2.2 Các hình thức triển lãm
2.2.2 Triển lãm lưu động
Nghị quyết Trung ương V khoá VIII vạch rõ một trong những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới là:
Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, đưa văn hoá, văn nghệ đến với các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng dân tộc thiếu số, và các vùng xa xôi héo lánh, quan tâm các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi khác nhau, thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hố giữa các trung tâm đơ thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân [3].
Trên thực tế ở nước ta hiện nay đang diễn ra một nghịch lý về hoạt động văn hoá và hưởng thụ văn hoá, khoảng cách đời sống văn hoá giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đời sống văn hoá xã hội ngày càng phát triển nhưng tại nhiều vùng người dân vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu hưởng thụ văn hoá.
Triển lãm lưu động là một trong những hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng ngoài bảo tàng nhằm phát huy hơn nữa nội dung, giá trị của hệ thống trưng bày thường trực của bảo tàng, thực hiện
nhiệm vụ đưa bảo tàng, hiện vật, sưu tập hiện vật, hình ảnh của bảo tàng đến với các cơ sở địa phương, trường học, cơ quan, đơn vị mang lại hiệu quả cao.
Thực hiện Nghị quyết và Chủ trương của Đảng về văn hoá, đồng thời thiết thực nâng cao đời sống tinh thần cho đông đảo quần chúng tại các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, Bảo tàng Quân khu 4 đã chú trọng phát huy công tác triển lãm lưu động, chủ động đưa hiện vật đến phục vụ đồng bào, chiến sỹ vùng sâu, vùng xa. Đây là một hoạt động được bảo tàng tiến hành hàng năm phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước.
Tổ chức trưng bày triển lãm lưu động của Bảo tàng Quân khu 4 với những tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu đã thu hút đông đảo công chúng nhân dân tham quan, góp phần khơng nhỏ trong hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng đối với cán bộ chiến sĩ Quân khu 4 và thế hệ trẻ.
Trước khi tổ chức trưng bày triển lãm lưu động, Bảo tàng Quân khu 4 đã chuẩn bị tốt công tác từ việc lựa chọn, cử cán bộ chịu trách nhiệm đến trang thiết bị trưng bày, từ hình thức đến nội dung trưng bày, đặc biệt là việc lựa chọn hiện vật đưa đi triển lãm. Tuỳ thuộc vào quy mô của cuộc triển lãm mà Bảo tàng Quân khu 4 có thể độc lập tổ chức hoặc phối kết hợp với các bảo tàng, đơn vị và địa phương. Trong nhiều năm qua trung bình mỗi năm Bảo tàng Quân khu 4 tổ chức một đợt trưng bày lưu động bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và kế hoạch hoạt động của bảo tàng, cụ thể từ năm 2000 đến nay như sau:
- Năm 2001 nhân kỷ niệm 54 năm ngày thương binh liệt sỹ, bảo tàng tổ chức triển lãm lưu động với đề tài “Đi tìm đồng đội và di vật nằm cùng hài cốt
liệt sỹ”, tại Sư đoàn 324, Sư đoàn 968 và tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Với
500 di vật nằm cùng hài cốt liệt sỹ và hình ảnh hoạt động của cán bộ, chiến sỹ đội quy tập Bộ chỉ huy Quân sự 6 tỉnh Quân khu, triển lãm này đã phục vụ 20.000 lượt cán bộ, chiến sỹ, nhân dân và khách quốc tế đến tham quan.
- Tháng 7 năm 2001, Bảo tàng Quân khu 4 phối hợp với Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghĩa tình đồng đội” tại Hà Nội.
Đồng chí Nơng Đức Mạnh – Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến xem triển lãm và ghi sổ cảm tưởng: “Tôi vô cùng
xúc động sau khi xem triển lãm. Những hiện vật, tài liệu triển lãm là chứng minh quý giá về cuộc chiến đấu oanh liệt, tinh thần lạc quan yêu đời và vô cùng bình dị của Bộ đội Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”[14].
- Tháng 6 năm 2002, Bảo tàng Quân khu 4 tổ chức đợt triển lãm lưu động với đề tài “Nghĩa tình đồng đội” tại các đơn vị Trung đoàn 206 xe tăng, Sư đoàn 324, đã đón 7.460 lượt cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn hai đơn vị đến tham quan.
- Tháng 4 năm 2003, Bảo tàng Quân khu 4 tổ chức triển lãm lưu động với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới đất nước” phục vụ tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình và cụm kho CK3. Triển lãm đã giới thiệu cho 15.000 lượt cán bộ, chiến sỹ trên địa bàn nhân dân đến xem.
- Tháng 7 năm 2003, Bảo tàng Quân khu 4 phối hợp với Viện Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức đợt triển lãm lưu động với đề tài “Tuổi trẻ
anh hùng bảo vệ Tổ quốc” tại Trung đoàn 176, Sư đoàn 968, Sư đoàn 324,
Thành phố Vinh, Lữ đoàn 16, Trung đoàn 206, Lữ đoàn 215 (Bộ tư lệnh tăng thiết giáp). Đợt triển lãm đã đón 12.750 lượt người xem.
- Năm 2004 nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, 29 năm miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước, Bảo tàng Quân khu 4 phối hợp với Viện Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức đợt triển lãm lưu động với đề tài “Âm vang Điện Biên”, tại Sư đoàn 324, Cụm kho
CK2, Lữ đoàn 414, Trường Quân sự Quân khu. Thông qua nội dung gồm 200 bức ảnh và 100 hiện vật trưng bày, người xem hiểu sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đợt triển lãm đã thu hút 16.000 lượt cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên và nhân dân đến tham quan.
- Năm 2007, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ, Bảo tàng Quân khu 4 phối hợp với Bộ chi huy Quân sự 6 tỉnh của Quân khu, Sở thương binh xã hội 6 tỉnh trên địa bàn Quân khu tổ chức triển lãm đề tài “Uống nước
nhớ nguồn” tại các địa phương trên địa bàn Quân khu 4.
- Năm 2008 nhân dịp trung ương Đảng phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Bảo tàng đã phối hợp với Bộ chi huy Quân sự 6 tỉnh tổ chức triển lãm lưu động với đề tài “Sáng ngời
đạo đức Hồ Chí Minh” tại các đơn vị chủ lực miền tây Quân khu 4.
- Năm 2009, Bảo tàng Quân khu 4 phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm với đề tài
“Huyền thoại Trường Sơn” phục vụ bộ đội và nhân dân địa phương, vùng
sâu, vùng xa tại BCHQS Quảng Bình, E19 - F968, Đoàn KTQP 92.
Ngồi ra, Bảo tàng cịn cung cấp tư liệu cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tham gia triển lãm phục vụ kỉ niệm 65 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 20 năm Quốc phịng tồn dân tại Hà Nội.
- Năm 2009, Bảo tàng tổ chức triển lãm lưu động với đề tài “Thành tựu
64 năm LLVTQK4” tại Thái Nguyên.
- Năm 2010 nhân dịp sơ kết 3 năm và đẩy mạnh thực hiện bước hai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bảo tàng quân khu 4 tiếp tục tổ chức triển lãm lưu động với đề tài: “Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh” tại Trung đoàn 335, Sư đoàn 324 và Lữ đoàn pháo
gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn quân khu trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Năm 2010, Bảo tàng Quân khu 4 tham gia trưng bày triển lãm với đề tài “Chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân năm 2010” tại Hà
Nội và đã đạt giải nhất toàn quân.
- Năm 2013, Bảo tàng tổ chức triển lãm lưu động với đề tài: “Biển đảo
chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” tại Sư đồn 341 ở Thanh Hóa, Lữ đồn
414 ở Nam Đàn - Nghệ An, Sư đoàn 324 ở Đô Lương.
Những đợt triển lãm lưu động của Bảo tàng được đông đảo cán bộ, chiến sỹ và các tầng lớp nhân dân các địa phương hưởng ứng và đánh giá cao, thu hút đông đảo khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách tham quan và điểm trưng bày lưu động của Bảo tàng Quân khu 4 (từ năm 2000 đến 2012)
(Nguồn: Bảo tàng Quân khu 4)
Năm Trưng bày lưu động tại các đơn vị, địa phương
Số lượng khách tham quan 2000 Sư đoàn 341, Ban chấp hành Quân sự tỉnh Thanh
Hố 8000
2001 Sư đồn 324, Sư đoàn 968, tỉnh Quảng Trị, tỉnh
Thừa Thiên Huế 20.000
2002 Lữ đoàn 16, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An 9000
2003
Trung đoàn 176, Sư đoàn 968, Sư đoàn 324, Lữ đoàn 16, Trung đoàn 206, Lữ đoàn 215, Thành phố Vinh
25.125
2004 Sư đoàn 324, Cụm kho CK2, Lữ đoàn 414, Trường
Quân sự Quân khu 16.000
2005 Ban chấp hành Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng
2006 Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lữ đồn 414 16.456 2007 Lữ đoàn 215, Trung đoàn 654, TP Vinh - Nghệ An 17.342 2008 Trung đoàn 1 - Sư đoàn 324, huyện Đơ Lương, Lữ
đồn 414 21.436
2009 Lữ đoàn 283, Thành đoàn Vinh, Đại học Vinh. 19.000
2010
Trung đoàn 5, F324 và Lữ đoàn 16, Trung đoàn 206, Lữ đoàn 215, các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Đô Lương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu- Nghệ An
11.805
2011 Tỉnh Nghệ An 9.500
2012 Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà
Tĩnh, Nghệ An 15.202
2013 Sư đồn 341 ở Thanh Hóa, Lữ đồn 414 ở Nam
Đàn- Nghệ An, Sư đồn 324 ở Đơ Lương 20.320 Công tác trưng bày triển lãm lưu động của Bảo tàng Quân khu 4 tiến hành theo hình thức cùng phối hợp tổ chức trong đó bảo tàng chịu trách nhiệm về nội dung, hiện vật, tư liệu, hình ảnh để trưng bày còn các địa phương chịu trách nhiệm về địa điểm, công tác tổ chức và cùng phối hợp tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và đón khách tham quan.
Có thể nói hoạt động trưng bày triển lãm lưu động của Bảo tàng Quân khu 4 chủ yếu tâp trung ở 6 tỉnh trên địa bàn Quân khu. Với địa bàn phức tạp nên việc đi lại, vận chuyển hiện vật hết sức khó khăn, vì vậy bảo tàng không thể tổ chức những đợt triển lãm có quy mơ lớn, có đầy đủ trang thiết bị như tủ kính, hộp hình, sa bàn...mang theo. Bảo tàng thực hiện các cuộc triển lãm lưu động chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ, dễ dàng trong vận chuyển hiện vật, ít tốn kém, linh hoạt, có thể chuyên chở bằng nhiều phương tiện khác nhau mà vẫn đảm bảo yêu cầu nội dung chủ đề trưng bày đáp ứng được nhu cầu của công chúng ở các địa phương và các đơn vị.. Ngoài ra, Bảo tàng Quân khu 4 còn tổ chức hàng chục cuộc triển lãm phục vụ các cuộc Hội nghị, Đại hội, tiêu
biểu như cuộc triển lãm lưu động Thái Nguyên, Quảng Trị...để kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, ngành quân đội.
Trong các hoạt động trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4, vai trò của cán bộ hướng dẫn khách tham quan vơ cùng quan trọng, trong đó có trưng bày lưu động được diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ở các địa phương. Vì vậy, hướng dẫn viên của Bảo tàng Quân khu 4 đã phải chuẩn bị kỹ càng, chi tiết về nội dung thuyết minh, đảm bảo lượng thơng tin cơ đọng, xúc tích, chính xác nhằm thuyết minh, giải thích cho khách tham quan hiểu được nội dung chủ đề trưng bày thơng qua các tài liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày. Mặt khác khi hướng dẫn, cán bộ thuyết minh còn chú trọng giới thiệu về nội dung, giá trị của những tài liệu hiện vật trưng bày có liên quan đến địa phương và những sự kiện lịch sử diễn ra tại địa phương đó.
Có thể nói, cơng tác triển lãm lưu động của Bảo tàng Quân khu 4 trong nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân vùng sâu, vùng xa, đồng thời phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho đông đảo quần chúng nhân dân Quân khu 4, củng cố tinh thần đoàn kết giữa cán bộ, chiến sỹ và nhân dân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, công tác trưng bày lưu động của Bảo tàng Quân khu 4 cũng được đổi mới về nội dung lẫn hình thức và phương tiện trang thiết bị, góp phần tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và bảo tồn, phát huy giá trị những di sản văn hóa quân sự mà Bảo tàng Quân khu 4 đang lưu giữ.