MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Bảo tàng hồ chí minh với hoạt động giáo dục thế hệ trẻ (Trang 87 - 98)

Ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta ln coi trọng “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và là điều kiện quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới, tiến tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, coi trọng giáo dục tinh thần yêu nước, yêu

chủ nghĩa xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và là tiền đồ của đất nước, bồi dưỡng nhận thức cho thế hệ trẻ Việt Nam, nâng cao năng lực, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.

Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ quan trọng của minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh cần tiến hành động bộ các giải pháp sau đây:

3.2.1. Đổi mới trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, chú trọng các tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục học sinh ngày nay

Bất cứ một bảo tàng nào dù là hiện đại, sau một thời gian hoạt động phục vụ cơng chúng thì cần được đổi mới hoặc chính lý bổ sung, nâng cao. Nói một cách khác muốn phục vụ công chúng được ngày càng tốt hơn, công tác giáo dục tuyên truyền ngày càng có chất lượng cao hơn thì phải thường xun bổ sung chỉnh lý và nâng cao trưng bày, đồng thời cần có kế hoạch, hoặc xây dựng thành dự án đổi mới trưng bày, Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng nằm trong yêu cầu chung đó.

* Đổi mới trưng bày là một cơng việc lớn, nói đến đổi mới trưng bày chúng ta cần thống nhất về nhận thức ở các vấn đề sau đây:

Về mục đích của đổi mới trưng bày là nhằm xây dựng được một trưng bày mới có giá trị khoa học, hiện đại và thẩm mỹ cao hơn trưng bày trước đó. Vừa tăng thêm hàm lượng khoa học trong nội dung trưng bày, lại vừa mang đến những cái

mới cho trưng bày, yếu tố thời đại, vì vấn đề mà cuộc sống đặt ra, đang cần lý giải một cách thỏa đáng nhất.

- Về nguyên tắc: Dù đổi mới ở cấp độ nào, kể cả việc bổ sung, chỉnh lý và nâng cao trưng bày thì ngun tắc khơng thể thay đổi đó là: hiện vật gốc ln ln là cơ sở, là nền tảng cho trưng bày Bảo tàng.

- Về nội dung được trưng bày: Cần phải được nghiên cứu công phu, tranh thủ được trí tuệ của đơng đảo những nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung trưng bày của bảo tàng, làm sao để nội dung trưng bày sau khi đổi mới phải tiếp nhận được nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hơn, bổ sung được nhiều tài liệu hiện vật gốc hơn, giải mã được nhiều thơng tin mà trưng bày trước cịn chưa giải mã được. Môi trường sống của tài liệu, hiện vật cũng được đề cập sâu sắc hơn như bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội của các vấn đề, các sự kiện và các nhân vật lịch sử… và đặc biệt là mối quan hệ đó với các tài liệu hiện vật gốc phải tạo ra sự thống nhất biện chứng.

- Về giải pháp trưng bày: Một trưng bày mới (đổi mới trưng bày) có mới được hay khơng? Sẽ phụ thuộc rất lớn vào giải pháp trưng bày được lựa chọn và thực hiện được ý tưởng của giải pháp. Đổi mới một bảo tàng hiện đại (hay một trưng bày hiện đại) thì bao giờ cũng có sự gắn bó chặt chẽ cả bốn yếu tố đó là: Nội dung; kiến trúc; mỹ thuật và kỹ thuật. Chính bốn yếu tố này tạo ra giải pháp trưng bày hay nói đến giải pháp trưng bày là nói đến việc kết hợp bốn yếu tố đó như thế nào, sự dụng những yếu tố đó có nhuần nhuyễn hay khơng? Có khai thác được các tính trội của từng yếu tố để tạo ra một giải pháp trưng bày hay, đáp ứng được phương châm “ Dân tộc – hiện đại – trang nghiêm – giản dị” hay không?. Như vậy, đổi mới trưng bày tiếp cận từ góc độ giải pháp là phải đổi mới tổng thể cả nội dung, kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật chứ không thể đổi mới một phần nào cả. Ở đây có một chi tiết cần làm rõ đó là hiểu kiến trúc trong trưng bày là những phần kiến trúc,

những chi tiết kiến trúc có gắn liền với trưng bày kể cả ở khơng gian trưng bày, đai trưng bày, hay các chi tiết kiến trúc phục vụ cho giải pháp trưng bày. Đặc biệt đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh, để đổi mới trưng bày, việc lựa chọn giải pháp lại càng đặc biệt quan trọng. Bởi vì giải pháp trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh là một giải pháp khá hiện đại từ ý tưởng và tính triết lý đến việc phân định không gian và đai trưng bày, từ việc hình thành hệ thống đai mở, các hình khối được sử dụng như hệ thống tủ trưng bày, đến sự thống nhất giữa đai trưng bày với các tổ hợp nghệ thuật, các điểm nhấn, các chuyên đề mở rộng đều rất chặt chẽ. Do vậy để đổi mới trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh nhìn chung về giải pháp rất cần phải có sự nghiên cứu cơng phu, thận trọng, cần có sự thử nghiệm để kiểm tra hiệu quả của đổi mới trưng bày trước khi thực thi công việc đổi mới.

* Bổ sung, chỉnh lý nâng cao trưng bày Bảo tàng: Chúng tôi cho rằng đây là công việc, và cũng có thể coi đây là công việc thường xuyên của tất cả các bảo tàng. Bởi vì có bổ sung, chỉnh lý và nâng cấp thường xun thì trưng bày mới càng hồn thiện, ngày càng đáp ứng được hoàn thiện nội dung và phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền giáo dục. Tuy nhiên dù chỉ là bổ sung, chỉnh lý nâng cao thì đây vẫn là một cơng tác khoa học, vì vậy nó cần được nghiên cứu nghiêm túc, chuẩn bị chu đáo và thực hiện theo qui trình đã được phê duyệt. Bổ sung, chỉnh lý nâng cao trưng bày phải đảm bảo nguyên tắc không được làm hỏng giải pháp trưng bày đang có kể cả về nội dung – kiến trúc – mỹ thuật – và kỹ thuật. Bổ sung, chỉnh lý nâng cao trưng bày chỉ nhằm làm phong phú hơn về nội dung trưng bày chủ yếu là bổ sung và thay thế được tài liệu hiện vật mới có giá trị hơn. Đồng thời làm rõ hơn, dễ hiểu hơn những nội dung, những vấn đề những sự kiện chưa được giải thích một cách thỏa đáng qua giải pháp trưng bày tại bảo tàng.

Đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh, chủ trương đổi mới trưng bày đã có từ những năm 2000, vừa bổ sung, chỉnh lý nâng cao cũng đã qua nhiều đợt và vẫn

thường xuyên được thực hiện hàng năm. Theo chúng tôi, đổi mới trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh là một cơng việc lớn và đã đến lúc phải thực hiện vì bảo tàng đã qua 20 năm hoạt động phục vụ. Nhưng để thực hiện công việc này nhất định phải xây dựng thành một dự án. Để có một dự án thuyết phục và có tính khả thi thì việc chuẩn bị rất cần công phu và chu đáo đối với từng cơng việc một.

Ví dụ: Cần có nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động và thực trạng, của từng nội dung một như nội dung trưng bày, kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật thông qua việc tổ chức Hội thảo khoa học, các kết quả khảo sát chuyên đề và điều tra xã hội học. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể về nội dung trưng bày, về kiến trúc (những phần, những chi tiết kiến trúc liên quan đến trưng bày), về mỹ thuật và kỹ thuật. Trên hai cơ sở đó mới có thể xây dựng được một dự án tổng thể đổi mới trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh để trao đổi thảo luận, tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến nội dung và tầng trưng bày. Đồng thời cùng với đó là quá trình khảo sát vật liệu, đánh giá khả năng thi công của các nhà máy trong và ngồi nước. Bởi vì một giải pháp trưng bày hiện đại nhất định phải sử dụng chất liệu hiện đại và kỹ thuật sản xuất và lắp đặt trang thiết bị hiện đại.

Về việc bổ sung chỉnh lý nâng cao hiệu quả nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh chúng tơi cho rằng với một giải pháp trưng bày chặt chẽ, thống nhất như Bảo tàng Hồ Chí Minh thì việc bổ sung chỉnh lý nâng cao chú trọng vào công việc cụ thể là:

Bổ sung và thay thế các tài liệu hiện vật mới vào đai trưng bày, hay ở những vị trí có thể thay thế hay bổ sung được để làm tăng thêm nội dung trưng bày, tạo ra được những cái mới trong trưng bày.

Đổi mới hệ thống Êtêket (chú thích) cho tất cả các tài liệu hiện vật trưng bày nhằm vừa tăng thêm hàm lượng khoa học, những thông tin về tài liệu hiện vật và yếu tố thẩm mỹ cũng được cải thiện thêm.

Tăng thêm một số bản tóm tắt nội dung, dịch một số tài liệu ra tiếng nước ngồi ở những vị trí, những nội dung thích hợp nhằm tăng thêm những thơng tin cho trưng bày có tác dụng tuyên truyên cho khách tham quan tự do.

Khôi phục, và đưa vào hoạt động thường xuyên tất cả các tổ hợp và các chuyên đề mở rộng đặc biệt là đối với hoạt động của tất cả các thiết bị kỹ thuật về nghe nhìn, âm thanh và ánh sáng.

Tóm lại đổi mới trưng bày và bổ sung nâng cao chỉnh lý nội dung trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh là cần thiết, để khơng ngừng tăng cường giá trị khoa học của trưng bày, tăng tính thẩm mỹ của trưng bày, giúp cho việc tuyên truyền giáo dục tăng thêm hiệu quả. Nhưng đây thực sự là một cơng việc khoa học, địi hỏi phải có cách thức, và thực hiện một cách khoa học thì mới có hiệu quả.

3.2.2. Xây dựng các chương trình giáo dục mới

Tập trung đội ngũ cán bộ có chun mơn giỏi để xây dựng các chương trình giáo dục sinh động với những mục tiêu được xác định, có những nhóm đối tượng cụ thể, có nội dung và hình thức hoạt động bổ ích và phù hợp với nhu cầu của cơng chúng. Đặc biệt là xây dựng các chương trình giáo dục tuổi trẻ học đường. Đó là hình thức hoạt động vừa phục vụ cho đối tượng khách tham quan hiện tại, đồng thời vừa bồi dưỡng cho đối tượng khách tham quan cho tương lai, bởi vì tuổi trẻ sẽ trở thành những người chủ nhân, là lực lượng chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, các bảo tàng cần sử dụng các chuyên gia vừa nắm vững phương pháp sư phạm, vừa hiểu rõ nội dung trưng bày và các sưu tập hiện vật để trợ giúp cho cơng chúng, sử

dụng có hiệu quả các dịch vụ trong bảo tàng và đặc biệt là những dịch vụ cung cấp thơng tin cần thiết để đính chính những thông tin sai hoặc bổ sung những thông tin thiếu… nhằm giải tỏa được những băn khoăn thắc mắc của các em khi đến bảo tàng.

Hồn thiện và đưa “Phịng khám phá” vào sử dụng:

Phịng khám phá có thể hiểu là một phòng trưng bày tương tác, ở đó công chúng được sử dụng “tối đa” các giác quan trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với hiện vật để tự tìm hiểu, thu nhận thơng tin, kiến giải các vấn đề liên quan tới nội dung bảo tàng và giúp các em chủ động tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuổi trẻ ngày nay, ngày càng chuyển dần từ chỗ bị động tiếp thu sang xu hướng tự khám phá và khai thác các thông tin từ các tài liệu, hiện vật của bảo tàng. Đây chính là xu hướng mang hơi thở của thời đại, của sức trẻ, của nền kinh tế tri thức. Trong quá trình hội nhập và tồn cầu hóa, bảo tàng từng bước trở thành nơi tuổi trẻ và tất cả mọi người đều có thể tìm hiểu và học tập theo khả năng của bản thân mình. Đó cũng chính là nội dung của việc xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời như chúng ta đang mong muốn.

Phịng khám phá là khơng gian mở về tri thức cho tuổi trẻ học đường, là môi trường học tập kiểu mới, chơi mà học, học mà chơi các em có cơ hội tham gia nhiều hoạt động khác nhau với những thao tác kiểm nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng sống, lĩnh hội các kiến thức về lịch sử văn hóa.

Với tinh thần “Vừa học, vừa chơi, vừa khám phá”, tại đây các em sẽ được trực tiếp tìm hiểu về kỹ thuật, mỹ thuật truyền thống thông qua những hiện vật được trưng bày theo từng chủ đề đồng thời có thể thực hành tại chỗ những qui trình vừa được giới thiệu để kiểm nghiệm ngay khả năng của mình. Chính vì vậy, mà phịng khám phá sẽ

thu hút được rất nhiều các bạn nhỏ đến đây vui chơi làm tăng số lượng đáng kể khách tham quan cho bảo tàng.

Việc ứng dụng phòng khám phá vào thực tiễn hoạt động của bảo tàng đã được một số bảo tàng trên địa bàn Hà Nội áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Ví dụ như: Phịng khám phá của Bảo tàng dân tộc học, hay mới đây là Bảo tàng phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật…

Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà phịng khám phá mang lại, Bảo tàng Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây đã tiến hành xây dựng phòng khám phá với chủ đề: “Bác Hồ của chúng em” nhằm giới thiệu một hình thức trưng bày mới – kết hợp giữa học và hành, phục vụ cho nhu cầu của tuổi trẻ học đường tới tham quan học tập.

Bảo tàng Hồ Chí Minh với ý tưởng trưng bày khái quát, trừu tượng đòi hỏi sự tư duy cao mà với khả năng nhận thức của các em thiếu nhi thì khó có thể hiểu được nội dung mà bảo tàng thể hiện. Vì vậy, với mục đích phục vụ cho các em thiếu nhi đến tham quan học tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, để giúp cho các em hiểu được cuộc sống, con đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh lựa chọn xây dựng phịng khám phá với nội dung liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với độ tuổi và nhận thức của các em. Tuy nhiên mọi việc còn đang ở dạng “tiềm năng”, chưa có sản phẩm cụ thể.Vì vậy, bảo tàng cần hồn thiện và đưa phịng khám phá vào sử dụng trong thời gian sớm nhất để đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Tuổi trẻ học đường sẽ có điều kiện chủ động tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ Việt Nam

Bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà ngày nay nó đã bao trùm lên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong sự giao thoa văn hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước ta có chủ trương chủ động hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế trên

Một phần của tài liệu Bảo tàng hồ chí minh với hoạt động giáo dục thế hệ trẻ (Trang 87 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)