2 7 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của mai vàng Yên Tử vào dịp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 123)

tết Nguyên đán

Vào những tháng cuối năm (khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau), thời tiết miền Bắc thường lạnh, có những năm rét đậm rét hại kéo dài nhiệt độ xuống dưới 10 0C đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây, nhất là những cây cho hoa vào dịp tết Nguyên đán như mai, đào, đỗ quyên, lily và các loại lan

Nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng, và nếu để tự nhiên cây mai sẽ nở hoa sau tết, ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng cũng như thu nhập của người trồng hoa

Để mai vàng Yên Tử ra hoa đúng dịp tết Nguyên đán, đã có nhiều biện pháp như khoanh vỏ, sốc khô, được thực hiện, nhưng nếu nhiệt độ quá thấp (8 - 10 0C) thì các biện pháp trên cho hiệu quả không cao, lúc này cần thiết phải tăng nhiệt độ để điều khiển cho cây ra hoa vào đúng thời điểm mong muốn (Hà Đặng Văn Đơng, 2015)

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Hà Nội từ tháng 11,12 và tháng 1 năm sau từ 16 - 18 0C, trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 27 - 28 0C, nhiệt độ này rất phù hợp cho cây mai phát triển nụ mà không cần phải tác động nhiệt để mai nở vào tết Vì vậy, để cây mai tại Hà Nội ra hoa vào đúng dịp tết cần phải tăng nhiệt độ để đảm bảo cho nụ mai phát triển Dựa trên cơ sở khoa học này đề tài đã xử lý nhiệt độ ở các mức khác nhau để tìm ra ngưỡng nhiệt độ phù hợp mà vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất lại vừa có hiệu quả cao đến sự ra hoa của cây mai vàng Yên Tử trồng tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng ra nụ của cây mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3 32 cho thấy CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) cho số nụ cao nhất với 95,2 nụ/cây, tiếp đến CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) 90,0 nụ/cây, CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) 92,0 nụ/cây và CT1 (Đối chứng) để tự nhiên là thấp nhất 88 nụ/cây

Thời gian từ xử lý nhiệt độ đến khi ra nụ 90 % cực đại rất quan trọng, đây là chỉ tiêu đánh giá việc tiếp tục hay dừng xử lý để có thể điều chỉnh cho hoa nở vào đúng tết Nguyên đán

Tại thời điểm xử lý, nhiệt độ ngoài trời từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019 trung bình từ 17 - 19 0C, có nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 10 0C, trời mưa phùn, ít nắng, ở điều kiện thời tiết này nụ mai phát triển rất chậm Kết quả ở bảng 3 32 cho thấy, CT1 (Đối chứng) để tự nhiên thời gian từ xử lý nhiệt độ đến ra nụ cực đại 90% kéo dài nhất 52 ngày thời điểm ra nụ là 17/2/2019, CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) là 41 ngày thời điểm ra nụ là 6/2/2019 Còn CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) 30 ngày thời điểm ra nụ 24/1/2019, cuối cùng CT4 (Nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) ngắn nhất 25 ngày, thời điểm ra nụ 20/1/2019

Như vậy, CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) với thời gian xử lý nhiệt độ là 30 ngày cho số lượng đạt cao nhất 95,2 nụ/cây

Đánh giá thời gian từ xử lý nhiệt độ đến ra hoa 10 % cho thấy ở điều kiện tự nhiên CT1 (đối chứng) thời gian để nở hoa là 62 ngày thời điểm ra hoa 10 % là 26/2/2019, đã cho hoa ra sau tết 22 ngày Tương tự CT2 (nhiệt độ 240C ± 10C) nở hoa 10 % sau 52 ngày thời điểm ra hoa là 16/2/2019 cũng nở sau tết Nguyên đán là 12 ngày

CT3 (nhiệt độ 28oC ± 1oC) đã cho ra hoa 10 % sau 38 ngày, thời điểm ra hoa 2/2/2019 trước tết Nguyên đán 2 ngày và CT4 (nhiệt độ 32 oC ± 1oC) hoa ra sau 30 ngày, thời điểm ra hoa 10 % cuối cùng là 25/1/2019, ở nhiệt độ xử lý này đã làm cho cây ra hoa sớm, trước tết 21 ngày

Bảng 3 32 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lượng và thời gian ra nụ, ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

Ghi chú: CT1: để tự nhiên, không xử lý CT2: Nhiệt độ 240C ±10C CT3: Nhiệt độ 280C ±10C CT4: Nhiệt độ 320C ±10C

Thời gian xử lý 25/12/2018 – 24/01/2019 + Trước tết Nguyên đán - Sau tết Nguyên đán

Chất lượng hoa là yếu tố quan trọng quyết định giá trị kinh tế cũng như giá trị thẩm mỹ của cây mai vàng Yên Tử Kết quả ở bảng 4 33 cho thấy, nhiệt độ phù hợp là yếu tố quan trọng để nụ hoa phát triển và cho hoa nở với chất lượng cao nhất, CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) là phù hợp nhất, cho chiều dài cánh 2,15 cm và chiều rộng 1,33 cm, tiếp đến CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) lần lượt 2,06 cm và 1,26 cm, CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) tương ứng 2,02 cm và 1,22 cm chiều rộng, cuối cùng thấp nhất là CT1 (Đối chứng) 2 chỉ tiêu này là 2,03 cm và 1,23 cm

Đường kính hoa cũng thay đổi ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau, thấp nhất CT1 (Đối chứng) 3,78 cm, tiếp đến CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) 3,81 cm, CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) 3,85 cm và cao nhất CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) là 3,95 cm CTTN Số nụ/cây (nụ) Thời gian từ xử lý nhiệt độ đến ra nụ cực đại 90%(ngày) Thời gian từ xử lý nhiệt độ đến ra hoa 10% (ngày) Ngày ra hoa 10% Thời gian ra hoa 10% so với tết Nguyên đán (ngày) CT1 88,0 52 62 26/2 /2019 -22 CT2 92,0 41 52 16/2 /2019 -12 CT3 95,2 30 38 02/2 /2019 +2 CT4 90,0 25 30 25/1 /2019 +21

Bảng 3 33 Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

Ghi chú: CT1: Để tự nhiên, không xử lý CT2: Nhiệt độ 240C ±10C CT3: Nhiệt độ 280C ±10C CT4: Nhiệt độ 320C ±10C

Thời gian xử lý 25/12/2018 – 24/01/2019

Hình 3 8 Hoa mai vàng Yên Tử ở các công thức xử lý nhiệt độ

Độ bền chậu hoa là tiêu chí đánh giá thời gian trang trí làm cảnh, thời gian này càng dài chất lượng hoa càng tốt và ngược lại Độ bền chậu hoa trong các cơng thức thí nghiệm dao động từ 19,3 - 24,0 ngày, cao nhất CT3 (nhiệt độ 28 0C

± 1 0C) là 24 ngày, thấp nhất CT1 (Đối chứng) để tự nhiên 19,3 ngày CT4

(nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) là 19,7 ngày và CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) 21 ngày

CTTN Chiều dài cánh hoa (cm) Chiều rộng cánh hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa chậu (ngày) CT1(Đ/C) 2,00 1,20 3,78 19,3 CT2 2,06 1,26 3,85 21,0 CT3 2,15 1,33 3,95 24,0 CT4 2,02 1,22 3,81 19,7

Như vậy, việc xử lý nhiệt độ đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng hoa cũng như thời gian ra nụ, ra hoa vào dịp tết Nguyên đán Trong đó ở CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) là ngưỡng nhiệt độ phù hợp cho cây mai vàng Yên Tử ra hoa đúng vào dịp tết Nguyên đán trước tết 2 ngày với 95,2 nụ, đường kính hoa 3,95cm và độ bền chậu hoa cao nhất 24 ngày

3 2 8 Ảnh hưởng của GA3 đến sự ra hoa và chất lượng hoa mai vàng Yên Tử

Hoa mai nở tập trung vào các ngày tết (từ ngày 1 - 7 tết) có giá trị thẩm mĩ cao, biểu tượng cho một năm sung túc, nhiều tài lộc Để hoa mai nở tập trung vào thời gian này cần có biện pháp kỹ thuật và chế độ chăm sóc phù hợp từ bón phân, cắt tỉa đến xử lý ra hoa (Nguyễn Văn Đại, Trần văn Hâu, 2008) Điều kiện miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng thời tiết cuối năm thường lạnh vì thế cây mai rất khó ra hoa rộ và tập trung, để khắc phục nhược điểm này đề tài đã nghiên cứu xử lý GA3 để tìm ra nồng độ thích hợp cho cây mai vàng Yên Tử ra hoa tập trung vào các ngày tết Nguyên đán, đáp ứng nhu cầu chơi hoa của người tiêu dùng

3 2 8 1 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng ra hoa tập trung của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội

Mặc dù mai Yên Tử đã ra nụ 90 %, nhưng vào cuối năm nhiệt độ ở Hà Nội thường xuống thấp nên hoa nở rải rác, không đều, chất lượng hoa kém nên để mai ra hoa tập trung là rất cần thiết, đề tài đã xử lý phun GA3 vào nụ với nồng độ 20 ppm, 40 ppm, 60 ppm và đối chứng (không phun), phun 2 lần cách nhau 2 ngày Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 34 cho thấy, tất cả các cơng thức phun GA3 đều có hiệu quả và nhanh hơn đối chứng Thời gian từ phun GA3 đến khi hoa nở 50 % của công thức đối chứng CT4 (đối chứng - không phun) phải mất 15 ngày, CT1 (nồng độ 20 ppm) 13 ngày, CT3 (nồng độ 60 ppm) 12 ngày và ngắn nhất CT2 (nồng độ 40 ppm) là 10 ngày CT2 có thời gian này ngắn hơn so với CT1 do có nồng độ phun phù hợp để hoa nở tập trung, còn CT3 (nồng

độ 60 ppm) chậm hơn CT2 là 2 ngày, nguyên nhân có thể là do nồng độ GA3 cao đã làm ức chế quá trình hoa nở tập trung, dẫn đến hoa nở chậm hơn Như vậy GA3 ở nồng độ 40 ppm (CT2) là thích hợp nhất cho cây mai ra hoa 50 % với thời gian ngắn nhất là 10 ngày

Bảng 3 34 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng ra hoa tập trung của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

Ghi chú: CT 1: Phun GA3 nồng độ 20ppm CT 2: Phun GA3 nồng độ 40ppm CT 3: Phun GA3 nồng độ 60ppm CT 4: Đối chứng - không phun

Thời điểm phun: 27/01/2019 và 29/01/2019

Thời gian phun GA3 đến khi có 80 % hoa nở cho thấy, thời gian này dao động từ 13 - 19 ngày, CT4 (đối chứng) khơng phun có thời gian nở hoa dài nhất tới 19 ngày, (ra hoa 15/2/2019) sau tết 10 ngày, CT3 (nồng độ 60 ppm) là 15 ngày (ra hoa 11/2/2019) sau tết 7 ngày, CT2 (nồng độ 40 ppm) là 13 ngày (ra hoa 09/2/2019) sau tết 5 ngày và cuối cùng CT1 (nồng độ 20 ppm) là 16 ngày, (ra hoa 12/2/2019) sau tết 8 ngày Sự sai khác của CT2 (nồng độ 40 ppm) với CT1 (nồng độ 20 ppm), CT3 (nồng độ 60 ppm), CT4 (đối chứng) có ý nghĩa thống kê ở mức 95 %

Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian từ xử lý GA3

đến… (ngày) Ngày

ra hoa 80%

Thời gian ra hoa 80% so với tết Nguyên đán (ngày) 50% hoa nở 80% hoa nở CT1 13 16 12/02/2019 -8 CT2 10 13 09/02/2019 -5 CT3 12 15 11/02/2019 -7 CT4( Đ/c)_ 15 19 15/02/2019 -10 CV% 10 LSD0,05 2,0

Như vậy, GA3 với nồng độ 40 ppm đã cho hoa nở tập trung 80 % vào tết với thời gian 7 ngày đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất

3 2 8 2 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội

Phun GA3 giúp cho hoa mai nở hoa tập trung và tăng chất lượng hoa, từ đó làm tăng giá trị thương mại và tăng thu nhập cho người trồng mai

Số liệu ở bảng 3 35 cho thấy, quá trình phun GA3 không làm ảnh hưởng đến màu sắc và mùi thơm của hoa mai so với đối chứng (không phun) Các công thức phun và không phun vẫn giữ cho hoa mai có màu vàng chanh và hương thơm dịu

Đường kính nụ dao động từ 0,95 - 0,99 cm, trong đó cao nhất là CT2 (nồng độ 40 ppm) 0,99 cm, còn CT1 (nồng độ 20 ppm) và CT3 (nồng độ 60 ppm) là 0,96 cm, cuối cùng CT4 (đối chứng) 0,95 cm

Về chiều dài nụ, CT2 (nồng độ 40 ppm) là cao nhất 1,43 cm, CT4 thấp nhất 1,32 cm, còn CT1 (nồng độ 20 ppm) và CT3 (nồng độ 60 ppm) lần lượt là 1,34 và 1,33 cm

Đường kính hoa ở các công thức chênh lệch nhau không nhiều, dao động từ 3,82 - 3,96 cm Trong đó đường kính hoa cao nhất ở CT2 (nồng độ 40 ppm) 3,87 cm, CT1 (nồng độ 20 ppm) 3,84 cm, tiếp đến CT3 (nồng độ 60 ppm) 3,83 cm và thấp nhất CT4 (đối chứng) 3,82 cm CT2 (nồng độ 40 ppm) sự sai khác có ý nghĩa ở mức thống kê 95 % so với các công thức CT1 (nồng độ 20 ppm), CT3 (nồng độ 60 ppm) và CT4 (đối chứng)

Độ bền cánh hoa tự nhiên là một trong những tiêu chí mà người tiêu dùng rất quan tâm Độ bền cánh hoa càng dài thí chất lượng hoa càng tốt Ở chỉ tiêu này, các công thức dao động từ 4,0 - 5,8 ngày và đạt cao nhất ở CT2 (nồng độ 40 ppm) 5,8 ngày, thấp nhất CT4 (đối chứng) 4,0 ngày, còn lại CT1 (nồng độ 20 ppm) và CT3 (nồng độ 60 ppm) từ 4,3 - 4,5 ngày

Bảng 3 35 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

Ghi chú: CT 1: Phun GA3 nồng độ 20ppm CT 2: Phun GA3 nồng độ 40ppm CT 3: Phun GA3 nồng độ 60ppm CT 4: Đối chứng - không phun

Thời gian phun: 27/01/2019 và 29/01/2019

Như vậy, việc xử lý GA3 ở nồng độ 40 ppm, đã kích thích sư ra nụ và ra hoa tập trung hơn so với các nồng độ khác và so với đối chứng (không phun) Việc phun GA3 cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa về màu sắc cũng như mùi thơm ở các công thức khơng xử lý và có xử lý GA3

3 3 ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP VÀ SẢN XUẤT MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI

3 3 1 Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng vàra hoa của mai vàng Yên Tử ở các địa phương ra hoa của mai vàng Yên Tử ở các địa phương

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có thể điều khiển được cây mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán cho năng suất, chất lượng hoa cao Các biện pháp kỹ thuật này đã được áp dụng ở một số địa phương của Hà Nội như Gia Lâm, Ba Vì, Sóc Sơn nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát

Chi tiêu CTTN Đường kính nụ (cm) Chiều dài nụ (cm) Đường kính hoa Độ bền cánh hoa (ngày) Màu sắc hoa Mùi thơm hoa

CT1 0,96 1,34 3,84 4,5 Vàng chanh Thơm dịu

CT2 0,99 1,43 3,96 5,8 Vàng chanh Thơm dịu

CT3 0,96 1,33 3,83 4,3 Vàng chanh Thơm dịu

CT4 0,95 1,32 3,82 4,0 Vàng chanh Thơm dịu

CV% 8,4 9,2 9,5

triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây mai vàng Yên Tử, làm cở sở để mở rộng quy mô sản xuất tại Hà Nội và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự nhau, đáp ứng u cầu tiêu dùng và mang lại thu nhập cao cho người sản xuất

Kết quả đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp của đề tài cho cây mai vàng Yên Tử ở các địa phương Hà Nội được trình bày ở bảng 3 36

Bảng 3 36 Một số đặc điểm sinh trưởng, khả năng ra hoa và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử ở các địa phương (năm 2019 - 2020)

Ghi chú: +: Thời gian ra hoa 10% trước tết Nguyên đán

Kết quả đánh giá ở bảng 4 36 cho thấy 3 địa điểm Gia Lâm, Sóc Sơn, Ba Vì đều có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt như tỷ lệ sống đạt 93,2 - 98,5 %, chiều cao cây 117 -120 cm, số cành cấp 1 từ 12,5-13,8 cành, số nụ/cây 92,3 - 95,2 nụ, tỷ lệ nở hoa/cây 95,2 - 97,2 %, đường kính hoa 3,7 - 3,9 cm, độ bền hoa cao từ 22 - 25 ngày và đặc biệt thời điểm ra hoa 10 % ở các địa điểm trước tết Nguyên đán 2 - 3 ngày, tỷ lệ ra hoa đạt từ 93 – 95 %

STT CTTD Gia Lâm Sóc Sơn Ba Đặc điểm hình thái 1 Tỷ lệ sống (%) 98,5 93,2 94,5 Thân cành khỏe, nhiều cành phụ cân đối, với bộ lá xanh, nụ to, hoa đẹp màu vàng chanh, ít nhiễm sâu bệnh hại, được thị trường ưa chuộng

2 Chiều cao cây (cm) 120 117 118

3 Số cành cấp 1 13,8 12,5 12,7

4 Tỷ lệ phân hóa mầm hoa (%) 100 100 100

5 Số nụ/cây (nụ) 95,2 92,3 93,5

6 Tỷ lệ nở hoa (%) 97,2 95,2 95,7

7 Đường kính hoa (cm) 3,9 3,7 3,8

8 Độ bền chậu hoa (ngày) 25 22 23

9 Thời gian ra hoa 10% so với tết

Nguyên đán (ngày) +2 +3 +3

3 3 2 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổnghợp của đề tài cho mai vàng Yên Tử tại các địa phương Hà Nội hợp của đề tài cho mai vàng Yên Tử tại các địa phương Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 123)

w