ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Bảo tàng hồ chí minh với hoạt động giáo dục thế hệ trẻ (Trang 78 - 87)

Những năm qua, trong hoạt động giáo dục, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng kể như trên đã đề cập. Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp với các nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Những điều đó thể hiện ở các điểm sau:

3.1. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH TÀNG HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Ưu điểm

- Cán bộ Phòng Giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh đều ở trình độ Đại học và trên đại học. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, và nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của cơng chúng, cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh đã không ngừng cố gắng, nêu cao tinh thần phục vụ và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn. Chu đáo, lịch sự, văn minh, nhiệt tình đó những phẩm chất bắt buộc của người cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trong đó trước hết phải nói đến đội ngũ cán bộ Phịng Giáo dục, với họ mỗi lần đón khách là một lần được bày tỏ lịng kính trọng, khâm phục của mình dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh để tuyền truyền cho khách tham quan trong và ngoài nước, một ngày làm việc là một ngày không ngừng nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, không thỏa mãn với những gì mình có, bởi họ ln tâm niệm: đồng bào trong cả nước và bạn bè quốc tế đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh đều là khách của Bác Hồ.

Song song với việc rèn luyện tác phong, tu dưỡng đạo đức, mỗi cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, hiểu biết xã hội và trình độ lý luận chính trị. Những cán bộ hoạt động hướng dẫn khách tham quan không chỉ nắm chắc, hiểu sâu những nội dung trưng bày của bảo tàng mà còn thường xuyên nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Họ luôn nắm bắt cập nhật những thơng tin thời sự, chính trị xã hội để vận dụng trong công tác hướng dẫn tham quan đối với công chúng nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.

Để phục vụ cho đông đảo công chúng đến tham quan bảo tàng và thế hệ trẻ khi đến tham quan học tập, Phòng Giáo dục của bảo tàng đã xây dựng một kế hoạch đón tiếp chặt chẽ cho cả 365 ngày trong một năm, làm sao để lượng khách được nghe giới thiệu ngày càng tăng, nội dung thuyết minh đảm bảo chất lượng ngày càng cao, phong phú hấp dẫn và nhiều thông tin cập nhật. Cán bộ hướng dẫn tham quan của bảo tàng đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức về lịch sử, xã hội, ngoại ngữ, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong quá trình hướng dẫn khách, không chỉ nắm bắt được tâm lý của từng đối tượng, lứa tuổi của từng đoàn khách, họ có thể đưa ra những biện pháp phục vụ cơng chúng tốt nhất. Vì vậy, chất lượng hướng dẫn tham quan ngày càng được nâng cao, thỏa mãn nhu cầu của tuổi trẻ và đảm bảo được các yêu cầu đặt ra cho hoạt động giáo dục.

Công tác hướng dẫn tham quan của bảo tàng đã phát huy được ưu thế và đem lại hiệu quả cao. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục thể hiện ở việc giúp thế hệ trẻ khi đến tham quan bảo tàng đã hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khơng những thế, việc đón tiếp những đồn khách quan trọng của các tỉnh thành trong cả nước, các tổ chức quốc tế cịn góp

phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị to lớn, tăng cường thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Để phục vụ khách tham quan và thế hệ trẻ ngày càng tốt hơn, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ chiều thứ 2 và chiều thứ 6, không thu vé khách trong nước. Bảo tàng có đường đi dành riêng cho người khuyết tật. Sau khi kết thúc hành trình tham quan bảo tàng cịn có các dịch vụ giải khát, quầy hàng lưu niệm, quầy sách để phục vụ cho việc nghỉ ngơi thư giãn và nhu cầu mua sắm đồ kỷ niệm.

Trong những năm qua Bảo tàng Hồ Chí Minh cịn làm tốt vai trò của một trung tâm thông tin tư liệu, trung tâm nghiên cứu về cuộc đời và sự nhiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những nguồn tài liệu hiện vật phong phú của mình, bảo tàng đã giúp cho cơng việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh của các nhà khoa học trong và ngoài nước, học sinh, sinh viên, cán bộ đến nghiên cứu tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh để cho ra đời nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị to lớn.

Với vai trò là bảo tàng đầu hệ trong hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan thực hiện tốt việc bảo vệ và gìn giữ di sản Hồ Chí Minh trong nước cũng như ở nước ngoài. Phối hợp với các cơ quan tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, khoa học nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành trao đổi kinh nghiệm với các bảo tàng và di tích trong cả nước. Tất cả những hoạt động đó đã khẳng định được vai trị, vị trí của bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương, đồng thời qua những hoạt động này Bảo tàng còn mở rộng được được sức lan tỏa của mình, giao lưu học hỏi kinh nghiệm hoạt động đặc biệt là hoạt động với tư cách là một thiết chế văn hóa trong nền kinh tế thị trường.

Những nỗ lực phấn đấu của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Nhiều năm Bảo tàng Hồ Chí Minh được nhận bằng khen, cờ thi đua của

Chính phủ, của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 2000, kỷ niệm 30 năm thành lập, bảo tàng đã được nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.

Từ năm 2005 đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp tục được nhận các phần thưởng của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể như sau:

Cơ quan:

- Huân chương Độc lập hạng nhì năm 2005;

- Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ năm 2005; 2008;

- Bằng khen của thủ tướng Chính phủ vì có nhiều thành tích trong cơng tác từ 2005 đến năm 2007;

- Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch năm 2007,2009; Đảng bộ:

- Trong sạch vững mạnh, tiêu biểu từ năm 2005 đến năm 2009;

- Bằng khen của Đảng bộ cơ quan Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hồn thành xuất sắc nhiệm vụ: 2007, 2008, 2009;

- Bằng khen của Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng. Cơng đồn:

- Bằng khen của Cơng đồn viên chức Việt Nam: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

Chi đoàn thanh niên:

- Giấy khen của Ban chấp hành đồn Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

- Bằng khen của Trung ương Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập năm 2010, Bảo tàng Hồ Chí Minh được vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng.

Sự cố gắng của đội ngũ cán bộ phòng Giáo dục đã được thể hiện qua những con số đầy sức thuyết phục: Từ khi mở cửa bảo tàng đến nay, bảo tàng đã đón tiếp và phục vụ chu đáo hơn 25 triệu lượt khách, nghiên cứu về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có các vị là ngun thủ và lãnh đạo cấp cao của nhiều quốc gia trên thế giới( trên 60 quốc gia). Trên 40.000 đoàn khách với tổng số trên 2.000.000 người, trong đó có gần 30.000 khách nước ngoài đã được nghe thuyết minh, hướng dẫn. Những dòng cảm tưởng của khách tham quan còn lưu lại trong các cuốn Sổ ghi cảm tưởng khơng chỉ nói lên lịng kính u cảm phục đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cịn ghi nhận sự tiếp đón, hướng dẫn tận tình của tập thể cán bộ phịng Giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

3.1.2. Nhược điểm

* Một số hạn chế trong trưng bày có ảnh hưởng tới cơng tác giáo dục:

Trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay đạt tới trình độ khái quát cao, phương pháp trưng bày hoàn tồn mới, nội dung được thơng qua các biểu tượng, hình tượng nghệ thuật có tính triết lý cao nên đơi khi khó hiểu.

Ví dụ: Hai bánh xe chạy đuổi nhau ở chuyên đề mở rộng I, hoặc một số chuyên đề mở rộng khác như chuyên đề IV (Thế giới sau đại chiến lần thứ II). Giới thiệu sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đối lập với hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. Gian chuyên đề này chưa nổi bật được nội dung trưng bày, nhiều hình ảnh minh họa cịn trừu tượng, phần chú thích lại rất chung chung, tóm tắt khiến cho khách tham quan khó nhận thức được nội dung của các tài liệu hiện vật trưng bày và các giải pháp nghệ thuật.

Khách vào tham quan bảo tàng được phân loại thành nhiều nhóm đối tượng khác nhau (như khách nghiên cứu học tập, khách nước ngoài, khách tự do…). Nhưng đối tượng đông nhất là đối tượng học sinh và sinh viên (chiếm 30%). Với

đối tượng khách này thì cách trưng bày hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, nếu như để các bạn tự tham quan và nhận thức. Đơn cử như trưng bày ở chuyên đề VII “Bác Hồ với thế hệ trẻ”. Đây là chuyên đề rất hay và ý nghĩa đối với thế hệ trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào “Chiếc bàn giàu có” (bàn ghế với trái quả nhiều màu sắc), một tấm ảnh in kính lớn, một cánh cửa mở ra trên nền ánh sáng là bức tranh tươi đẹp và đọc câu trích “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”, thì các em khó nắm bắt được ỷ tưởng, nội dung của chuyên đề.

Trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh là kết hợp trưng bày theo hệ thống và trưng bày theo chuyên đề, nhưng trên thực tế thì phần trưng bày theo chun đề cịn mờ nhạt chưa khắc họa làm nổi bật được hết những tài liệu hiện vật về tình cảm, tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ Việt Nam.

Các tài liệu trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ yếu là hiện vật gốc, các tài liệu làm lại khoa học chính xác từ hiện vật gốc, các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu trưng bày bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, Trung Quốc… mà chưa được dịch ra tiếng Việt.

Ví dụ: Bức thư Nguyến Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng Sản năm 1938 (trong tuoniket- chủ đề IV). Đây là tài liệu về một giai đoạn đầy khó khăn trong cuộc đời hoạt động Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lúc Người bị hiểu lầm, bị nghi ngờ... Tuy vậy, xem tài liệu này (nếu được dịch ra tiếng Việt) thế hệ trẻ sẽ càng khâm phục bản lĩnh và nghị lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chèo lái con thuyền cách mạng cập bến bờ vinh quang, Người ln kiên định lập trường chính trị tư tưởng để vượt qua khó khăn và thử thách. Khách tham quan đặc biệt là thế hệ trẻ khi được tiếp cận với tài liệu bằng tiếng Pháp sẽ không thể hiểu được tài liệu đó viết gì, ý nghĩa như thế nào?

Nhiều đồn khi đến tham quan bảo tàng khơng đăng ký trước, khi đến cửa đón khách mới yêu cầu hướng dẫn mà số lượng cán bộ phòng Giáo dục chỉ khoảng 10 đến 12 người, do vậy có lúc khơng đủ hướng dẫn viên để dẫn khách. Số cán bộ nói tiếng nước ngồi chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan.

Do khơng làm tốt khâu đăng ký, có lúc dồn dập nhiều đoàn học sinh, sinh viên với số lượng q đơng gây tình trạng các đồn chồng chéo lên nhau, ảnh hưởng tới quá trình tham quan cũng như chất lượng hoạt động giáo dục của bảo tàng. Khi số học sinh, sinh viên nhiều trường đến tham quan cùng một thời điểm, sẽ gây lộn xộn và hiệu quả sẽ khơng được như mong muốn (có lần 3 trường Đại học đưa số lượng gần 2000 học sinh, sinh viên tới tham quan trong một buổi sáng).

3.1.3. Nguyên nhân

Tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu, song những năm qua, công tác tuyên truyền giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh đối với lứa tuổi học đường vẫn chưa đạt được như mong muốn. Nguyên nhân về cả 2 phía: Bảo tàng Hồ Chí Minh và các đơn vị phối hợp đưa khách đến tham quan:

* Về phía Bảo tàng Hồ Chí Minh:

Có thể nói bảo tàng đã thực sự quan tâm tới đối tượng là lứa tuổi học đường, song việc tổ chức tuyên truyền giáo dục cho các học sinh vẫn còn bất cập.

Cũng như phần lớn các bảo tàng Việt Nam hiện nay, trong hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh cịn thiếu những chương trình, những phần, phịng trưng bày, chuyên đề phục vụ học sinh, sinh viên, cơng tác hướng dẫn tham quan cịn có phần trừu tượng, vượt quá lứa tuổi học đường. Tư liệu, hiện vật trưng bày bảo tàng để thể hiện về tình cảm Bác Hồ với thanh niên và thiếu niên, nhi đồng cịn chưa nhiều. Đó cũng là một khó khăn cho cán bộ Phịng Giáo dục, khi thuyết minh phải nói “vo” nhiều hơn, vì thiếu sự minh họa bằng tài liệu, hiện vật cụ thể. Điều này

phần nào lý giải ngun nhân vì sao các em học sinh ít tự nguyện đến với bảo tàng, tự đề nghị được nghe thuyết minh, và nếu có được nghe hướng dẫn thì một số ít tập trung, khiến bảo tàng chưa đạt được ý tưởng biến bảo tàng thành trường học hấp dẫn đối với thế hệ trẻ.

Thực tế công tác tuyên truyền, giáo dục hơn hai mươi năm qua cũng cho thấy bảo tàng chưa có sự đầu tư cho chương trình tuyên truyền, giáo dục phù hợp với tâm lý, trí tuệ ở lứa tuổi học đường, để thu hút các em, giúp các em cảm nhận “học mà chơi, chơi mà học”, chẳng hạn như: chưa xây dựng được nhiều nội dung tuyên truyền, giáo dục cụ thể với từng lứa tuổi, bậc học; các tập phim, ảnh tư liệu chuyên đề về Bác Hồ với thế hệ trẻ, chưa được chuẩn bị sẵn sàng phục vụ; các ấn phẩm về bảo tàng và trưng bày bảo tàng chưa được quan tâm nghiên cứu, xây dựng phù hợp và đa dạng, nhằm giới thiệu rộng rãi để thu hút sự quan tâm tìm hiểu và học tập đối với các trường học và lứa tuổi học đường; chưa xây dựng được các không gian giáo dục phục vụ việc giảng dạy và học tập tại bảo tàng;

Quan trọng hơn cả là bảo tàng chưa thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền về bảo tàng đến các trường học, hình thành mối quan hệ qua lại cần có giữa một bên có nhu cầu và một bên có điều kiện và mong muốn. Hiện tại chưa xác lập được nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các trường học ở các cấp, để nhằm có sự phối hợp xây dựng chương trình dành cho học sinh, sinh viên và xây dựng kế hoạch tham quan hàng năm cho các trường. Chính yếu tố này làm cho bảo tàng ln bị động trong cơng tác đón tiếp và tổ chức hướng dẫn tham quan cho các em. Nhiều khi lượng học sinh, sinh viên vào tham quan quá đông, việc tổ chức để thuyết minh cũng rất khó và chưa đạt hiệu quả. Nên sau buổi thăm quan, nhiều em chưa hiểu hết về nội dung trưng bày bảo tàng và cũng chưa bổ sung thêm nhiều kiến thức cho bài học. Không riêng với đối tượng học sinh, sinh viên mà thực tế cơng tác đón và

Một phần của tài liệu Bảo tàng hồ chí minh với hoạt động giáo dục thế hệ trẻ (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)