- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong
3.2.8. Cần có chế tài đủ mạnh trong công tác xử lý các hành vi vi phạm
các hành vi vi phạm
Theo số liệu thống kê của ngành hải quan chỉ tính từ đầu năm hết tháng 10/2011, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, xử lý tổng số 14.979 vụ vi phạm pháp luật về xuất nhập khẩu trong đó có 1254 vụ vi phạm pháp luật về giá. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực XNK vẫn diễn ra phức tạp và có xu hướng gia tăng, các vụ việc vi phạm lặp đi lặp lại, có tính chất hệ thống. Vì vậy, cần có chế tài xử phạt đủ mạnh.
Sau một thời gian thực hiện Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cho thấy, các văn bàn này có những điều khoản chưa theo kịp thực tế, thiếu cơ sở xử phạt, chế tài chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm của DN như hành vi khai không đúng nội dung hồ sơ thanh khoản; khai sai số lượng hàng hóa NK thì chỉ xử phạt 10% số thuế thiếu, như vậy sẽ không phản ánh rõ bản chất của hành vi vi phạm đã phát hiện mức xử phạt cịn thấp và khơng có tính răn đe.
Theo quy định tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì trường hợp NK hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà khơng xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu thì bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, theo quy định tại Thơng tư 193/2009/TT-BTC ngày 1/10/2009 của Bộ Tài chính thì trường hợp nêu trên nếu chưa quá thời hạn làm thủ tục hải quan nhưng chủ hàng không làm thủ tục NK mà xin tái xuất thì khơng xử phạt. Với quy định này, một số DN cố ý NK hàng không khai báo, khi bị cơ quan hải quan phát hiện, không xin giấy phép NK mà xin tái xuất để không bị xử phạt. DN thường lợi dụng
khiếm khuyến này để lách luật, tạo khó khăn cho cơng tác quản lý của cơ quan hải quan.
+ Chưa qui đinh chế tài xử phạt.
Một số hành vi còn chưa được qui định về mức xử phạt trong trường hợp ngoại tệ gửi kèm trong bưu kiện, bưu phẩm NK, tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP (quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, cần bổ sung thêm hình thức xử lý đối với trường hợp ngoại tệ gửi kèm trong bưu kiện, bưu phẩm NK cho phù hợp với pháp luật quản lý ngoại hối hiện nay. Cần hướng dẫn rõ việc gửi tiền Việt Nam, ngoại tệ trong bưu kiện, bưu phẩm XK, NK có bị xem là vi phạm pháp luật về ngoại hối về bưu chính hay khơng. Nếu vi phạm thì hướng dẫn xử lý đối với hành vi này, nếu khơng vi phạm thì phải có hướng dẫn cách thức trả lại tiền cho người gửi, nhận bưu phẩm, bưu kiện. nếu không qui định chặt chẽ trong vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho việc thanh toán cho hàng nhập khẩu mà không khai báo, tiếp tay cho gian lận thương mại qua giá.
+ Tăng chế tài xử phạt
Các đơn vị hải quan hiện vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP qui định thẩm quyền của nhân viên hải quan được phạt tiền đến 200.000 đồng nhưng việc phân định thẩm quyền tại Điều 29 lại qui định “Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm”. Trong khi đó, mức quy định khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm qui định trong Nghị định 97/2007/NĐ-CP lại khơng có hành vi nào mức phạt tiền tối đa của khung là 200.000 đồng. Do vậy, quy định của Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP là khơng có tính khả thi. Thực tiễn trong q trình áp dụng Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã phát sinh
nhiều hành vi trong Nghị định chưa đề cập tới nên khơng có chế tài xử phạt. Có nhiều DN khi cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến hàng hóa XNK để tiến hành kiểm tra sau thông quan nhưng DN đã không đến đúng hẹn, một số DN có hành vi cố tình kéo dài thời gian trì hỗn việc kiểm tra, gây khó khăn cho cơ quan hải quan.
Đối với hành vi không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định, cần phải có quy phạm xử phạt trên cơ sở kết hợp loại phương tiện và số ngày quá hạn để bảo đảm hợp lý, sát thực tế hơn.
Ngồi ra, hiện nay cịn có hành vi dùng hàng hóa nội địa mở tờ khai XK vào khu kinh tế sau đó bằng các hình thức, thủ đoạn khác nhau DN tiếp tục sử dụng hàng đã XK để quay vòng nhằm gian lận thuế, đến nay chưa có hình thức xử phạt phù hợp nên cần bổ sung hành vi vi phạm và mức xử phạt tương ứng với hình thức: phạt hành chính, từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng; hoặc hình thức phạt bổ sung, tịch thu tồn bộ hàng hóa vi phạm. Về chế tài xử lý đối với hành vi không chấp hành đúng thời hạn nộp báo cáo thanh khoản còn quá nhẹ của các DN dẫn đến DN thường xuyên vi phạm (mức phạt các lần vi phạm tối đa 5 triệu đồng). Nên tăng mức xử phạt đối với những hành vi trên đến 20 triệu đồng hoặc áp dụng hình thức phạt bổ sung: Tạm dừng làm thủ tục hải quan. Cần bổ sung chế tài xử phạt hành vi của DN không hợp tác với cơ quan hải quan (Cơ quan hải quan mời DN đến để làm việc nhiều lần nhưng DN cố tình khơng đến)…