Ưu điểm của hệ thống xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 40)

6) Phương pháp

1.2.2.4. Ưu điểm của hệ thống xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO

định trị giá GATT/WTO

Thứ nhất: Hệ thống xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định

GATT/WTO đảm bảo tính cơng bằng, ổn định và thống nhất.

Hệ thống này luôn nhấn mạnh sự cân đối giữa quyền của người nhập khẩu và quyền của cơ quan quản lý (Cơ quan Hải quan). Giá giao dịch của người nhập khẩu được tôn trọng ở phạm vi lớn nhất. Doanh nghiệp được tạo cơ hội đầy đủ để khai báo xác định trị giá Hải quan chính xác, đầy đủ. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là cơ quan Hải quan phải chấp nhận tất cả những khai báo của doanh nghiệp. Hệ thống cho phép cơ quan Hải quan có quyền nghi ngờ và kiểm tra các khai báo thông qua các nghiệp vụ riêng, như tham vấn giá, quản lý và phân tích rủi ro, kiểm tra sau thông quan.

Thứ hai: Hệ thống xác định trị giá Hải quan theo GATT/WTO phù

hợp với thực tế thương mại do đó tạo điều kiện cho giao lưu thương mại quốc tế phát triển. Hệ thống xác định trị giá Hải quan đã đề cập đến các yếu tố điều chỉnh như giá bán hàng, thời gian, địa điểm, số lượng, cấp độ thương mại… và dự liệu được hết các tình huống có thể xảy ra trong các giao dịch bán hàng thực tế. Chính vì Hiệp định đã đưa ra 6 phương pháp xác định trị giá Hải quan, đồng thời nhấn mạnh trật tự áp dụng các phương pháp trong đó có tính đến các điều chỉnh chi tiết áp dụng cho từng phương pháp. Do vậy, Hiệp định sẽ loại trừ được việc sử dụng trị giá Hải quan tùy tiện, áp đặt, đảm bảo được tính cơng bằng, cân đối được lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của nhà nhập khẩu.

Thứ ba: Hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định hoạt động trên

nguyên tắc trung lập, khách quan, đơn giản, và nhất quán với thông lệ thương mại, không phân biệt đối xử. Do đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ được hưởng một số lợi ích cơ bản sau:

Trước hết, trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch trong

với giá thực tế mua bán hàng hóa. Và hầu hết các vướng mắc về trị giá giao dịch sẽ được kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hóa đã được giải phóng. Cơ quan Hải quan phải xác định giá tính thuế nhằm thu đủ bất cứ khoản thuế bổ sung nào mà người nhập khẩu bị cho là cịn nợ hoặc hồn lại số thuế vượt quá cho doanh nghiệp theo mức giá đã được xác định đúng. Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp một khoản thuế đúng với giá thực thanh tốn cho hàng hóa nhập khẩu mà khơng phải chịu một số thuế được tính tốn trên cơ sở tính thuế áp đặt.

Hai là, việc áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định trị giá

GATT/WTO góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do chính sách hướng dẫn về trị giá tính thuế được giải thích đầy đủ và hệ thống thông tin phổ biến cơng khai nên doanh nghiệp có khả năng nắm được các thơng tin về luật, quyết định hành chính, biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trị giá Hải quan. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động lập phương án kinh doanh phù hợp với yêu cầu của pháp luật, xác định chính xác số thuế phải nộp cho Nhà nước. Hơn nữa, với hệ thống các nguyên tắc xác định giá mới mang tính rõ ràng, ổn định và hồn chỉnh, các doanh nghiệp có thể xây dựng được các kế hoạch kinh doanh lâu dài mà khơng sợ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá.

Ba là, với cơ chế xác định giá tính thuế ổn định, qui trình thủ tục xác

định giá đơn giản, hàng hóa được giải phóng nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng và thu hồi vốn. Trong qui trình xác định trị giá Hải quan của hàng nhập khẩu, nếu phải trì hỗn việc ra quyết định về trị giá thì người nhập khẩu có quyền nộp một khoản bảo lãnh tương đương với số lượng thuế ước tính của cơ quan Hải quan dưới bất kỳ hình thức nào (đặt cọc, ký quỹ…) để mang hàng hóa ra khỏi khu vực quản lý của Hải quan. Nhờ thông quan hàng hóa nhanh, doanh nghiệp có khả năng nâng cao tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh, đẩy mạnh lưu thông thương mại quốc tế và nội địa.

Bốn là, doanh nghiệp được quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của

mình trước những quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan mà họ cho là không đúng. Mặt khác, doanh nghiệp không phải chịu bất cứ sự áp đặt nào từ phía cơ quan Hải quan đối với số thuế phải nộp. Mọi nghi vấn tranh chấp liên quan đến vấn đề trị giá tính thuế sẽ được điều chỉnh sau trên cơ sở xem xét, trao đổi hợp lý giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Nhằm xác định chính xác số thuế phải nộp, doanh nghiệp được phép đưa ra các bằng chứng chứng minh mức giá đã khai báo là chính xác, trung thực. Những bằng chứng này có thể được cung cấp theo nhiều hình thức hợp pháp (sổ kế tốn, hóa đơn thương mại, các thỏa thuận tài chính riêng giữa bên mua và bên bán) và phải là các số liệu rõ ràng, khách quan, trung thực. Cơ quan Hải quan chỉ có quyền ra quyết định cuối cùng về giá tính thuế trên cơ sở những thơng tin hợp lý có sẵn cho cơ quan Hải quan và những số liệu do người nhập khẩu cung cấp.

Với những ưu điểm nổi trội của hệ thống xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định GATT/WTO đã nói lên sự cần thiết tất yếu phải xây dựng và tuân thủ hệ thống chuẩn mực có tính quốc tế về phương pháp xác định trị giá Hải quan. Tuy nhiên việc áp dụng hiệp định trị giá GATT là vấn đề chuyên môn phức tạp địi hỏi các nước phải có sự nghiên cứu chuẩn bị kỹ càng và đồng bộ các vấn đề liên quan như việc xây dựng ban hành hệ thống văn bản pháp luật, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực quốc tế, tuyên truyền phổ biến được chuẩn mực của Hiệp định GATT tới cộng đồng doanh nghiệp XNK để đảm bảo cơ quan Hải quan cũng như doanh nghiệp hiểu biết đầy đủ về hiệp định có như vậy việc thực hiện hiệp định mới có hiệu quả. Trên thực tế có nhiều quốc gia khi tham thực hiện gia hiệp định GATT đã có tác động tích cực đến nền kinh tế quốc nội cũng như thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế, bên cạnh đó cũng khơng ít quốc gia do chuẩn bị chưa kỹ, hệ thống quản lý trong nước yếu kém, điều kiện năng

lực còn hạn chế chưa phù hợp thì việc tham gia thực hiện hiệp định trị giá GATT đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực đặc biệt là nạn gian lận thương mại qua giá gia tăng làm giảm số thu cho ngân sách quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước vì vậy chúng ta cần có sự nghiên cứu nghiêm túc với các bước đi, lộ trình hợp lý, có sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước trong đó có Trung Quốc, một quốc gia đi trước, có nhiều điểm tương đồng với chúng ta cả về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004 đến nay. “Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 27,33 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2009. Tám tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại (KNTM) hai chiều giữa hai nước đã đạt gần 22 tỷ USD, tăng 31,52% so với cùng kỳ năm 2010, dự kiến KNTM hai chiều giữa hai nước năm 2011 có triển vọng vượt mốc 30 tỷ USD. Tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong 3 năm qua tăng bình quân trên 20%/năm, KNTM với Trung Quốc hàng năm chiếm khoảng 17,6% đến 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Theo thỏa thuận hai bên sẽ qua các danh mục của kế hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế giữa hai nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại, mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, mục tiêu tăng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỉ USD vào năm 2015” [48].

Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng hiệp định trị giá GATT của Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan, góp phần thúc đẩy thương mại hai nước phát triển.

Chương 2

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w