- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong
2.3.3. Những khó khăn, tồn tại trong công tác xác định trị giá Hải quan
định trị giá Hải quan
2.3.3.1. Những tồn tại trong công tác xác định trị giá hải quan
Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện xác định trị giá hải quan góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh XNK và triển khai tốt các quy định của Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Tổng cục Hải quan luôn coi trọng công tác quản lý và thu thuế, một cơng tác ln có vị trí quan trọng đối với ngành Hải quan từ nhiều năm qua. Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản nghiệp vụ giúp các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ xác định trị giá hải quan và thu thuế XNK. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc cần khắc phục.
Theo đánh giá của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, đại diện Lãnh đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và cán bộ Hải quan chuyên trách về công tác trị giá tại Hội nghị về cơng tác trị giá tính thuế năm 2011, những khó khăn có liên quan đến việc thu thập, khai thác thông tin; hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ làm cơng tác xác định trị giá cịn chưa hợp lý; hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ kiểm tra xác định trị giá chưa đáp ứng u cầu thực tế… Chính vì vậy, hiệu quả cơng tác xác định trị giá của tồn ngành cịn thấp. Theo báo cáo tổng hợp của Tổng cục Hải quan thì “tỷ lệ hồ sơ các lô hàng bác bỏ trị giá khai báo chỉ chiếm khoảng 27% trên tổng số tờ khai tham vấn” [33].
Tổng cục Hải quan đã chỉ ra một số tồn tại chủ yếu trong cơng tác giá tính thuế như sau:
- Chưa cập nhật đầy đủ các nguồn thông tin khác theo hướng dẫn tại Qui chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá ban hành theo quyết định 1102/QĐ- BTC ngày 21/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chưa phân tích lựa chọn thơng tin có độ tin cậy trong các thông tin thu thập được phục vụ công tác kiểm tra, tham vấn, xác định giá.
+ Công tác quản lý rủi ro.
- Tổ chức thực hiện QLRR vẫn cịn mang tính hình thức, nhiều đơn vị cịn chưa xây dựng, cập nhật áp dụng tiêu chí phân tích trên hệ thống.
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra hải quan vẫn cịn những bất cập, thiếu tính đồng bộ, thống nhất.
- Chưa đưa ra được các phân tích dự báo, cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong và ngoài ngành,
+ Về danh mục rủi ro hàng nhập khẩu:
- Danh mục xây dựng cịn mang tính dàn trải, phạm vi quá rộng, chưa trọng tâm, trọng điểm theo đúng các tiêu chí qui định tại Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính.
- Mức giá kiểm tra xây dựng chủ yếu là mức giá khai báo, mức độ tin cậy thấp, khơng có các thơng tin khác để kiểm chứng, so sánh. Khơng thường xun rà sốt để điều chỉnh kịp thời Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục và mức giá kiểm tra.
- Chưa kịp thời đề xuất sửa, đổi các mức giá tại Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục theo qui định.
+ Về kiểm tra trị giá.
- Chưa chú trọng kiểm tra các khoản điều chỉnh như phí vận tải, phí bảo hiểm, khoản giảm giá.
- Không mở rộng khái niệm hàng giống hệt, tương tự theo hướng dẫn tại thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính để kiểm tra trị giá khai báo.
- Không xác định dấu hiệu nghi vấn về mức giá hoặc xác định dấu hiệu nghi vấn sai so với qui định tại điều 24 thông tư 205/2010/TT-BTC ngày
15/12/2010. hoặc xác định dấu hiệu nghi vấn không thống nhất đối với cùng một mặt hàng.
* Về tham vấn giá:
- Biên bản tham vấn giá còn sơ sài, hỏi đáp chiếu lệ do chưa chuẩn bị kỹ nội dung.
- Chưa chú trọng làm rõ 4 điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch hàng hoá nhập khẩu hoặc làm rõ sự bất hợp lý của mức giá khai báo so với cơ sở dữ liệu giá.
- Thiếu căn cứ pháp lý khi kết luận chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo sau tham vấn.
- Hiệu quả tham vấn thấp, việc tổ chức tham vấn giá cịn thực hiện chiếu lệ, mang tính hình thức khi chưa thu thập đủ các nguồn thơng tin, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi tổ chức tham vấn, đặc biệt là các trường hợp tham vấn tại Chi cục đa phần là chấp nhận trị giá khai báo, trong khi mức giá khai báo thấp hơn cả cơ sở dữ liệu giá, Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu nhiều lần, gây phiền hà cho doanh nghiệp
+ Tình hình gian lận thương mại nói chung gian lận qua giá nói riêng
cịn diễn biến phức tạp.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan và các ngành liên quan thì tình hình gian lận thương mại ở Việt Nam khá nghiêm trọng. Kết quả chống gian lận thương mại của ngành Hải quan trong mấy năm qua cho thấy số vụ gian lận thương mại mà Hải quan phát hiện và xử lý mới chỉ là một phần của mặt nổi hoạt động gian lận thương mại. Đặc biệt là gian lận thương mại qua giá hàng nhập khẩu, lợi dụng sự thơng thống trong quá trình thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO cho phép doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế. Khơng ít DN đã khai báo giá thực tế phải trả thấp hơn so với giá trị thực tế phải thanh tốn để gian lận, trốn thuế, khai báo khơng trung thực về thuế suất, chủng loại và giá trị đối với hàng hoá nhập khẩu nhất là những loại mặt hàng có
thuế suất cao như ơ tơ, rượu. ..Thất thu thuế hàng năm do buôn lậu và gian lận thương mại gây ra bằng khoảng 25% tổng số thuế xuất nhập khẩu.
2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại
+ Hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn xác định trị giá quá sơ sài, thiếu tính đồng bộ đã tạo ra “mơi trường” thuận lợi cho gian lận thương mại qua giá phát triển. Việc chỉ sử dụng nguồn thông tin do doanh nghiệp khai báo như hiện nay để kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá của hàng hố vơ hình chung đã “hợp thức hố” cho tình trạng gian lận thương mại vì các doanh nghiệp đều đồng loạt khai báo trị giá giao dịch thấp để tìm đường trốn thuế. Đã vậy, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơng tác quản lý trị giá tính thuế cịn thiếu và việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý trị giá tính thuế chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt, hệ thống thông tin dữ liệu hiện nay vừa thiếu nguồn thông tin, lại yếu về chất lượng thông tin. Đây là một trong những nguyên nhân sâu sắc dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra trị giá khai báo, cơng tác tham vấn duy trì ở mức thấp. Cụ thể hơn, tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo các năm gần đây chỉ đạt từ 20-27% tổng lô hàng tham vấn.
+ Trình độ quản lý, xác định trị giá còn thấp.
Cơng tác xác định trị giá tính thuế được xác định là một trong những khâu trọng yếu trong việc chống gian lận, chống thất thu thuế. Nhưng theo đánh giá của TCHQ, trình độ cơng chức làm cơng tác giá hiện nay nhìn chung cịn yếu kém về chun mơn, ít người đạt được trình độ chun sâu do phải chuyển đổi vị trí cơng tác thường xun. Đa số cơng chức cịn yếu về kỹ năng tham vấn, khơng bài bản, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp, bố trí cán bộ chưa đúng đối tượng, chun mơn đào tạo. Tại các Chi cục nhỏ chưa có cán bộ chuyên trách, cán bộ làm giá còn thiếu kinh nghiệm thực tế do việc luân chuyển cán bộ liên tục giữa các bộ phận cịn bất cập, chỉ chú trọng đến vị trí cơng tác mới mà chưa chú ý đến tính nghiệp vụ chuyên sâu.
Theo thống kê, hiện nay tồn ngành có khoảng 300 cán bộ làm cơng tác giá, trong đó có 110 cán bộ chuyên trách và 190 cán bộ kiêm nhiệm. Tại một số Chi cục chưa có cán bộ giá chuyên trách, cịn kiêm nhiệm nhiều cơng việc. Tại cấp Cục, đa số Hải quan địa phương chưa hình thành được Phịng giá nên việc tham mưu, chỉ đạo và kiểm tra công tác xác định trị giá tại các Chi cục trực thuộc chưa đem lại hiệu quả, cá biệt có nơi khơng có bộ phận giá trong Phịng nghiệp vụ tại Cục. Tại Tổng cục, số lượng cán bộ làm giá quá mỏng, lại thiếu kinh nghiệm thực tế trong hướng dẫn, chỉ đạo và tham mưu xử lý các tình huống thiếu nhạy bén, kịp thời.
+ Hệ thống dữ liệu chưa đáp ứng yêu cầu
Hiện nay phần lớn các Cục Hải quan địa phương mới chỉ sử dụng thông tin trị giá khai báo trên hệ thống dữ liệu thông tin về giá (GTT22) và các thông tin dữ liệu giá do TCHQ cung cấp để tổ chức kiểm tra xác định trị giá, chưa quan tâm nhiều đến các nguồn thông tin từ mạng Internet, sách báo, tạp chí, thơng tin từ nhà sản xuất, thị trường để kiểm tra trị giá khai báo. Do vậy, có rất nhiều lơ hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn nguyên vật liệu cấu thành hoặc bộ linh kiện đầy đủ đã nhập khẩu trước đó. Ví dụ, mặt hàng xe khách 20- 30 chỗ thấp hơn giá khai báo bộ linh kiện CKD cùng loại…Mức giá trên hệ thống thơng tin dữ liệu GTT22 đang có xu hướng giảm dần, lạc hậu. Nguyên nhân chính là do các Cục Hải quan địa phương chỉ cập nhật dữ liệu do DN khai báo tại hồ sơ nhập khẩu mà chưa cập nhật các nguồn thông tin khác vào hệ thống sau khi đã tổng hợp, phân tích phục vụ cho cơng tác xác định giá. Do đó hệ thống dữ liệu về giá cần được quan tâm đúng mức sẽ là nguồn thơng tin q, là cơ sở để đấu tranh, bác bỏ trị giá khai báo thấp của DN.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế thị trường. Đứng trước thời cơ và thách thức của việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đều phải tìm cho mình hướng
đi phù hợp trong đó phát triển ngoại thương là một hướng đi then chốt mà Trung Quốc lựa chọn và thực tế đã thu được nhiều thành công. Từ năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt tới con số 1000 tỷ USD, hiện nay là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và chiếm vị trí hàng đầu về sức cạnh tranh đối với nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công kỳ diệu này đó là bên cạnh một chính sách hợp lý để phát triển ngoại thương Trung Quốc cịn thành cơng trong cơng tác quản lý kinh tế, trong đó khơng thế khơng kể đến vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan. Qua nghiên cứu việc thực hiện hiệp định trị giá GATT cho thấy Hải quan Trung Quốc đã thành cơng trong cơng tác quản lý giá, ngăn chặn có hiệu quả gian lận thương mại qua giá, góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển ngoại thương. Đối với Trung Quốc Việt Nam là nước đi sau, công tác quản lý nhà nước về hoạt động XNK cịn nhiều bất cập trong đó có cơng tác xác định trị giá hải quan, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực này là những bài học quí để chúng ta tham khảo, hồn thiện hơn về cơng tác quản lý Nhà nước về Hải quan nói chung và cơng tác xác định trị giá hải quan nói riêng.
Chương 3