BẢNG TÀNG HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Hình thức tham quan, học tập trực tiếp tại tầng trưng bày
Dựa trên cơ sở tìm hiểu tâm lý tuổi trẻ học đường, đồng thời nhằm cung cấp tối đa các tài liệu hiện vật của bảo tàng – một phương tiện giáo dục trực quan, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiến hành hoạt động giáo dục thơng qua các hình thức như sau:
Hướng dẫn tham quan là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng đặc biệt của bảo tàng, gắn liền với hoạt động giáo dục của bảo tàng ngay từ những ngày đầu tiên và ngày càng có vai trị quan trọng trong mọi hoạt động chun môn của bảo tàng.
Hướng dẫn tham quan là sự giới thiệu, thuyết trình một cách khoa học logic về nội dung của bảo tàng trên cơ sở hệ thống trưng bày, lấy hiện vật bảo tàng làm cơ sở để khai thác những thông tin khoa học, lịch sử, văn hóa hàm chứa trong các tài liệu hiện vật được trưng bày, tạo điều kiện cho khách tham quan tiếp thu trực tiếp các vấn đề lịch sử, các sự kiện lịch sử, nhân vật của từng giai đoạn, từng thời
kỳ. Phát huy thế mạnh nổi bật trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp hài hịa giữa nội dung và hình thức được thể hiện trong mối quan hệ hữu cơ giữa 3 phần trưng bày: Hồ Chí Minh – Việt Nam – Thế giới. Vì thế hướng dẫn tham quan sẽ là hình thức giáo dục có tính chủ động cao, giúp cho các em cùng với cán bộ hướng dẫn có chung một mục đích là khám phá, nhận thức và tiếp thu những giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ nội dung trưng bày của Bảo tàng.
Học sinh, sinh viên của các trường học, Bảo tàng Hồ Chí Minh coi việc tổ chức đón tiếp, giới thiệu cho đối tượng này là nhiệm vụ quan trọng của mình. Hầu hết các học sinh của các trường đến với bảo tàng bằng hình thức tham quan, bởi vì đây là hình thức thuận lợi nhất đối với các trường học trong việc tổ chức, quản lý học sinh trong quá trình tham quan, khơi gợi cho các em sự ham muốn hiểu biết và lòng say mê khám phá, để rút ra được những kinh nghiệm sống qua việc tiếp cận với tài liệu, hiện vật.
Tham quan học tập để viết thu hoạch:
Nội dung của cuộc tham quan là nhằm củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị kiến thức cho bài học mới. Với đặc trưng này, cán bộ hướng dẫn bảo tàng phải tập trung vào tư liệu hiện vật trưng bày trong bảo tàng có liên quan tới chương trình học của học sinh. Đối với học sinh, hoạt động tham quan này rất cần, ngoài việc củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị tiếp thu bài mới, đây là dịp các em có điều kiện quan sát trực tiếp, tìm hiểu sâu sắc các tư liệu hiện vật liên quan đến bài học, giúp các em bổ sung kiến thức. Để đạt được kết quả tốt, cần có sự chuẩn bị phối hợp chu đáo. Giáo viên có trách nhiệm liên hệ ngày, giờ tham quan và yêu cầu kết hợp nội dung học tập của học sinh thông qua những chủ đề, và chuyên đề để viết thu hoạch, hoặc đặt câu hỏi kiểm tra để phổ biến cho học sinh trước buổi tham quan bảo tàng. Ngược lại bảo tàng cũng bố trí cán bộ hướng dẫn có kinh nghiệm, bố trí thời gian phù hợp để phục vụ cho học sinh tốt hơn. Đồng thời giúp đỡ giáo
viên soạn thảo những chủ đề, câu hỏi sát với nội dung tham quan bảo tàng và chương trình học của từng cấp học phù hợp với chương trình và nội dung giáo dục của nhà trường.
Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn tổ chức cho học sinh kết hợp tham quan và xem phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hình ảnh sinh động, cụ thể nhằm mở rộng những thông tin mà bản thân hiện vật trưng bày chưa thể cung cấp hết, đồng thời tạo cho học sinh hứng thú và tăng khả năng tư duy trong quá trình tham quan, học tập tại bảo tàng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành mơi trường học tập thực tế bổ ích và chất lượng đối với mọi đối tượng học sinh và sinh viên trong cả nước. Các em đến Bảo tàng được học một cách tự nguyện kể cả việc trao đổi, tranh luận và trình bày quan điểm riêng của mình. Việc tiếp thu của các em sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều bởi vì cán bộ Phịng Giáo dục sẽ truyền đạt tới họ bằng phương pháp tổng hợp cả diễn giải, cả qui nạp kết hợp với những câu chuyện kể xúc động, đời thường thơng qua chính những hiện vật sinh động và phong phú trưng bày tại bảo tàng. Mỗi không gian trưng bày được thể hiện theo một giải pháp trưng bày khác nhau, phù hợp với nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh và toát lên chủ đề tư tưởng sâu sắc: Sự hy sinh và lòng yêu nước, yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Yêu thương con người là một trong những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, đã hy sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc Việt Nam, và chính ở Người, từ yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra chân lý của thời đại và dành trọn cuộc đời để phấn đấu, cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân tộc. Điều mà các em cảm nhận Chủ tich Hồ Chí Minh trở thành bất tử trong trái tim mọi người dân Việt Nam, chính là điều Người đã vượt lên trên các nhà yêu nước tiền bối khác ở điểm nút căn
bản: Gắn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chân chính khơng tách rời độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Một điều đặc biệt của Hồ Chí Minh là sự ham học hỏi, khơng ngừng vươn lên trau dồi trí tuệ: Nếu như trong cuộc sống thường nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng vui vẻ chấp nhận một cuộc sống vật chất đạm bạc, đề hịa cùng với khó khăn, thiếu thốn của đồng bào, nêu một tấm gương giản dị đạo đức, luông nghĩ đến nhân dân, thì trong việc trau dồi trí tuệ Người khơng bao giờ bằng lịng với kiến thức mình hiện có. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của tấm gương học tập suốt đời.
Ví dụ: Khi tiếp cận tài liệu Bản khai lý lịch tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản năm 1935 (chủ đề VII- đai chính). Các em có thể thấy tấm gương học tập phi thường của Bác Hồ. Sinh thời, Người đã nói cịn sống còn phải học. Khơng phải tự nhiên mà Người có thể sử dụng được nhiều ngoại ngữ. Ở mục ghi học vấn Người đã khai: tự học, còn ở mục biết ngoại ngữ gì? Người đã khai là biết 6 thứ tiếng: là Nga, Trung, Pháp, Đức, Italia và Anh. Người sử dụng ngoại ngữ rất thành thạo, làm thơ, viết báo, ứng phó ngoại giao một cách nhuần nhuyễn. Đây là kết quả của quá trình “khổ luyện thành tài” vơ cùng kiên trì bền bỉ. Người học từ khi cịn nhỏ, khi làm phụ bếp trên tàu, ở chiến khu và tận tới những ngày cuối đời, trong chiếc tủ nhỏ đầu giường Người vẫn có hai cuốn sách Người xem dở: “Từ điển tiếng Pháp – Nga” và “Lịch sử chống Nguyên Mông”. Tài liệu trưng bày này có sức hút học sinh và có ý nghĩa giáo dục lớn đối với các em về tấm gương tự học của Bác Hồ.
Các tư liệu, hiện vật ở được trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa thể hiện tầm sâu tư tưởng, vừa giản dị, dễ hiểu, có sức lơi cuốn đã tác động mạnh đến tình cảm, tư duy trở thành một động lực cho nhận thức và hành động theo tấm gương của Bác. Như vậy, tư liệu, hiện vật ở bảo tàng khơng chỉ bổ sung, chính xác hóa,
làm phong phú kiến thức lịch sử cụ thể cho học sinh, sinh viên, làm điểm tựa cho nhận thức cảm tính mà còn là cơ sở cho nhận thức lý tính trong việc hình thành khái niệm, tiếp nhận, rút ra những quy luật, bài học, có tác dụng giáo dục tư tưởng, nhân cách cho thế hệ trẻ, chuẩn bị hành trang cho sự cống hiến sức lực và trí tuệ và đảm nhận những nhiệm vụ mà đất nước, cách mạng, Đảng giao phó.
Tóm lại, có thể nói Bảo tàng Hồ Chí Minh có thế mạnh nổi trội trong công tác hướng dẫn khách tham quan nhất là đối với thế hệ trẻ. Chính nội dung trưng bày gắn với nội dung nhiều môn học trong nhà trường với nhiều tài liệu hiện vật được lựa chọn điển hình, chứa đựng những thơng tin cao, được trưng bày giới thiệu với phong cách đa dạng, trưng bày theo một tổng thể chặt chẽ giữa nội dung, mỹ thuật và kỹ thuật, có sự kết hợp hài hịa giữa tính dân tộc và tính hiện đại tạo nên một môi trường giáo dục đặc biệt quan trọng cho thế hệ trẻ ngày nay.
2.2.2. Tổ chức nói chuyện chuyên đề
Song song với những hoạt động nói trên, hình thức nói chuyện chun đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tiến hành từ khi chưa có trưng bày bảo tàng và càng về sau, càng có nhiều cuộc nói chuyện chuyên đề Bác Hồ nhiều hơn.
Với hình thức này, cán bộ bảo tàng nói chuyện chuyên sâu hoặc mở rộng một vấn đề, sự kiện thời sự cập nhật để chuyển tải những nội dung mà trường học yêu cầu. Cán bộ hướng dẫn của Bảo tàng Hồ Chí Minh phải xây dựng kế hoạch, lập đề cương bài nói chuyện xác định những vấn đề cần truyền đạt, chuẩn bị những tài liệu, hiện vật bảo tàng như: ảnh tư liệu hoặc những hiện vật phục chế về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bổ trợ cho q trình nói chuyện. Các chủ đề nói chuyện có thể là chuyên sâu về một vấn đề, hay một giai đoạn… chẳng hạn như các chuyên đề về: Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng; Hồ Chí Minh với học tập suốt đời; Hồ Chí Minh cả cuộc đời vì nước vì dân.
Kết quả: Học sinh rất hứng thú, chăm chú nghe cán bộ bảo tàng nói chuyện với các em. Qua đó, các em đặt câu hỏi mang tính tư duy, nhận thức cao, hay những vấn đề các em chưa biết cần giải đáp…Hầu hết giáo viên đều cảm nhận thấy rằng: Đây là hình thức gây hứng thú học tập cho học sinh vì các em được thay đổi môi trường, phương thức giáo dục từ thể loại giảng dạy của giáo viên sang thể loại nói chuyện chuyên đề với một phong cách khác, nhờ những buổi nói chuyện này đã tạo cho các em một tinh thần thoải mái trong quá trình học tập và tiếp thu. Học sinh sẽ hiểu một cách logic, các em được khám phá, sự ham hiểu biết vốn có của tuổi trẻ được phát huy. Từ đó, hình thành ý thức tìm tịi, thúc đẩy trí thơng minh của học sinh, tạo đà phát triển một cách toàn diện.
Trong những năm gần đây số lượng các cuộc nói chuyện ngày càng nhiều và các cuộc nói chuyện khơng chỉ riêng ở Hà Nội mà còn được tiến hành ở nhiều địa phương và nhiều tỉnh thành khác. Hàng trăm cuộc nói chuyện theo chuyên đề về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các trường học, các cơ quan, viện nghiên cứu, đơn vị quân đội, cơng an và nhiều tổ chức chính trị xã hội khác, góp phần vào sự nghiệp xã hội hóa hoạt động giáo dục của bảo tàng.
2.2.3. Tổ chức các cuộc triển lãm
Bảo tàng Hồ Chí Minh giành một không gian riêng cho các cuộc triển lãm chuyên đề ở tầng 2 với diện tích 600 m2. Triển lãm chuyên đề là một hoạt động không thể thiếu của Bảo tàng Hồ Chí Minh, nó thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác hàng năm, được tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng của Đảng và dân tộc như: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3/2); Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5); Ngày quốc khách (2/9); Hoặc nhân kỷ niệm một nhân vật đặc biệt nào đó…
Triển lãm chuyên đề của bảo tàng đã trở thành một hình thức phổ biến nhất trong hoạt động giáo dục. Triển lãm chuyên đề khơng những là một hình thức giáo dục có tính chất quan trọng trong đời sống tinh thần, mà đồng thời còn là nhiệm vụ
quan trọng, thúc đẩy mọi nhiệm vụ cơng tác trung tâm của bảo tàng, có tác dụng tuyên truyền mạnh mẽ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực, đồng thời nêu lên những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Triển lãm mang tính thời sự, cập nhật nhiều thông tin quan trọng, giàu sức thuyết phục để tuổi trẻ học tập và nắm bắt kịp thời những thông tin mới.
Thông qua các cuộc triển lãm chuyên đề, bảo tàng có thể đa dạng hóa hơn các hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, làm phong phú hơn các hoạt động của bảo tàng. Sau 20 năm đi vào hoạt động Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hàng trăm cuộc triển lãm tại Bảo tàng và các nước khác như Liên Xô, Pháp, Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan… Trong đó có nhiều triển lãm được sao thành nhiều bộ gửi đi các địa phương trong toàn quốc và quốc tế, nhằm phục vụ cơng chúng nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng.
Hướng dẫn tham quan trong triển lãm chuyên đề đòi hỏi người cán bộ hướng dẫn tham quan phải nắm chắc nội dung tài liệu hiện vật và những vấn đề thời sự đang xảy ra trong đất nước, chuẩn bị nội dung hướng dẫn một cách chi tiết logic, đảm bảo tính khoa học, cách hướng dẫn, diễn đạt phải phù hợp với khách tham quan và đặc biệt là thế hệ trẻ. Triển lãm chun đề góp phần tích cực, tạo điều kiện cho triển khai hoạt động giáo dục của bảo tàng một cách tốt nhất.
2.2.4. Các hình thức khác
Ngoài tham quan học tập thực tế cho các em học sinh, sinh viên thì bảo tàng cịn là nơi đón nhận phối hợp cùng các trường học, tổ chức buổi lễ tuyên dương lễ kết nạp Đoàn, Đội cho các em học sinh tại gian long trọng của bảo tàng. Nhà trường chủ động lập kế hoạch chương trình cho buổi kết nạp Đoàn hoặc kết nạp Đội như: Bảo tàng có kế hoạch đón tiếp, chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị địa điểm, trang trí cho lễ kết nạp, chuẩn bị quà tặng, cử đại diện của Bảo tàng phát biểu ý kiến, tặng quà và động viện tinh thần học tập cho học sinh. Buổi lễ kết nạp kết
thúc, học sinh được cán bộ bảo tàng hướng dẫn tham quan, học tập thông qua hệ thống trưng bày tại bảo tàng.
Trong nhiều năm nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã là địa chỉ quen thuộc gần gũi với nhiều trường học có phong trào thi đua tốt như: Trường Trung học phổ thông Trưng Vương, Trường Tiểu học Quốc tế Hà Nội, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu. Trường Chu Văn An...
Sau buổi lễ kết nạp Đồn, Đội, các giáo viên đều có đánh giá: Việc lựa chọn Bảo tàng Hồ Chi Minh để tiến hành lễ kết nạp Đoàn, Đội đã làm cho lễ kết nạp tăng thêm phần long trọng và có ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện sự kế thừa truyền thống lịch sử của cha ơng, tình u đối với một vĩ nhân của dân tộc. Điều đó cịn tạo cho học sinh lịng tự hào, tình u với Tổ quốc và sự kính trọng cơng lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam. Chính trong khơng gian thiêng liêng đó sẽ tác động đến suy nghĩ của học sinh, tạo nên những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thơng qua hiện vật bảo tàng đối với các em.
Ngoài ra trong điều kiện nhà trường gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh phí, nhân lực để có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập tại bảo tàng, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sử dụng những hình thức khác nhằm phục vụ cho học sinh và