cộng tác chặt chẽ của các nhà khoa học Nga và Việt Nam trên các lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật đã tạo nên một sự thống nhất rất hợp lý giữa nội dung kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật. Thế hệ trẻ đến với bảo tàng ngoài những lĩnh hội về tri thức, bằng việc sử dụng tổng hợp các giác quan mà chủ yếu là thính giác và thị giác, họ sẽ cảm nhận về một nét kiến trúc độc đáo, kết hợp cùng một lúc giữa nghe hướng dẫn và nhìn tài liệu, hiện vật, họ sẽ có được nhận thức sâu sắc rõ ràng về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với dân tộc, đất nước và thời đại. Phần trưng bày về tiểu sử, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nội dung trưng bày chính. Các tài liệu hiện vật được trưng bày theo phương pháp hệ thống biên niên - vấn đề, để làm rõ 8 chủ đề
trưng bày phản ánh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Người sinh ra cho đến khi Người qua đời.
Để thể hiện được ý nghĩa, giá trị của những tài liệu, hiện vật và nội dung của các chủ đề mà các tài liệu, hiện vật trưng bày phản ánh, trong mỗi chủ đề, tùy theo nội dung mà chia thành các vấn đề, mỗi vấn đề được trưng bày thành một cụm các tài liệu hiện vật. Toàn bộ phần tưng bày tiểu sử có 36 cụm trưng bày thể hiện những nội dung sự kiện – vấn đề của 8 chủ đề trưng bày. Giải pháp nghệ thuật cho mỗi cụm trưng bày tùy thuộc vào giải pháp tổng thế và nội dung lịch sử mà các tài liệu, hiện vật trưng bày phản ánh. Có thể là hình trịn hoặc hình vng, hình tam giác; cũng có thể là khối cầu hay khối lập phương, khối kim tự tháp hoặc sự phối hợp giữa các hình và khối đó. Các tài liệu, hiện vật được trưng bày thành nhiều lớp, bổ sung cho nhau, theo hướng mở rộng dần từ trên xuống dưới, từ khái quát đến cụ thể:
Lớp 1: Trưng bày các ảnh tư liệu hoặc các tác phẩm nghệ thuật phản ánh hoàn cảnh lịch sử của những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể hiểu lớp trưng bày này như là “phông” của hai lớp sau.
Lớp 2: Trưng bày những tài liệu, hiện vật điển hình, phản ánh về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lớp 3: Bao gồm những “quyển sách mở” (Tuốcniket), trưng bày những tài liệu, hiện vật bổ sung làm rõ những tư tưởng, những sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày ở lớp 2.
Hệ thống trưng bày này giúp khách tham quan, đặc biệt là tuổi trẻ học đường tìm hiểu một cách khoa học hợp lý, bởi kết cấu chặt chẽ về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tập trung vào những vấn đề chính, mạch lạc, tránh sa đà vào những tiểu tiết, đồng thời qua hướng dẫn tham quan khách có thể tư
duy về mối liên hệ giữa bối cảnh, diễn biến và kết quả của các sự kiện lịch sủ cụ thể.
Ví dụ: Ở phần trưng bày thuộc chủ để một. Những hiện vật thể khối ở tổ hợp khơng gian q hương gia đình giúp các em hình dung ra khung cảnh của một làng quê Việt Nam, mà ở đây là gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hình ảnh: Đầm sen vàng, gợi nhớ đến Làng sen Kim Liên (quê hương của Bác Hồ). Quyển sách mở (tcniket) với hình ảnh những lãnh tụ yêu nước nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như: cụ Hồng Hoa Thám; Phan Đình Phùng... hình ảnh các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại bởi chưa có được đường lối cứu nước. Các em cảm nhận được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra trong một bối cảnh đất nước bị chìm đắm trong đêm trường nơ lệ, tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của nhân dân Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX đầu XX.
Trong tổ hợp hình tượng trưng bày một số hiện vật của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chiếc võng; khung cửi…những hiện vật đã khắc họa hình ảnh người mẹ thân sinh ra Bác Hồ. Bộ bàn ghế; bút nghiên, cối và chày thuyền tán thuốc… những hiện vật khắc họa về người cha của Bác Hồ. Bằng một giải pháp nghệ thuật độc đáo, tất cả những mảng tài liệu hiện vật và những ý tưởng độc đáo đó được đặt trên một đài sen, bên ngoài là những lớp cánh sen, được cách điệu thành những làn sóng mang theo khát vọng và hồi báo cứu nước của người thanh niên 21 tuổi, trên con tàu Đơ đốc Latutso Trevin để quyết trí ra đi tìm đường cứu nước. Các em sẽ cảm nhận được sức mạnh ở trong con người Hồ Chí Minh là một nghị lực phi thường, của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết với đôi bàn tay lao động.… Cứ như thế, phần trưng bày mở ra trước mắt các em, như cuốn sách mở với rất nhiều tài liệu, hiện vật thuyết phục để minh chứng cho hành trình tìm đường cứu nước và những hy sinh cao cả, trọn vẹn của một cuộc đời Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.
Sau khi các em được xem các nội dung, cũng như giải pháp mỹ thuật này, các em rất thích thú và khâm phục ý trí, nghị lực phi thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo niềm hứng khởi ngay từ hành trình mở đầu khi tham quan trưng bày bảo tàng.
Phần trưng bày về mảnh đất Việt Nam gồm có 6 tổ hợp hình tượng về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, nhằm giải phóng dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nghệ thuật truyền thống Việt Nam, tùy theo nội dung mà các tổ hợp có giải pháp nghệ thuật trưng bày riêng, phù hợp với tính chất của từng sự kiện, từng thời kỳ cho cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam. Ở mỗi tổ hợp được nối với phần trưng bày tiểu sử bằng một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc miêu tả thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Cách thể hiện đó đã làm tăng thêm sự gắn kết giữa hai phần trưng bày, thể hiện sự gắn bó giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân. Vì vậy cán bộ hướng dẫn sẽ là cầu nối quan trọng để truyền tải giải pháp mỹ thuật đến với cơng chúng.
Ví dụ: Tổ hợp khơng gian hình tượng “Pắc Bó cách mạng”. Thăm quan tổ hợp này, các em sẽ được thấy khơng gian hình tượng mơ tả hang đá Cốc Bó với ý tưởng nghệ thuật là “bộ não cách mạng”, nơi Bác Hồ đã chọn làm địa điểm sống và làm việc sau khi trở về nước sau hơn 30 năm xa cách. Pác Bó cũng là nơi chứng kiến một số sự kiện lịch sử quan trọng: Hội nghị Trung ương lần thứ VIII và sự ra đời của Mặt trận Việt Minh tháng 5 năm 1941, nơi Bác Hồ chỉ đạo việc xây dựng các đoàn thể cứu quốc. Toàn bộ tổ hợp được tạo nên bởi những khối, mảng để tạo dáng vùng núi rừng Viết Bắc, nơi đã là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết quả: Khi tham quan Tổ hợp này, các em rất ngỡ ngàng và thích thú vì trên ý tưởng của giải pháp nghệ thuật độc đáo là sưu tập đồ dùng của Bác Hồ: Nồi nấu cơm; Ống bương đựng nước; Bộ quần áo dân tộc Nùng Giang, kiểu quần áo
Bác mặc trong thời kỳ ở Việt Bắc; Hòn đá kỳ vắt… Tất cả những đồ dùng này mang lại hiệu quả giáo dục cho các em cảm nhận được về thời kỳ khó khăn của cách mạng, mặc dù đã rất nhiều năm sống xa Tổ quốc, hoạt động bôn ba ở khắp năm châu, bốn biển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoạt động ở 28 nước trên thế giới, nhưng tình yêu Tổ quốc đã luôn hiện hữu trong trái tim Hồ Chí Minh. Người về nước trong hồn cảnh đất nước cịn đầy rẫy khó khăn, Người kiên định chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ của tự do và hạnh phúc. Đó là một tấm gương lớn cho bao lớp thế hệ trẻ Việt Nam học tập và làm theo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phần trung bày về thế giới thể hiện qua 8 gian chun đề ở phía bên trái của hành trình tham quan, được hiểu như là “cửa sổ nhìn ra thế giới”. Tùy theo hồn cảnh lịch sử và nội dung của mỗi gian chuyên đề mà có giải pháp nghệ thuật riêng. Mỗi gian chuyên đề như một giảng đường nhỏ, giúp cho việc tìm hiểu, trao đổi và suy ngẫm về một vấn đề mà thế giới đã trải qua, ảnh hưởng tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Cùng với những giải pháp mỹ thuật phù hợp là những phương tiện kỹ thuật hiện đại như hệ thống nghe nhìn, âm thanh và ánh sáng. Nó phù hợp với quy trình nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Vì thế các gian chuyên đề này hấp dẫn, lôi cuốn khách tham quan đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ví dụ: Ở gian chun đề thứ nhất: Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bước vào gian chuyên đề này các em sẽ được tiếp nhận một bầu khơng khí náo nhiệt, những trang trí gây ấn tượng, nhiều màu sắc, đa dạng về sự phát triển toàn diện, sâu sắc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Giai đoạn phát triển của nền đại công nghiệp dẫn đến sự thay đổi toàn diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội lồi người. Bằng hình thức triển lãm gồm nhiều bức tranh, và nhiều tác phẩm nghệ thuật, chân dung ghép lại, phản ánh nội dung của từng thời kỳ, sự kiện
hoặc con người điển hình… Điểm nổi bật của gian chuyên đề này là kết cấu sắt và kính. Các họa sĩ đã chọn cách trang trí zích zắc, khi vào tham quan các em sẽ không đi theo một đường thẳng mà quanh co, ngõ ngách… Bên cạnh những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, những phát minh trong mọi lĩnh vực của các nước phương Tây đã bị đưa vào mục đích chiến tranh, phân chia lại thị trường thế giới. Ước mơ tốt đẹp của con người về tự do, bình đẳng, bác ái là phải đứng trước những thách thức mới. Chính bối cảnh này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển hình thành nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tìm ra một con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Sự ra đi để lựa chọn một con đường cứu nước đúng đắn, đưa dân tộc thốt khỏi kiếp nơ lệ đã hình thành nên bản lĩnh của tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để trở thành giảng đường lớn cho thế hệ trẻ học tập, ngoài việc thực hiện chức năng tuyên truyền giáo dục cũng như các chức năng khác của bảo tàng, các khâu công tác của bảo tàng đều dựa trên cơ sở tài liệu, hiện vật gốc về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên đai trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật rất đa dạng và phong phú gắn với cuộc đời hoạt động của Người trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, bao gồm: những tài liệu chữ viết như: bản thảo, những trang bút tích, những ấn phẩm trong nước và nước ngoài; hiện vật thể khối bao gồm: những đồ dùng sinh hoạt, những hiện vật liên quan những sự kiện lịch sử; những thước phim; những bức ảnh; băng ghi âm những bài nói chuyện, những lời kêu gọi, những tác phẩm nghệ thuật… Những tài liệu, hiện vật này có tính khách quan, là vật chứng chân thực của lịch sử khơng ai có thể sáng tạo ra chúng theo ý muốn chủ quan. Những hiện vật ấy chứa đựng những thông tin khoa học, là cơ sở thực tiễn cho sự nảy nở và phát triển những nhận thức, những hiểu biết đầy đủ và chân thực về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những tài liêu, hiện vật q báu đó lại được trưng bày giới thiệu với một phương pháp
khoa học và giải pháp nghệ thuật phù hợp, cùng với phương tiện kỹ thuật hiện đại, các hình tượng nghệ thuật phong phú, khơi trí tị mị ham hiểu biết và gợi mở cho người xem phải suy nghĩ, tìm hiểu sâu hơn, đồng thời quan tâm tới nhu cầu thẩm mỹ của khách tham quan…. Vì vậy, nó gây xúc động và hấp dẫn khách tham quan, đặc biệt là thế hệ trẻ, đã mang lại hiệu quả đáng kể cho công tác tuyên truyền giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đánh giá về trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, đồng chí Nơng Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhân