1 5 Đặc tính về phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 90 - 96)

Việc xác định được thời gian phân hóa mầm hoa có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển hoa mai ra hoa vào các thời điểm mong muốn, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sinh trưởng phát triển và ra hoa của cây mai

Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh (2008) cho thấy ở khu vực phía Nam cây mai thường phân hóa mầm hoa vào tháng 5 - 6, nhưng ở phía Bắc chưa có nghiên cứu nào đánh giá thời gian phân hóa mầm hoa ở cây mai Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá và xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa là rất cần thiết

Theo Bùi Trang Việt (2000) hoa mai hình thành từ chồi ngọn, chồi nách lá qua ba giai đoạn chính: chuyển tiếp phân hóa mầm hoa; hình thành mầm hoa; tăng trưởng nụ và nở hoa

Chuyển tiếp phân hóa mầm hoa: Sự chuyển tiếp phân hóa mầm hoa gây nên các biến đổi mạnh của mô phân sinh ngọn, từ mô phân sinh dinh dưỡng

chuyển thành mơ phân sinh phân hóa mầm hoa Các biểu hiện đầu tiên của sự chuyển tiếp ra hoa không thấy được bằng mắt thường, chỉ biết qua các phân tích tế bào học hay sinh hố học, với sự tăng mạnh hoạt tính biến dưỡng (tổng hợp RNA, ribosome, protein), đặc biệt trong vùng đỉnh Sự chuyển tiếp phân hóa mầm hoa xảy ra đồng thời với sự biến đổi rất rõ của bộ máy dinh dưỡng, sự kéo dài lóng thân do hoạt động mạnh của vùng dưới ngọn của mơ phân sinh phân hóa mầm hoa

Sự hình thành mầm hoa: Sự chuyển tiếp phân hóa mầm hoa cần khoảng 2 - 3 ngày để dẫn tới sự hình thành mầm hoa, tức hình thành cơ quan hoa (quan sát được dưới kính hiển vi): các tế bào ngoại vi phân hóa thành các sơ khởi bầu nỗn và bao phấn, các tế bào sâu hơn bên trong cho các cánh hoa Sự hình thành mầm hoa đã xảy ra nhanh chóng và phát triển thành nụ hoa (nhìn thấy dưới kính lúp, qua lát cắt dọc)

Sự tăng trưởng nụ và nở hoa: Khi mầm hoa tăng trưởng thuần thục và phát triển thành nụ hoa, khi đó nụ hoa tiếp tục tăng trưởng và nở thành hoa

Như vậy, vấn đề đặt ra cho cây mai là cần phải giải phẫu nách lá để xác định được thời gian mầm hoa xuất hiện trước khi mầm hoa phát triển thành nụ Từ đây, có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp như xử lý các chất điều tiết sinh trưởng hay các biện pháp cơ học để tác động đến sự hình thành mầm hoa, sự phát triển nụ và nở hoa theo ý muốn

3 1 5 1 Quá trình hình thành mầm hoa và nụ hoa mai vàng Yên Tử

Theo Nguyễn Quang Đại và Trần Văn Hâu (2008) khi khảo sát sự phân hóa mầm hoa của cây mai Giảo tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, sau 75 ngày (tính từ lúc xuất hiện mầm chồi ở cây) quan sát dưới kính hiển vi thì mầm hoa mới bắt đầu hình thành Cịn đối với cây mai vàng Yên Tử trồng tại Hà Nội quan sát trên kính hiển vi ở thời điểm mầm chồi được 75 ngày tuổi là thời điểm lá đã chuyển sang màu xanh đậm, lúc này mầm hoa chưa xuất hiện

Kết quả nghiên cứu về sự hình thành mầm hoa của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3 15 cho thấy, qua giải phẫu nách lá ở thời điểm chồi đạt 75 ngày tuổi (05/05) chưa thấy mầm hoa xuất hiện, nhưng khi chồi đạt 85 ngày tuổi thì đã thấy có mầm hoa xuất hiện

Bảng 3 15 Kích thước và đặc điểm mầm hoa ở cây mai vàng Yên Tử theo tuổi chồi tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 - 2018

Ở thời điểm chồi 85 ngày tuổi mầm hoa có chiều dài là 30,5 µm và chiều rộng là 24,0 µm, đặc điểm mầm hình thành có hình dạng khối Kích thước mầm hoa gia tăng và tăng nhanh ở thời điểm 100 - 115 ngày tuổi mầm hoa có chiều dài từ 37,1 - 46,2 µm và chiều rộng từ 28,9 - 37,5 µm, lúc này mầm hoa có dạng khối từ hơi tù đến tròn Ở giai đoạn từ 130 - 145 ngày tuổi mầm tăng chiều dài từ 56,9 - 72,6 µm và chiều rộng từ 46,2 - 61,1 µm, khi này mầm hoa ở dạng khối trịn trong có các khối nhỏ mờ

Tuổi chồi (ngày)

Kích thước của mầm hoa(µm)

Đặc điểm mầm hoa Chiều dài mầm hoa Chiều rộng mầm hoa 75(5/5) - - Mầm chưa hình thành 85(15/5) 30,5±1,5 24,0±1,2 Mầm hình thành có hình dạng khối 100(30/5) 37,1±2,0 28,9±1,5 Mầm hình thành có hình dạng khối hơi tù 115(15/6) 46,2±2,0 37,5±1,5 Mầm hình thành có hình dạng khối trịn

130(1/7) 56,9±2,2 46,2±1,4 Khối trịn trong có các khối nhỏ mờ 145(15/7) 72,6±3,0 61,1±2,2 Khối trịn trong có các khối nhỏ

160(4/8) 82,4±3,2 70,2±2,1 Khối trịn trong có các khối nhỏ rõ 175(19/8) - - Mầm nhú ra ngoài nách lá phát triển

Khi chồi 160 ngày (04/08) tuổi lúc này mầm hoa đạt chiều dài là 82,4 µm và chiều rộng là 70,2 µm; mầm hoa có các khối nhỏ nhìn rất rõ Sau đó ở thời điểm 175 ngày (19/08) mầm hoa nhú ra khỏi nách lá để phát triển thành nụ hoa

Kết quả nghiên cứu khảo sát sự hình thành mầm hoa cho thấy, khi quan sát trên kính hiển vi những mầm bật trong giai đoạn cây mai được cắt tỉa lần đầu (tháng 3) thì mầm hoa xuất hiện vào giữa tháng 5

Trong giai đoạn này cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật để q trình phân hóa mầm hoa diễn ra nhanh và tập trung, với mục đích làm ức chế quá trình sinh tổng hợp gibberllin và thúc đẩy ra hoa, một trong các biện pháp kỹ thuật là xử lý Paclobutrazol vào giai đoạn cây có tuổi chồi từ 100 - 130 ngày với nồng độ thích hợp để hỗ trợ cho cây mai vàng Yên Tử phân hóa mầm hoa diễn ra được thuận lợi nhất

3 1 5 2 Sự phát triển của nụ sau khi nhú ra ngoài của cây mai vàng Yên Tử

Giai đoạn từ sau 160 - 175 ngày tuổi thì mầm hoa đã hình thành xong và nhú ra ngồi gọi là nụ Khi nhú ra ngồi, bằng mắt thường có thể quan sát được nụ Kết quả nghiên cứu về sự phát triển của nụ sau khi nhú ra ngoài của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3 16

Nụ hoa 10 ngày tuổi cịn nhỏ, khi nhú ra có hình dài nhọn, có kích thước với chiều rộng 1,4 mm và chiều dài 2,7 mm Từ 10 - 40 ngày nụ vẫn có hình dài nhọn nhưng chiều dài nụ tăng từ 2,7 - 4,9 mm và chiều rộng nụ tăng từ 1,4 -2,5 mm (hình 3 8)

Nụ hình thành được 40 ngày

Nụ hình thành được 70 ngày

Nụ hình thành được 90 ngày

Nụ hình thành được 100 ngày

Hình 3 7 Quá trình hình thành nụ và sự phát triển nụ hoa mai vàng Yên Tử

Kích thước nụ gia tăng dần theo thời gian và hình dạng của nụ cũng thay đổi thành dài hơi bầu, từ 50 - 70 ngày lúc này chiều rộng nụ tăng từ 3,3 - 4,4 mm và chiều dài nụ tăng từ 5,6 - 6,9 mm và ở các giai đoạn này nụ có màu xanh nhạt

Bảng 3 16 Sự tăng trưởng kích thước nụ hoa mai vàng Yên Tử sau khi nhú ra ngoài từ nách lá tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 – 2018

Khi nụ 80 ngày tuổi đã thấy nụ trịn nhơ ra từ nách lá và thấy rõ nụ hoa cái tròn Đến khi loại bỏ hết các lớp vỏ trấu dưới kính hiển vi nhìn thấy búp hoa màu xanh đậm bên trong Kích thước nụ với chiều dài là 7,5 mm và chiều rộng là 5,2 mm, nụ có màu xanh đậm

Đến khi 90 - 100 ngày tuổi, lúc này nụ trịn đã nhơ hẳn ra ngồi nách lá, kích thước của nụ lúc này có chiều dài từ 8,1 - 8,7 mm và chiều rộng từ 5,9 - 6,7 mm và màu sắc nụ đã chuyển từ xanh đậm sang xanh nâu (hình 3 6)

Tuổi nụ sau khi nhú (ngày)

Kích thước của nụ hoa (mm)

Đặc điểm nụ hoa Màu sắc

nụ hoa Chiều dài nụ hoa Chiều rộng nụ hoa 10(29/08) 2,7±0,1 1,4±0,1 Nụ dài nhọn Xanh nhạt 20(08/09) 3,4±0,2 1,7±0,1 Nụ dài nhọn Xanh nhạt 30(18/09) 4,3±0,1 2,0±0,1 Nụ dài nhọn Xanh nhạt 40(28/09) 4,9±0,1 2,5±0,2 Nụ dài nhọn Xanh nhạt

50(08/10) 5,6±0,2 3,3±0,2 Nụ dài hơi bầu Xanh nhạt

60(18/10) 6,3±0,2 3,8±0,1 Nụ dài hơi bầu Xanh nhạt

70(28/10) 6,9±0,2 4,4±0,1 Nụ dài hơi bầu Xanh nhạt

80(07/11) 7,5±0,1 5,2±0,2 Nụ trịn nhơ ra từ nách lá Xanh đậm 90(17/11) 8,1±0,1 5,9±0,2 Nụ trịn nhơ ra từ nách lá Xanh nâu 100(27/11) 8,7±0,2 6,7±0,1 Nụ trịn nhơ hẳn ra từ

Sau khi mầm hoa phát triển ra ngoài gọi là nụ hoa, giai đoạn phát triển nụ kéo dài đến khi nở hoa Vì vậy, có thể chia thời gian sinh trưởng phát triển của cây mai vàng Yên Tử ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ tháng 2 - 8 dương lịch) chủ yếu sinh trưởng phát triển thân, lá và hình thành mầm hoa và ra nụ, còn giai đoạn 2 (từ tháng 9 - 12 dương lịch năm sau) là quá trình phát triển nụ và ra hoa

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sự phân hóa và hình thành mầm hoa để hàng năm có các biện pháp kỹ thuật tác động như cắt tỉa vào giai đoạn đầu năm sau khi trồng khoảng một tháng và thay giá thể phù hợp cho cây

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ tháng 2 - 8) dùng loại phân có hàm lượng N cao và giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ tháng 9 - 12) dùng loại phân có hàm lượng P cao hơn Xử lý loại hóa chất làm rụng lá mai để cây tập trung dinh dưỡng nuôi nụ và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để cho cây ra hoa vào đúng dịp mong muốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 90 - 96)