Nằm ở vị trí giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử, nơi hội tụ đủ các yếu tố thiên thời - địa lợi- nhân hòa. Trong nhiều năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có những đóng góp thiết thực vào công tác giáo dục, đặc biệt là hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, bằng sự cố gắng trong mọi hoạt động và ln đổi mới. Để Bảo tàng Hồ Chí Minh ln là một địa chỉ đỏ trong công tác tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam là một việc làm quan trong và cần thiết. Chúng tôi đã thường xuyên cập nhật nội dung tuyên truyền thế hệ trẻ, nghiên cứu ý kiến khách tham quan trong sổ ghi cảm tưởng, sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến học sinh và phỏng vấn giáo viên đến thăm
quan bảo tàng, để đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong 20 năm qua.
2.3.1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được tuyên truyền một cách rộng rãi và có hệ thống
Trong 20 năm mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón hơn 25 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước, hơn 4 triệu lượt khách đã được nghe hướng dẫn giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối tượng khách tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được nghe giới thiệu rất phong phú và đa dạng gồm:
Khách nghiên cứu học tập: 10%
Khách du lịch nước ngoài: 20%
Khách đi tự do: 30 %
Đối tượng HS-SV: 30%
Các đối tượng khác: 10%
Trong 5 năm đầu (tính từ 19/5/1990) tỉ lệ khách đến thăm Bảo tàng được nghe thuyết minh là 15% năm, năm tiếp theo là 8% và năm năm trở lại đây là 6% . Bảng 2.1: Số lượng khách tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh
Năm 1990 – 1994 1995 – 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 Khách vào bảo tàng Hơn 5 triệu Gần 6 triệu Hơn 7 triệụ Gần 8 triệu
Khách nghe thuyết minh
Hơn 84000
Hơn 63000
Hơn 45000
Qua thống kế trên cho thấy năm năm trở lại đây số lượng khách vào tham quan bảo tàng vẫn đông và đối tượng thế hệ trẻ chiếm một số lượng không nhỏ (chiếm hơn 30% trên tổng số khách vào tham quan bảo tàng – số liệu Phòng Giáo dục).
Việc tuyên truyền tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ được bảo tàng tập trung vào những vấn đề sau:
Trước hết, giáo dục thế hệ trẻ phải sống có hồi bão, lý tưởng cách mạng và ý chí vươn lên. Bởi vì, ngày nay lớp trẻ đã được thừa hưởng những thành quả cách mạng của các thế hệ cha anh. Chính vì vậy, thế hệ trẻ cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước. Nội dung quan trọng hàng đầu là xây dựng được lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc. Sống có lý tưởng, có đạo đức, có lịng vị tha yêu thương con người, đặc biệt phải lấy đạo đức là gốc. Bởi “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân” [29, tr. 252]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng là: Cần, kiệm, liêm, chính… Những phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đất; nếu như thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người khơng thể trở thành người theo đúng nghĩa. Nhưng đạo đức cách mạng khơng phải là cái có sẵn, khơng phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi người. Do vậy, Người cho rằng, đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo đức cách mạng, sống trong sạch, có trí tiến thủ và đoàn kết, khơng kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, thường xuyên tiến hành phê bình và tự phê bình… để giúp đỡ cùng nhau tiến bộ.
Khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và lối sống cho tuổi trẻ, để họ tham gia xây dựng và bảo về Tổ quốc: Mỗi đồn viên,
thanh niên phải khơng ngừng việc học và tự học, để tích lũy và nâng cao tri thức của bản thân, và đi đầu trong xây dựng xã hội học tập với nhiều hình thức phong phú đa dạng, thanh niên phải vừa có đức vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà khơng có đức sẽ trở nên vơ dụng. Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển. Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ có tri thức, tức là có tài, bên cạnh việc trau rồi đạo đức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin là nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng – ngọn đèn pha soi sáng cho hoạt động thực tiễn.
Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, thế hệ trẻ cịn phải tích cực học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật… sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trong hơn bao giờ hết. Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với từng cấp học, Người viết: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học lý luận, khoa học tiến tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho cơng cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trị những tri thức phổ thơng chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền độ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công” [27, tr.81]. Có như vậy, thế hệ trẻ mới có thể tích lũy được những kiến thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa đất nước.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, tương lai của loài người hoàn toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển tồn diện. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, trong đó có sự phát triển về mặt thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, thực hiện đời sống mới… tất cả thảy đều có sức khỏe thì mới thành cơng. Bởi vì “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả dân tộc mạnh khỏe”. Với tinh thần đó, Người đã tự mình nêu gương sáng về rèn luyện thể thao và kêu gọi mọi người từ trai hay gái, già hay trẻ đều rèn luyện thân thể coi đó là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người dân yêu nước.
Trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tình hình xã hội biến đổi nhanh chóng, địi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thế hệ trẻ nhằm bồi dưỡng, phát huy vai trị, vị trí của thế hệ trẻ. Giáo dục họ thành những người vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh… Nói cách khác là phải nâng cao chất lượng phong trào, rèn đức, luyện tài trong thanh niên để xây dựng đội ngũ đơng đảo những người lao động trẻ có tâm và có tài trở thành nguồn lực con người có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Triển khai mạnh mẽ hơn nữa cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” của Trung ương Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.
2.3.2. Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ vừa hiểu sâu hơn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, vừa thấy rõ hơn vai trị vị thế của Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong phạm vi của Luận văn, chúng tơi xin trích một số cảm tưởng tiêu biểu của các cá nhân và đồn khách đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh là đối tượng thanh niên, học sinh:
“Đoàn thanh niên Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ công thương chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thơng qua buổi tham quan này chúng tơi thêm hiểu, thêm kính
trọng vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta. Cuộc đời và sự nghiệp của Người mãi là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ chúng tôi và những thế hệ mai sau học tập và noi gương”.
“ Con lại về thăm lại Bảo tàng
Ngàn năm nhớ mãi lời vàng Bác ơi Bao nhiêu xúc động nghẹn lời Trên từng kỷ vật hơi người tỏa ra Bốn nghìn năm đất ơng cha
Hơm nay thắm đọng chói lịa niềm tin”.
(Nguyễn Tự Quỳnh )
“Đến thăm bảo tàng sau khi được nghe thuyết minh em thật sự xúc động và hiểu thêm về con người Bác đã thơi thúc con người sau có một chân lý sống giản dị, khiêm tốn mà tất cả mọi người phải học tập ở Bác. Trước khi rời Bảo tàng Hồ Chí Minh em sẽ không bao giờ quên được, bản thân sẽ cố gắng hết mình để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc đưa nước Việt Nam ngày một giàu mạnh và văn minh hơn” .
(Trường chính trị tỉnh Sơn La)
“Lần đầu tiên trong cuộc đời được bước chân vào thăm bảo tàng nơi lưu giữ những kỷ niệm của Bác. Trong tơi thật bồi hồi khó tả. Im lặng khóc và thật tự hào khi được là con dân Việt Nam, là cháu Bác Hồ là một Đảng viên đang đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Những gì đã được nhìn thấy đã được nghe thấy, tơi thật sự bị hút vào đây, có một cái gì đó lưu luyến bồi hồi khó tả, và hơm nay 20/4/2009 chắc sẽ chẳng bao giờ tôi quên được.
Cảm ơn Bảo tàng Hồ Chí Minh cảm ơn các cơ chú, các đồng chí đã đang và sẽ lưu giữ những gì q giá nhất, niềm tự hào nhất của cả một dân tộc.
Cảm ơn ! Cảm ơn và xin gửi tới các đồng chí lời chúc tốt đẹp nhất” (Nguyễn Thị Thơ – Hương Sơn Hà Tĩnh)
“ Thật khó mà diễn tả hết cảm xúc, suy nghĩ qua thời gian ngắn ngủi được thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tuyệt – vĩ đại – độc đáo – đầy trí tuệ.
Rất bất ngờ và xúc động, thú vị được biết những sáng tạo độc đáo trong cách trình bày khoa học, hiện đại, dân tộc về Bác Hồ.
Rất bổ ích cho thanh niên, phù hợp với giới trẻ và đó là điều quan trọng của bảo tàng. Bảo tàng chính là dành cho thế hệ trẻ. Vì vậy tính hiện đại, khoa học và gây thú vị cho người xem là rất quý.
Làm sao để thanh niên miền Nam hiện nay được thăm bảo tàng này?
Đã rất lâu, cuộc sống thực tế lôi cuốn làm cho tơi khơng có dịp để nhớ lại những điều đã đi vào ký ức từ thủa thiếu niên về Bác Hồ. Hôm nay, tôi được sống lại với ký ức ấy, thật sung sướng”.
(Kiều Xuân Long – Thành phố Hồ Chí Minh)
“Lần đầu tiên được tham quan một bảo tàng kiến trúc hiện đại với tầm cỡ thế giới, chúng tôi vô cùng xúc động và càng thấy thầy trị phải ln tâm niệm và hứa làm theo lời Bác dạy: Thi đua dạy tốt và học tốt”.
(Giáo viên và học sinh Trường phổ thông trung học Lý Tự Trọng)
Với những ý kiến của thế hệ trẻ ghi trong Sổ cảm tưởng của Bảo tàng đã phần nào cho chúng ta thấy được nhận thức của tuổi trẻ khi đến tham quan và học tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hầu hết các bạn đều cảm thấy hài lòng với những hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh và thơng qua đó, giúp tuổi trẻ sau khi tham quan bảo tàng đều có thể viết những dịng cảm xúc, lắng đọng về tình u với Tổ
quốc, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời những ý kiến thiết thực đó sẽ giúp Bảo tàng Hồ Chí Minh nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giáo dục của mình. 2.3.3. Tuổi trẻ học đường được tiếp cận và trực tiếp đánh giá về tài liệu hiện
vật và trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh
Kết quả của cơng tác giáo dục tuyên truyền của Bảo tàng Hồ Chí Minh cịn được thể hiện qua việc điều tra xã hội học mà chúng tôi đã tiến hành điều tra từ ngày 10/7 đến 20/8/2011.Việc trưng cầu ý kiến khách tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh nhằm hai mục đích:
- Tìm hiểu nhu cầu của thế hệ trẻ cũng như thực trạng hoạt động giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Đánh giá hiệu quả giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh. * Đối tượng trưng cầu ý kiến:
Căn cứ vào điều kiện thời gian, thành phần khách tham quan đến bảo tàng, việc trưng cầu ý kiến tập trung vào nhóm đối tượng sau:
Học sinh, sinh viên. Đây là hai đối tượng đến thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh hàng năm rất đơng. Mục đích chính của nhóm đối tượng này khi đến thăm quan bảo tàng là học tập thực tế, do vậy cán bộ bảo tàng Hồ Chí Minh có trách nhiệm giáo dục tuyên truyền về cuộc đời cũng như sự nghiệp, tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối tượng chính được trưng cầu ý kiến là sinh viên của các trường đại học, một phần nhỏ là học sinh.
* Phương pháp trưng cầu ý kiến:
Trưng cầu ý kiến qua các câu hỏi (in sẵn) với các nhóm đối tượng khách tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến được sử dụng trong quá trình nghiên cứu tiếp cận với tuổi trẻ học đường khi đến tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh:
Tổng số phiếu phát ra: 500 phiếu.
Số phiếu thu về: 500 phiếu ( đạt tỷ lệ 100%).
Trong trưng cầu ý kiến, chúng tôi sử dụng 10 câu hỏi tập trung lấy thông tin theo những vấn đề được in trong phiếu.
Bảng 2.2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẢNG HỎI TẠI BẢOTÀNG HỒ CHÍ MINH
Tổng hợp ý kiến khách tham quan là học sinh – sinh viên
Kết luận về hiệu quả giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh Số phiếu trả lời có Số phiếu trả lời khơng Đạt tỷ lệ (%) Tham quan bảo tàng có giúp cho
tuổi trẻ trẻ học đường hiểu rõ về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
490 10 98%
Thơng tin từ các gian chuyên đề với những giải pháp nghệ thuật độc đáo, đã gây ấn tượng cho thế hệ trẻ.
480 20 96%.
Phần trưng bày 6 tổ hợp tương ứng với mảnh đất Việt Nam, giúp học sinh mở rộng kiến thức về lịch sử Việt Nam.
490 10 95%.
Trưng bày bảo tàng Hồ Chí Minh là giảng đường lớn cho thế hệ trẻ.
495 5 99%.
Tài liệu, hiện vật bảo tàng có sức
thuyết phục với bạn không? 490 10 98%
Tham quan, học tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bảo tàng là sự cần thiết cho thế hệ trẻ
500 500 100%
Tài liệu, hiện vật, hình ảnh về chủ đề “Bác Hồ với thế hệ trẻ” đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn về nội dung này chưa?
450 50 90%.
(Qua điều tra ý kiến khách tham quan là học sinh - sinh viên với số phiếu phát ra là 500, số phiếu thu về là 500 – đạt tỷ lệ 100%)
Qua kết quả số liệu tổng hợp trên đây, chúng tôi thấy: 100% ý kiến của các em được học tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đều đồng ý rằng: Đến với bảo tàng các em biết thêm được nhiều về cuộc đời và sự nghiệp cũng như công lao của Bác Hồ với dân tộc; uy tín của Người trên trường quốc tế; tình yêu thương, sự quan tâm, và