Trong xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 106 - 110)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong

3.2.1. Trong xây dựng pháp luật

Những năm qua, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hải quan mặc dù đã được phát triển, củng cố, đổi mới, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, bổ sung, sửa đổi. Song bên cạnh những ưu điểm vẫn cịn khơng ít hạn chế, tồn tại, như: hệ thống pháp luật đồ sộ, tính ổn định kém, bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, ban hành chậm trễ, thiếu tính đồng bộ thống nhất về nội dung; hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và rà sốt, hệ thống hóa pháp luật chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, còn mang nặng tính tạm thời, đối phó tình thế là chủ yếu…Việc tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn khơng ít khiếm khuyết, yếu kém, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu, mục đích, hiệu quả quản lý đặt ra do đó cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật hải quan. Xây dựng hoàn thiện từng bước hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý ổn định, an toàn cho cán bộ hải quan thực thi các biện pháp, định hướng quản lý hải quan theo các chuẩn mực quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại. Các giải pháp cụ thể là:

- Nghiên cứu, rà soát để sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan phù hợp với lộ trình Việt Nam tham gia thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hố, hài hồ hố thủ tục hải quan.

- Cụ thể hoá và thực thi đầy đủ hệ thống danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên cơ sở hệ thống điều hoà và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan Thế giới WCO.

- Cụ thể hoá và hệ thống hố các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT

- Tăng cường cơ chế cơng khai hố, minh bạch hố và áp dụng chung các chính sách, pháp luật, thủ tục liên quan đến hoạt động hải quan sao cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận thuận lợi, tạo nên một môi trường kinh tế thương mại ổn định, có thể dự đốn trước.

- Nghiên cứu từng bước chấp nhận và sử dụng tiêu chuẩn UN/EDIFACT (UN/Electric Data Interchange for Administration, Commerce and Transport - Trao đổi cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ quản lý, thương mại và vận tải).

- Hệ thống hoá và cụ thể hoá các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ thơng qua việc làm thủ tục và kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phù hợp với các quy định của TRIPS và các Hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

- Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan nhằm giảm thiểu việc kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và chống gian lận thương mại.

- Nghiên cứu để cụ thể hố một cách phù hợp Cơng ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quan (Công ước Nairobi)

- Nội luật hoá các nguyên tắc của WTO về thơng quan nhanh chóng đối với chuyển phát nhanh, thực hiện các thủ tục đơn giản nhằm cung cấp các thông tin về phân loại hàng hoá trước khi nhập khẩu

+ Xây dựng pháp luật về hoạt động tình báo Hải quan

Trước u cầu thơng quan hàng hóa nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu và dịng lưu chuyển hàng hóa quốc tế thì hoạt động của cơ quan tình báo Hải quan ngày càng trở lên cần thiết với yêu cầu đảm bảo về tính pháp lý cũng như quy mô tổ chức và thẩm quyền, quy trình tác nghiệp phải được luật hóa trong hệ thống pháp luật hình sự và điều tra hình sự.

+ Nâng cao thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam

Luật Hải quan quy định trách nhiệm xử lý các vi phạm pháp luật hải quan trong phạm vi địa bàn hoạt động và thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều 65 Luật Hải quan quy định về thẩm quyền của cơ quan Hải quan: "Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng

biện pháp nghiệp vụ cần thiết, thu thập thơng tin trong nước và ngồi nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thơng qua hàng hóa và kiểm tra sau thơng quan…"; cũng như thẩm quyền của cơ quan hải quan, cơ

quan hải quan được khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện các hoạt động điều tra. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện được thẩm quyền nói trên, phù hợp với điều kiện hoạt động của lực lượng hải quan trong tình hình mới, cần phải:

Thứ nhất: Đưa những nội dung sửa đổi, bổ sung sau đây vào Bộ luật

Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự:

Bổ sung vào tổ chức cơ quan điều tra theo Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan điều tra của Hải quan nằm trong hệ thống tổ chức các cơ quan điều tra. Đó là do xuất phát từ đặc thù của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế tồn cầu hóa kinh tế trên thế giới, và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thì vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, kỷ cương của Nhà nước, trật tự an toàn cho xã

hội, ngày càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, lực lượng hải quan có điều kiện để đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ cũng như xây dựng đất nước trong điều kiện, hoàn cảnh mới.

Quyền khởi tố bị can phải được áp dụng trong cả trường hợp những vụ án phức tạp. Điều này giúp cơ quan điều tra của hải quan có thể áp dụng những biện pháp ngăn chặn kịp thời như tạm giữ, tạm giam để cách ly hoặc ngăn ngừa người có hành vi vi phạm, trốn thoát hoặc tẩu tán tang vật, tài liệu. Cơ quan điều tra Hải quan có quyền khám nhà, khám nơi cất giấu hàng cấm, hàng lậu với phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ quốc gia.

Thứ hai: Bên cạnh việc bổ sung, sửa đổi pháp luật về điều tra hình sự

và tố tụng hình sự thì Chính phủ cần sớm ban hành quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách (tình báo hải quan) trong lực lượng điều tra chống buôn lậu hải quan, phục vụ thơng quan hàng hố và kiểm tra sau thơng quan cũng như phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái pháp hàng hóa qua biên giới, phù hợp với những kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm tăng thẩm quyền điều tra của cơ quan hải quan cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Ngoài phần những quy định chung, thì vấn đề tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của lực lượng này phải được quy định cụ thể theo ba cấp của ngành hải quan; trong đó tại cấp đơn vị hải quan cơ sở (Chi cục), lực lượng này cần được quy định cụ thể với tên gọi, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của một Đội công tác. Mặt khác những quy định về hoạt động điều tra và những nghiệp vụ khác của lực lượng này cần phải được quy định thẩm quyền đầy đủ của cơ quan điều tra tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Hoạt động điều tra khơng bị giới hạn bởi địa bàn kiểm sốt hải quan hay bởi lãnh thổ quốc gia. Thủ trưởng cơ quan điều tra hải quan các cấp và các điều tra viên phải được đào tạo, đào tạo lại đảm bảo đáp ứng nghiệp vụ điều tra, và được cấp thẻ điều tra cùng trang bị, phương tiện phục vụ công tác.

+ Hồn thiện mơi trường pháp lý trong công tác quản lý giá

- Trong luật quản lý thuế cần thiết phải bổ sung thêm chế tài xử phạt quy nạp về hành vi gian lận thương mại qua giá. Tức là, chỉ cần phát hiện một lô hàng gian lận trị giá thì áp dụng cho tất cả lơ hàng giống hệt, tương tự mà doanh nghiệp đó đã nhập khẩu trong vịng 5 năm tính đến ngày kiểm tra. - Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan đến công tác chống gian lận thương mại qua giá. Sự phối hợp này trước đây hầu như chỉ mang tính xác định trách nhiệm liên quan chứ chưa gắn kết được quy định bằng văn bản pháp quy từ các khâu phát hiện đến xử lý tận gốc. - Quan trọng hơn, phải hoàn thiện phương pháp kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định giá trị. Theo đó sẽ xây dựng bộ tiêu chí nịng cốt để phân loại, đánh giá mức độ rủi ro và tổ chức tham vấn đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo. Đây cũng là một mắt xích cơ bản để phát hiện nghi phạm tiến tới xử lý đúng quy định, có tác dụng hạn chế, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại qua giá…

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w