3 5 Dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 26 - 27)

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng cây Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trị sinh lý khác nhau và rất cần cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây (Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Quốc Hùng, Lương Văn Bính, 2021)

Cây mai có u cầu cao về dinh dưỡng ở từng giai đoạn, trong một chu kỳ sinh trưởng, ở giai đoạn đầu sau khi phân cành, ra lá, cây cần nhiều đạm (N) để phát triển lộc, cành và lá, đến giai đoạn ra nụ cây cần nhiều lân (P) để tăng trưởng nụ, giai đoạn hồn thành nụ thì cần nhiều kali (K) để kích thích nụ to và đồng đều (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005)

- Vai trị của đạm: Bón đạm cân đối thúc đẩy q trình quang hợp, kích thích thân, lá phát triển Nếu thừa đạm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, chồi lộc phát triển mạnh, chồi hoa khi hình thành, cành vóng, yếu, mất cân đối giữa thân, lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009) Khi thiếu đạm lá xanh chuyển sang màu vàng nhạt, các gân chính bị mất màu, cây còi cọc, thân lá yếu, cây ra hoa sớm nhưng hoa nhỏ, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa (Trần Sĩ Hiếu và cs , 2017) Thời gian từ sau tết đến tháng 7 năm sau là lúc mai sinh trưởng mạnh ra nhiều cành, lá và lộc non, cần phải bón các loại phân có thành phần và tỷ lệ đạm cao như NPK: 30-10-10; NPK: 16- 16-8; NPK: 30-20-10

- Vai trị của lân: Lân có tác dụng lớn trong kích thích rễ cây phát triển và thời kỳ hình thành nụ và hoa, cây có nhu cầu lân cao ở giai đoạn ra rễ và giai đoạn ra nụ, ra hoa, nên vào giai đoạn này cần cung cấp cho cây lượng lân có tỷ lệ cao như NPK: 10-60-10; NPK: 9-45-15; NPK: 10-30-30 bón cho cây

(Nguyễn Quốc Hùng, Vũ Việt Hưng, 2016)

- Vai trò của kali: Kali tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều chất hữu cơ quan trọng như diệp lục, sắc tố, protein , kích thích hoạt động các

enzyme, tham gia q trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp Kali còn làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận như tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh hại… Trong q trình sinh trưởng, phát triển của cây cần bón phân kali tỷ lệ cao hơn vào thời kỳ ra nụ và nở hoa như NPK 10-20-30, 15-15-30 (Đặng Văn Đông, Bùi Hữu Chung, 2015)

- Vai trò của vi lượng: Vi lượng như Cu, Mg, Zn, Fe, Bo là những nguyên tố cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại có vai trị rất quan trọng trong q trình sinh trưởng, phát triển của cây Nếu thiếu vi lượng cây mai sinh trưởng, phát triển khơng bình thường, dễ bị nhiễm một số loại bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng hoa (Nguyễn Thị Mỹ Duyên và cs , 2021) Thiếu chất Fe thì phiến lá mai chuyển màu vàng nhạt, gân lá màu trắng, cây sinh

trưởng chậm Thi ế u k ẽ m (Zn) lá non ph ầ n bìa và gân màu xanh nhưng ph ầ n phi ế n lá gi ữ a các gân chuy ể n vàng Thi ế u ch ấ t bo (B) lá non b ị bi ế n d ạ ng, m ỏ ng, b ề m ặ t xu ấ t hi ện các đố m màu vàng, tr ắ ng Do vậy, trong quá trình sinh trưởng phát triển cần bổ sung các loại phân bón lá cho cây như: Atonik

1,8 LS, Đầu trâu 502, 902 (Nguyễn Thị Thanh Tình và cs 2016)

- Vai trị của phân hữu cơ: Phân hữu cơ là một loại phân hỗn hợp, chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây trồng cần Bón phân hữu cơ sẽ tạo ra sự cân đối về dinh dưỡng cho cây, đồng thời cịn có tác dụng tăng độ mùn và độ tơi xốp của đất, giá thể Phân hữu cơ được sử dụng để bón lót cho mai phải được xử lý mầm bệnh (Dương Quốc Nghị và cs , 2021)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 26 - 27)

w