Các biện pháp quản lý của Hải quan Trung Quốc trong công tác phòng, chống gian lận thương mại qua giá

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 85)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong

2.2.5. Các biện pháp quản lý của Hải quan Trung Quốc trong công tác phòng, chống gian lận thương mại qua giá

tác phòng, chống gian lận thương mại qua giá

Để tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của hiệp định trị giá GATT, ngăn chặn được gian lận thương mại qua giá Hải quan trung quốc đã triển khai đồng bộ các biện pháp từ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố xây dựng và đào tạo lực lượng hải quan làm nịng cốt, bên cạnh đó hồn thiện qui trình nghiệp vụ từ khâu thơng quan đến sau thông quan, từ công tác quản lý vĩ mô đến các khâu nghiệp vụ cụ thể của nghành. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, với các biện pháp chủ yếu, cụ thể là:

2.2.5.1. Xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật

Để thực hiện hiệp định trị giá GATT nói riêng và các cam kết quốc tế nói chung Trung Quốc đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật. Trước hết là hồn thiện cơ chế chính sách thương mại, thuế, hải quan, tăng thẩm quyền và giao nhiệm vụ đầu mối cho cơ quan Hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý hải quan là một thành phần quan trọng của hệ thống pháp luật của Nhà nước, cơ sở bảo đảm cho việc cải thiện mức độ quản lý dựa trên pháp luật. Công việc liên quan đến việc cải thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm các quy định pháp luật Hải quan, thực hiện

bồi dưỡng cho cán bộ hải quan kiến thức về pháp luật và các quy định của nhà nước, đào tạo cán bộ thực thi pháp luật và tiến hành các nghiên cứu pháp lý trong công tác hải quan. Hiện nay hành lang pháp lý của hoạt động Hải quan Trung Quốc đã được thực chất thành lập, thủ tục thực thi và thực thi việc giám sát với hệ thống kiểm tra đã được cải thiện, qui trình nghiệp vụ từng bước được chuẩn hóa. Nhiều văn bản hướng dẫn mới được ban hành song chủ đạo trong lĩnh vực hải quan phải kể đến một số văn bản:

- Sắc lệnh số 35 của Quốc vụ viện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về Luật Hải quan nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã được Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc lần thứ IX thơng qua tại Kỳ họp lần thứ 16, ngày 8 tháng 7 năm 2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2001.

- Sắc lệnh số 392 của Quốc vụ viện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về “điều lệ thuế quan xuất nhập khẩu nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” đã được Hội nghị thường vụ lần thứ 26 Quốc vụ viện thông qua ngày 29 tháng 10 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2004.

- Sắc lệnh số 420 của Quốc vụ viện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về “điều lệ thực thi xử phạt vi phạm hành chính hải quan nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa, đã được Hội nghị thường vụ lần thứ 62 Quốc vụ viện thơng qua ngày 1 tháng 9 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 11 năm 2004.

- Sắc lệnh số 209 của Quốc vụ viện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về “điều lệ tra xét Hải quan nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. được Quốc vụ viện Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa thơng qua ngày 3 tháng 1 năm 1997

- Quyết định số 148 ngày 8/3/2006 của Tổng cục Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa qui định các phương pháp thẩm định giá tính thuế cho hàng hóa XNK, có hiệu lực từ ngày 01/5/2006

2.2.5.2. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về Hải quan

Hải quan Trung Quốc đã cam kết hiện đại hóa từ năm 1994. Từ năm 1998 Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã quyết định thành lập một hệ thống hải quan hiện đại và vạch ra một phương pháp tiếp cận từng bước để đạt được hai mục tiêu. Đến năm 2003 các mục tiêu của bước phát triển chiến lược giai đoạn 1 bắt đầu với cải cách hoạt động của ngành đã cơ bản thực hiện được. Năm 2004 Hải quan Trung Quốc xây dựng đề cương của bước phát triển thứ hai Chiến lược phát triển hiện đại hoá Hải quan giai đoạn (2004-2010).

Hải quan Trung Quốc với việc thành lập và cải thiện cơ chế quản lý rủi ro là yếu tố cốt lõi, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hoá. Đã thiết lập được một hệ thống hải quan thực sự hiện đại vào năm 2010 cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng một xã hội chủ nghĩa xã hội hài hịa, thích nghi với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng lực lượng Hải quan Trung Quốc với hoạt động theo hướng dịch vụ, hiệu quả, tập trung. Dịch vụ Hải quan đóng góp lớn hơn để thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế là động lực phát triển Trung Quốc thành một quốc gia "thịnh vượng, dân chủ,

văn minh và hài hòa" [39].

Hải quan Trung Quốc được giao trọng trách quan trọng tại khu vực biên giới và các khu vực cảng biển. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Hải quan Trung Quốc đã nỗ lực áp dụng các chuẩn mực về hải quan hiện đại vào công tác quản lý hải quan. Hiện nay, Trung Quốc đã có các tuỳ viên Hải quan làm việc tại Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) để tiếp thu kịp thời những thay đổi mới nhất trong kỹ thuật nghiệp vụ hải quan. Thời gian qua, Hải quan Trung Quốc rất chú ý tới tăng cường năng lực thông qua nghiên cứu và áp dụng các công cụ kỹ thuật và pháp lý mà WCO xây dựng. Theo kết quả đánh giá của Hải quan Trung Quốc, những nỗ lực tiêu chuẩn hoá của cơ quan này được thể hiện rõ rệt trong việc áp dụng môi trường thương mại phi giấy

tờ, xây dựng Mơ hình dữ liệu theo khuyến nghị của WCO và thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO.

+ Xây dựng mơ hình thương mại phi giấy tờ.

Để thực hiện thương mại phi giấy tờ, Hải quan Trung Quốc đã phát triển một thế hệ mới của hệ thống thơng quan điện tử (hay cịn gọi là H2000). Hệ thống này dựa trên một cơ sở dữ liệu quốc gia và bao gồm các chức năng làm thủ tục hải quan, quản lý quy trình thơng quan, phân tích dữ liệu và kết nối mạng với Chính phủ cùng cộng đồng doanh nghiệp. Cho đến thời điểm hiện tại, Hải quan Trung Quốc đã triển khai đầy đủ hệ thống H2000 tại 722 đơn vị Hải quan trên 41 vùng, đặc khu trong cả nước. Đồng thời, nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý hải quan và phổ biến hệ thống quản lý rủi ro trên toàn lãnh thổ, đã có 14 Cục Hải quan vùng được lắp đặt một hệ thống thí điểm về hỗ trợ kiểm tra [39].

Thông qua cơ sở dữ liệu tập trung ở cấp quốc gia, Hải quan Trung Quốc đã củng cố được mơ hình hoạt động, luồng thơng tin và các tiêu chí hoạt động tại các Hải quan vùng. Điều này đảm bảo việc thực hiện thống nhất các nghiệp vụ, mà nhất là các tiêu chí quản lý rủi ro. Tại một số điểm thông quan quan trọng, môi trường thương mại phi giấy tờ đã được thực hiện trong đó gồm có trao đổi dữ liệu điện tử giữa hệ thống H2000 và các doanh nghiệp khai thuê, vận tải, bốc dỡ tại các cảng và lưu kho. Hơn nữa, hệ thống H2000 của Hải quan Trung Quốc đã được kết nối thành công với hệ thống mạng của cơ quan Thuế, Ngoại hối, Quản lý chất lượng và kiểm dịch, và Bộ Công an, Bộ Thương mại phục vụ tốt cho việc chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan, tổ chức này.

+ Đầu tư cho khoa học và công nghệ

Công việc liên quan đến việc ứng dụng khoa học và công nghệ là một cơ sở quan trọng của hoạt động hải quan. Với chiến lược "xây dựng một hải

quan Trung Quốc rất chú trọng đến nâng cao trình độ quản lý bằng cách sử dụng khoa học & cơng nghệ, có thể nói Hải quan Trung Quốc là một trong những ngành đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng cơng nghệ. Tồn ngành tập trung xây dựng hệ thống quản lý Hải quan điện tử với các hệ thống thông tin đồng bộ, đáng tin cậy đang cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động hải quan. Hiện nay, hệ thống hải quan điện tử đã được nâng cấp và được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của ngành như hoạt động thống kê hải quan, quản lý rủi ro, đánh giá thực thi, và theo dõi, giám sát cảnh báo trước, tự động hóa văn phịng, chống bn lậu, điều tra, kiểm tra sau thông quan và hoạt động tỉnh báo. Thơng qua việc giám sát và phân tích dữ liệu hoạt động, phân tích rủi ro ra quyết định nên hoạt động của lực lượng hải quan đạt hiệu quả cao. Hiện nay, “Hải quan Trung Quốc được kết nối với 11 cơ quan thuộc Hội đồng Nhà nước cũng như với khu vực Hồng Kông, Macao và 13 ngân hàng thương mại, 243.000 doanh nghiệp đã đăng ký làm thủ tục qua mạng. Ngoài ra, Hải quan Trung Quốc phát triển 17 dự án ứng dụng chẳng hạn như thanh toán quốc tế, xác minh tờ khai hồn thuế, và thanh tốn trực tuyến các loại thuế và phí.. Với phiên bản HB2004 Hải quan điện tử, tự động hóa văn phịng đã được triển khai trên phạm vi toàn ngành.” [49]

Từ tháng 6-2001, Hải quan Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu đối chiếu giữa mơ hình dữ liệu phiên bản 1.0 của WCO với những quy định hiện tại của Hải quan Trung Quốc trong lĩnh vực quản lý dữ liệu. Nghiên cứu này đã xác định những công việc mà Hải quan Trung Quốc cần phải làm để nâng cao năng lực quản lý trao đổi dữ liệu. Từ giữa năm 2004, Hải quan Trung Quốc đã xây dựng mơ hình dữ liệu của tổ chức mình trong một hệ thống thơng tin và xây dựng một biểu so sánh giữa hai phiên bản (phiên bản Mơ hình dữ liệu của Hải quan Trung Quốc và phiên bản của WCO). Hiện đã có 8000 yếu tố dữ liệu đầu tiên được tích hợp thành 2700 yếu tố dữ liệu và 150 danh sách mã.

Hải quan Trung Quốc cũng tham khảo Mơ hình của WCO trong việc phân loại, định nghĩa và diễn giải việc xây dựng các điểm chuẩn đánh giá của tổ chức mình. Định hướng phát triển trong thời gian tới của Hải quan Trung Quốc sẽ là phấn đấu thực hiện và tuân thủ các thơng lệ và chuẩn mực quốc tế trong mơ hình dữ liệu hải quan. Bước tiếp theo trong kế hoạch sẽ là hồn thành một nền tảng chuyển đổi Mơ hình dữ liệu WCO dựa trên các chuẩn mực quốc tế.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế.   

Đến nay Trung Quốc đã tham gia sâu rộng vào tồn cầu hóa kinh tế và đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Thông qua tham gia vào các cuộc đàm phán WTO và tôn trọng các cam kết gia nhập WTO. Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) vào năm 1983, Hải quan Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các hoạt động của WCO là thường trực Ủy ban kỹ thuật, Uỷ ban thực thi, hệ thống hài hoà (HS), Ủy ban kỹ thuật về Định giá Hải quan, Ủy ban kỹ thuật về Nơi xuất xứ và các Tiểu ban về xử lý dữ liệu tự động, và tham gia tích cực trong việc rà sốt của Cơng ước Kyoto và Công ước Nairobi, việc xem xét của Hệ thống hài hoà và xây dựng các quy tắc xuất xứ.

Hợp tác quốc tế của Hải quan Trung Quốc chuyển từ chỗ thụ động sang chủ động để thích ứng với biến động của thế giới, phục vụ lợi ích quốc gia, tham gia rộng rãi để điều phối hoạt động và phát huy trong lĩnh vực hợp tác đa phương, đào tạo quốc tế với các cơ quan hải quan các nước và hợp tác kỹ thuật. Tính đến nay, “Hải quan Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với Hải quan của 110 quốc gia hoặc khu vực, đã ký kết 32 hiệp định song phương Hải quan áp dụng đối với 57 quốc gia và khu vực”. [49]

+ Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực trị giá.

Thành lập một cơ quan chuyên trách về trị giá; phát triển hệ thống tự động hóa và xây dựng thêm các văn bản pháp luật và quy định cần thiết bên cạnh các văn bản pháp luật về trị giá và đặc biệt là việc thiết lập các hàng rào

kỹ thuật Hải quan nhằm ngăn chặn rủi ro qua việc gian lận giá thông qua hoạt động của tỉnh báo Hải quan, kiểm sốt Hải quan, kiểm tra sau thơng quan; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chuẩn về trị giá...

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ trong ngành.

Hải quan Trung Quốc nâng cao nhận thức về lợi ích tổng thể của quốc gia, bảo đảm thực hiện mọi chỉ thị và hướng dẫn, nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường năng lực thực thi nhiệm vụ để chịu trách nhiệm trước Đảng và dân tộc. Quyền lực đi đôi với trách nhiệm, việc sử dụng quyền lực được giám sát chặt chẽ, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong q trình thực thi cơng vụ gây ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Hoạt động của cơ quan Hải quan được nhân dân giám sát cùng với hệ thống giám sát chặt chẽ từ các cơ quan ban ngành, với cơ chế giám sát bằng cách này, lạm dụng quyền lực trong hoạt động hải quan sẽ được ngăn chặn và hành vi vi phạm sẽ được xử lý kịp thời.

+ Đẩy mạnh toàn diện hoạt động của ngành dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật.

Hải quan Trung Quốc đã nỗ lực và trách nhiệm cao trong công tác, tuân thủ quy định của pháp luật. Bắt đầu từ quyền lực hành chính thống nhất, thực thi pháp luật và giám sát thực thi một cách nghiêm túc. Tập trung vào giáo dục chính trị tư tưởng cho cơng chức hải quan nêu cao tinh thần tự nguyện tuân thủ pháp luật là nhân tố hàng đầu để phát huy sức mạnh của ngành đặc biệt đối với cán bộ giữ vị trí lãnh đạo. Hải quan Trung Quốc đang nỗ lực để đảm bảo rằng tất cả các hành vi hành chính của mình phải tn thủ nghiêm chỉnh pháp luật một cách chuẩn mực, chân chính, có hiệu quả cao và mang lại lợi ích cho đất nước. Theo các yêu cầu về thể chế cơ bản trong công tác quản lý Nhà nước Hải quan Trung Quốc đã có những nỗ lực rất lớn để đảm bảo sự minh bạch trong công việc hằng ngày của mình với nhiều hình thức, góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội công lý và phát triển hài hòa.

- Thứ nhất, Hải quan Trung Quốc đang nỗ lực nhiều mặt để tạo ra môi

trường tốt và phù hợp cho nhân viên. Đào tạo, tơn trọng và có chế độ đãi ngộ hợp lý cho mọi cán bộ hải quan để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tổng thể ngành, tiến hành nhiều hoạt động văn hoá, tư tưởng cho cán bộ, làm cho những nỗ lực tích hợp để tạo ra một bầu khơng khí hài hịa nội bộ đặc trưng bởi sự bình đẳng và hữu nghị.

- Thứ hai, để mang lại một mơi trường bên ngồi thuận lợi đặc trưng

bởi sự hợp tác, uy tín và phát triển, tăng cường phối hợp với các cơ quan khác thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương.

2.2.5.3. Cơng tác quản lý rủi ro chung của Hải quan Trung Quốc

Là cơ quan trực thuộc Chính phủ, Hải quan Trung Quốc thực hiện cải cách, hiện đại hóa từ năm 1998, thử nghiệm khai báo hải quan điện tử từ năm 2000 (chương trình H2000) và bắt đầu triển khai hệ thống thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w