Khái quát Bảo tàng Quân khu4

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục truyền thống, cách mạng tại bảo tàng quân khu 4 (Trang 31 - 53)

1.2 Tổng quan Bảo tàng Quân khu4

1.2.2 Khái quát Bảo tàng Quân khu4

1.2.2.1 Sự ra đời và phát triển của Bảo tàng Quân khu 4

Hiện nay, Bảo tàng Quân khu 4 thuộc Cục chính trị - Bộ tư lệnh Quân khu 4, nằm trong hệ thống bảo tàng LLVTND Việt Nam. Cơ quan bảo tàng ở trung tâm Thành phố Vinh, trong một quần thể có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: Khu di tích Phượng Hồng Trung Đơ, khu di tích Kim Liên, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng tỉnh Nghệ An, khu du lịch Biển Cửa Lò…

Xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cách mạng là cần lưu giữ, khôi phục và tái hiện một cách sinh động, trung thực truyền thống vẻ vang, lịch sử xây dựng, chiến đấu hào hùng, oanh liệt của quân và dân Khu 4, công

tác bảo tàng đã sớm được Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu 4 hết sức quan tâm, có nhận thức sâu sắc và coi đó là một “cơng tác có vị trí đặc biệt quan trọng và hết sức cấp thiết”. Do đó ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đội ngũ cán bộ văn hóa - bảo tàng của Quân khu 4 đã tổ chức nhiều cuộc sưu tầm hiện vật và trưng bày - triển lãm hiện vật gốc mang tính chất bảo tàng trong kháng chiến chống Pháp và trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu như: triển lãm “Phục vụ hội nghị Quân sự Liên khu” tại Huyện Thanh Chương - Nghệ An (năm 1948), triển lãm Thắng lợi của chiến dịch Lê Lai (năm 1949), chiến dịch Phan đình Phùng (năm 1950), chiến dịch Nam Đông (năm1953), triển lãm đề tài Phong trào 3 nhất (năm 1960), đề tài Tội ác của giặc Mỹ (năm 1962), triển lãm Chiến thắng trận đầu (năm 1964)…Tất cả các cuộc triển lãm này tuy quy mơ cịn nhỏ, nội dung phương tiện trưng bày còn thiếu thốn, giản đơn nhưng đã để lại cho Bảo tàng Quân khu 4 sau này nhiều tư liệu, hiện vật gốc quý hiếm, đồng thời đánh dấu những hoạt động mang tính chất tiền thân chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng Quân khu 4 sau này.

Quán triệt tinh thần nội dung chỉ thị 02 - TTH ngày 4/7/1966 của Tổng cục Chính trị về công tác bảo tồn, bảo tàng, xây dựng nhà truyền thống của các đơn vị, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị cơng tác bảo tàng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, khơng những có tác dụng xã hội trước mắt mà còn cho các thế hệ mai sau. Vì vậy ngày 12/8/1966 Quân khu ủy đã ra nghị quyết “Dù tình huống nào, dù khó khăn bận rộn đến đâu cũng phải sưu tầm và giữ bằng được hiện vật và tài liệu lịch sử để kịp thời giáo dục quần chúng nhân dân, đồng thời lưu lại lâu dài mai sau”.

Ngày 22/9/1966 Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 ra Nghị quyết lãnh đạo quý 4 -1966, trong đó có nội dung nhấn mạnh về vai trị, vị trí và nhiệm

vụ của công tác Bảo tàng Quân khu. Do tính chất, vị trí chiến lược quan trọng của Quân khu 4, nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp vô cùng quyết liệt giữa ta và địch, dưới nhiều loại hình chiến tranh cùng nhiều chiến thuật, chiến lược cũng như kỹ thuật quân sự hiện đại, một mảnh đất giàu chủ nghĩa anh hùng cách mạng và phát triển ngày càng cao, ở ngay một địa bàn có truyền thống cách mạng lâu đời, một nơi như vậy cơng tác Bảo tàng có một vị trí đặc biệt quan trọng và cũng trở thành công tác cấp thiết. Đây là công tác mới và khó khăn do tính chất quyết liệt, khẩn trương, biến động của nó nên Quân khu 4 phải triển khai công tác Bảo tàng càng sớm càng tốt.

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Quân khu về công tác bảo tồn bảo tàng, được thiếu tướng Lê Hiến Mai - Ủy viên trung ương Đảng - Chính ủy Quân khu cụ thế hóa bằng chỉ thị: Phải coi công tác bảo tàng truyền thống ở Quân khu ta là một trận tuyến, chiến đấu giành giật tài liệu, hiện vật với thời gian, với kẻ thù. Vì vàng mất đi có thể mua được, nhưng tài liệu, hiện vật mất đi khơng gì mua lại được.

Sau khi có chủ trương của Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu, Bảo tàng quân khu 4 được thành lập theo quyết định 038/QĐ4 của Tư lệnh Quân khu ngày 22/12/1966 do đồng chí Trung úy Trần Thanh Tâm phụ trách, đồng chí Thái Ngân làm tổ trưởng Đảng. Trong Quyết định nêu rõ: Bảo tàng trực thuộc Cục chính trị Quân khu, dưới sự chỉ đạo của Phòng Tuyên Huấn, nhiệm vụ trước mắt: Tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ trong LLVTQK nhận thức đúng đắn về công tác bảo tàng, phát động phong trào sưu tầm tài liệu lịch sử sâu rộng, đều khắp các đơn vị trong Quân khu. Sưu tầm, lưu giữ, bảo quản xây dựng những bộ sưu tập hiện vật gốc, tổ chức trưng bày các cuộc triển lãm phục vụ nhiệm vụ của Quân khu khi có điều kiện, đồng thời giúp các đơn vị, địa phương xây dựng nhà truyền thống của mình.

Bảo tàng được xây dựng tại Nam Đàn - Nghệ An, địa điểm này tương đối an toàn, cách Bộ Tư lệnh Quân khu 7 km, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, chiến sỹ đến nghiên cứu dễ dàng, đồng thời cũng tạo thành mơt tuyến liên hồn các Bảo tàng trong khu vực.

* Hoạt động của Bảo tàng trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1966 – 1975)

Bảo tàng Quân khu 4 ra đời trong những năm đầu của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc rất ác liệt nên bảo tàng đã phải sơ tán trong rừng núi. Nhưng với tinh thần khơng ngại khó khăn, quyết tâm hồn thành nhiệm vụ; cán bộ, nhân viên, chiến sỹ Bảo tàng Quân khu 4 đã đi vào các trận địa nóng bỏng để khảo sát, phát hiện và sưu tầm hiện vật gốc có giá trị bảo tàng, vừa tích cực học hỏi chuyên môn nghiệp vụ, vừa tiến hành nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khoa học và bảo quản an toàn hiện vật. Bảo tàng lúc này chủ yếu duy trì phục vụ khách tham quan tại chỗ, đồng thời tổ chức hàng trăm cuộc triển lãm trưng bày hiện vật với nhiều quy mơ và hình thức khác nhau. Bởi vì trong điều kiện chiến tranh ác liệt việc đi lại và phương tiện trưng bày gặp rất nhiều khó khăn cho nên Bảo tàng đã có sáng kiến độc đáo đó là dùng “gánh và xe thồ” để chở tài liệu, hiện vật đi triển lãm lưu động ngay các trận địa, ở nhiều địa phương trên địa bàn Quân khu 4. Tiêu biểu như cuộc triển lãm với đề tài “Tay cày, tay súng, tay búa, tay súng” được chia ra làm nhiều nhóm nhỏ để đến với 70 điểm dân cư, các trận địa pháo cao xạ, các trọng điểm giao thông vận tải, phục vụ chiến sĩ và quần chúng nhân dân. Cuộc triển lãm này đã đón được hơn 8.200 lượt người xem, kịp thời tuyên truyền cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta trên các mặt trận. Sau đợt trưng bày triển lãm lưu động này các đơn vị địa phương đã đóng góp cho Bảo tàng hàng trăm hiện vật gốc có giá trị... Có thể nói suốt trong những năm kháng chiến chống Mỹ ,vừa tham gia phục vụ chiến đấu,

vừa xây dựng, Bảo tàng Quân khu 4 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quan trọng, tạo tiền đề cho sự trưởng thành và phát triển sau này.

* Hoạt động của bảo tàng trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ lịch sử mới thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng, đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trọng tâm của công tác Bảo tàng Quân Khu 4 thời kỳ này đó là nghiên cứu khoa học, giáo dục và phổ biến khoa học, nâng cao kiến thức khoa học cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nhằm xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Bảo tàng Quân Khu 4 trong giai đoạn này đã tập trung tiến hành nghiên cứu, chỉnh lý hệ thống trưng bày của mình cho tương xứng với truyền thống lịch sử của Quân khu 4.

Bởi vậy, công tác sưu tầm được bảo tàng đặt lên hàng đầu. Bảo tàng đã cử các đoàn cán bộ đi sưu tầm dài ngày ở các tỉnh Thanh Hóa, Bình - Trị Thiên và đã sưu tầm được hơn 500 hiện vật gốc có giá trị lịch sử văn hóa để bổ sung cho hệ thống trưng bày và kho cơ sở. Công tác kiểm kê bảo quản hiện vật, tài liệu, hình ảnh được thực hiện với quy mơ lớn. Đó là hệ thống kho bảo quản hiện vật được xây dựng đúng quy cách, phương tiện bảo quản hiện vật được trang bị thêm, công tác ghi chép, lập hồ sơ lý lịch cho hiện vật được chú trọng, đảm bảo tính khoa học, nhất là công tác xét duyệt hiện vật và tổ chức nhập kho hiện vật được giải quyết theo đúng quy trình khoa học của bảo tàng. Trong 3 năm (1975 - 1978), Bảo tàng Quân Khu 4 vừa phải chuẩn bị nghiên cứu khoa học, vừa phải chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật để tiến tới trưng bày Bảo tàng tương đối hoàn chỉnh hơn để kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/1979) tại thành phố Vinh. Bảo tàng Quân khu 4 vào thời điểm này đã trải qua 13 năm ra đời và lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của Dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu, cùng với sự giúp đỡ của viện Bảo tàng Quân đội và toàn thể cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4 đã nỗ lực vượt bậc xây dựng Bảo tàng phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của LLVTQK trong từng giai đoạn lịch sử của Dân tộc.

Sau khi đánh thắng oanh liệt cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã ra sức xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng, đồng thời sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động xâm lược mới của kẻ thù, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tầm vóc lịch sử Quân khu 4, cần phải có một nhà trưng bày tương xứng với lịch sử của quân và dân Quân khu 4. Đặc biệt, trong tình hình cách mạng lúc này, công tác giáo dục truyền thống cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 4/1979, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định chuyển bảo tàng Quân khu 4 từ Nam Đàn về thành phố Vinh. Đây là một sự kiện lớn đối với bảo tàng, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu đối với Bảo tàng và là sự đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của bảo tàng Quân khu 4. Từ đây, được sự quan tâm chỉ đạo của Quân khu và cơ quan, ban ngành các tỉnh trên địa bàn, Bảo tàng Quân khu 4 từng bước được cải tạo, nâng cấp khang trang hơn, đẹp hơn đảm bảo tính mỹ thuật cho cơng trình bảo tàng, và khơng ngừng đổi mới nâng cao chất lượng các khâu công tác nghiệp vụ để làm tốt công tác giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho quân dân Quân khu 4 và cả nước.

Bảo tàng Quân khu 4 là một trong những bảo tàng trong hệ thống Bảo tàng Quân đội có số lượng hiện vật nhiều nhất và số lượng khách tham quan

đông nhất hiện nay của tỉnh Nghệ An. Thông qua những hiện vật gốc trung thực, độc đáo, Bảo tàng Quân khu 4 thực sự đã và đang trở thành trung tâm văn hóa, lịch sử của khu vực Bắc Trung Bộ, một địa điểm hấp dẫn đối với khách tham quan trong và ngồi nước. Đồng thời bảo tàng có chức năng bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa quân sự phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ tổ quốc, và có chức năng quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống nhà truyền thống trong LLVTQK 4.

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Quân khu 4 * Cơ cấu tổ chức của bảo tàng Quân khu 4

Hiện nay Bảo tàng Quân khu 4 có biên chế 21 cán bộ, trong đó chủ yếu các cán bộ được đào tạo tại trường Đại học văn hóa Hà Nội, Đại học Vinh, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, được phân bổ về các phòng ban sau:

Ban giám đốc: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. 1. Ban sưu tầm, kiểm kê, bảo quản: 7 người. 2. Ban giáo dục- tuyên truyền: 6 người. 3. Ban hành chính: 6 người.

* Nhiệm vụ của Bảo tàng Quân khu 4

Bảo tàng quân khu 4 thuộc hệ thống bảo tàng lịch sử quân sử Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê bảo quản trưng bày các sưu tập hiện vật về lịch sử quân sự của LLVTQK 4, tuyên truyền giáo dục các giá trị văn hóa quân sự cho mọi đối tượng tham quan. Đặc trưng rõ nét của bảo tàng Quân khu 4 là bảo quản và trưng bày hiện vật gốc và sưu tập hiện vật gốc có giá trị lịch sử, văn hóa - quân sự... phản ánh toàn diện về truyền thống lịch sử, sự chiến đấu, chiến thắng của LLVTQK 4 trong hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; phản ánh những thành tựu đã đạt được của LLVTQK4 trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bảo tàng Quân khu 4 có nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ, bảo quản những hiện vật gốc gồm nhiều loại, đó là các vũ khí, khí tài trang bị chiến đấu các hình thức; các bộ sưu tập về di vật liệt sỹ, sưu tập hiện vật của mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực LLVT, nhật kí chiến tranh, qn tư trang; những hình ảnh tư liệu, tài liệu chữ viết; những, lá cờ, huân huy chương, các bằng khen; xác các loại máy bay,... Các hiện vật bảo tàng và sưu tập hiện vật bảo tàng phục vụ cho công tác trưng bày của bảo tàng Quân khu 4 nhằm giới thiệu quá trình xây dựng chiến đấu, trưởng thành của LLVTQK4 qua các thời kỳ. Qua đó phản ánh sự khốc liệt, những tấm gương hy sinh trong 2 cuộc chiến tranh, tinh thần quyết chiến quyết thắng, mưu trí sáng tạo của quân và dân Quân khu 4.

* Chức năng của Bảo tàng Quân khu 4

Bảo tàng Quân khu 4 thực hiện các chức năng xã hội sau đây:

Chức năng nghiên cứu khoa học

Bảo tàng thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học dựa trên các tài liệu, hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc có giá trị phản ánh quá trình hình thành và phát triển của quân và dân quân khu. Để làm được điều đó, bảo tàng đã hướng vào sự tích lũy hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng, từ đó hệ thống hóa một cách khoa học những thơng tin để phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ tiếp theo như tiếp tục sưu tầm, bảo quản, trưng bày giới thiệu với công chúng tham quan. Bảo tàng tổ chức sưu tầm, thu thập và lựa chọn những tài liệu, hiện vật gốc, các hiện vật được ghi chép lập hồ sơ khoa học pháp lý.

Chức năng nghiên cứu khoa học đòi hỏi bảo tàng phải tổ chức làm việc như những cơ quan khoa học, phát hiện ra những thông tin khoa học để truyền bá, phổ biến những kiến thức mới, những kết quả nghiên cứu phục vụ đời sống con người. Nghiên cứu khoa học cũng đem lại sản phẩm tri thức phục vụ chuyên môn của Bảo tàng Quân khu 4 như hồ sơ lý lịch hiện vật; các bản thuyết minh hướng dẫn tham quan; đề cương khoa học thiết kế, trưng

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục truyền thống, cách mạng tại bảo tàng quân khu 4 (Trang 31 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)