Trưng bày là ngôn ngữ của bảo tàng, là kết quả nghiên cứu của các khâu công tác nghiệp vụ trước đó. Trưng bày là cầu nối giữa bảo tàng với cơng chúng, là yếu tố quan trọng mang tính đặc trưng phân biệt bảo tàng với các cơ quan giáo dục khoa học khác, là điều kiện để bảo tàng thực thi chức năng giáo dục xã hội của mình.
Hoạt động trưng bày là hoạt động chính để thực hiện chức năng giáo dục của bảo tàng, bởi nó phản ánh đặc trưng của bảo tàng và cũng chính là hoạt động giúp bảo tàng khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Nhu cầu địi hỏi của xã hội với bảo tàng được đáp ứng hay khơng chính là thơng qua hoạt động trưng bày. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống trưng bày và yêu cầu đổi mới hệ thống trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4 là một vấn đề cấp thiết.
Từ hoạt động thực tiễn phong phú, đã đang và có hiệu quả của Bảo tàng Quân khu 4 trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng; chúng ta thấy trưng bày và hướng dẫn tham quan trưng bày có vị trí rất quan trọng. Hướng tới thế kỷ 21, nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách tham quan, chuẩn bị hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và Quân đội, hơn nữa hệ thống trưng bày của Bảo tàng Quân Khu 4 được xây từ năm 1994 nay đã xuống cấp, các trang thiết bị bổ trợ trưng bày cũng đã lạc hậu. Vì vậy bảo tàng cần được nâng cấp và đổi mới về nội dung, giải pháp trưng bày.
Về mục đích của đổi mới trưng bày: nhằm xây dựng được một trưng bày mới có giá trị khoa học, hiện đại và thẩm mỹ cao hơn trưng bày trước đó, đồng thời đòi hỏi phải làm tăng thêm hàm lượng khoa học trong nội dung trưng bày.
Về nguyên tắc: dù đổi mới ở cấp độ nào, kể cả việc bổ sung chỉnh lý và nâng cao trưng bày thì ngun tắc khơng thể thay đổi đó là: hiện vật gốc có giá trị bảo tàng ln là cơ sở, là nền tảng cho trưng bày bảo tàng.
Về nội dung trưng bày: Cần bổ sung những tài liệu, hiện vật gốc phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều thông tin mới về tình hình, nhiệm vụ, theo sát các bước trưởng thành của LLVTQK4, giải quyết sự thiếu hụt của hệ thống trưng bày hiện nay. Công việc này cần phải được nghiên cứu công phu, tranh thủ được trí tuệ đơng đảo của các nhân viên, phối hợp với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực có liên quan tham gia góp ý kiến khoa học trực tiếp và gián tiếp cho nội dung trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4, làm sao để nội dung trưng bày sau khi đổi mới phải thực sự hấp dẫn về nội dung, hiện vật thể hiện tính khoa học cao hơn, bổ sung nhiều tài liệu hiện vật gốc hơn, giải mã được nhiều thông tin hơn mà trưng bày trước đây cịn chưa giải quyết được. Mơi trường sống của tài liệu hiện vật cũng được đề cập sâu sắc hơn như hiện vật gắn với tên tuổi của các nhân vật và con người cụ thể, trận đánh nào, thời gian và không gian diễn ra, sự kiện diễn ra và kết quả thế nào... và đặc biệt là mối quan hệ giữa con người đã sử dụng các tài liệu, hiện vật đó, mối quan hệ của con người cụ thể với các tài liệu hiện vật gốc phải là mối quan hệ biện chứng.
Về giải pháp trưng bày: Để nâng cao chất lượng công tác trưng bày trong thời gian tới, bảo tàng cần có sự thay đổi về nội dung cũng như giải pháp trưng bày, tạo cảm giác mới mẻ cho công chúng mỗi lần đến tham quan. Bảo tàng phải tìm ra giải pháp để trưng bày phong phú, đa dạng, coi trọng kỹ
thuật, mỹ thuật, xử lý khoa học không gian kiến trúc, các tuyến tham quan, khu nghỉ ngơi, tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho người xem. Đối với trưng bày hiện vật, tư liệu phải làm nổi bật được tính trọng tâm, khơng trưng bày tràn lan, gây rối mắt cho khách tham quan. Đổi mới ở một bảo tàng thì bao giờ cũng phải có sự gắn bó chặt chẽ cả bốn yếu tố đó là: nội dung, kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật. Để đổi mới trưng bày Bảo tàng Quân khu 4 về giải pháp rất cần có sự nghiên cứu cơng phu, thận trọng, cần có sự thử nghiệm để kiểm tra hiệu quả của đổi mới trưng bày trước khi thi cơng chính thức.
Bổ sung chỉnh lý nâng cao trưng bày bảo tàng: Có thể nói đây là cơng việc thường xuyên của bảo tàng. Bởi vì chỉ có bổ sung, chỉnh lý nâng cấp thường xun thì trưng bày mới hồn thiện, ngày càng đáp ứng được nội dung và phục vụ đắc lực cho hoạt động giáo dục. Tuy nhiên dù là bổ sung chỉnh lý nâng cao thì đây vẫn là một cơng tác khoa học, vì vậy cần nghiên cứu nghiêm túc, chuẩn bị chu đáo và thực hiện theo quy trình đã được phê duyệt. Bổ sung chỉnh lý nâng cao trưng bày nhằm làm phong phú hơn về nội dung trưng bày chủ yếu là bổ sung và thay thế được tài liệu hiện vật mới có giá trị hơn. Đồng thời làm rõ hơn, dễ hiểu hơn những nội dung, những vấn đề, những sự kiện chưa được giải thích một cách thỏa đáng qua giải pháp trưng bày tại bảo tàng.
Đối với bảo tàng Quân khu 4, chủ trương đổi mới trưng bày đã có từ những năm 1998, bổ sung, chỉnh lý nâng cao cũng đã qua nhiều đợt và vẫn thường xuyên được thực hiện qua các năm. Việc đổi mới trưng bày ở Bảo tàng Quân khu 4 là một cơng việc lớn và đặc biệt là cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể. Để có được một dự án thuyết phục và có tính khả thi thì việc chuẩn bị cần sự công phu và chu đáo, khoa học thật sự.
Chú trọng đầu tư hệ thống chiếu sáng thông minh trong hệ thống trưng bày cũng là một ứng dụng mới ngày càng phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Ánh sáng đối với hiện vật và hệ thống trưng bày không chỉ đơn thuần là chiếu
sáng mà còn là một nghệ thuật. Dưới hiệu ứng của ánh sáng mọi vật sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn với khách tham quan bảo tàng. Do đó Bảo tàng Quân khu 4 cần chú trọng lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh sử dụng những thiết bị cảm ứng theo sự di chuyển của người xem. Thiết bị cảm ứng gắn trên tường hoặc vách trưng bày có tác dụng cảm nhận sự di chuyển của người trong phạm vi 10 - 12m. Khi khách tham quan bước vào một phòng trưng bày hệ thống đèn chiếu sáng sẽ tự động bật sáng dẫn lối và làm nổi bật những giá trị độc đáo của ý tưởng và hiện vật trưng bày, từ đó tạo cho khách tham quan một cảm giác thú vị, tò mò trong suốt chuyến tham quan tiếp theo. Mặt khác nó cũng giúp tiết kiện điện năng, tối ưu hoá hiệu quả sử dụng năng lượng, phù hợp xu thế thân thiện với môi trường trong tương lai.
Bảo tàng Quân khu 4 nên đưa vào sử dụng các thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phục vụ cho trưng bày. Đặc biệt nên ứng dụng, đầu tư lắp đặt công nghệ IT vào hệ thống trưng bày. Cụ thể là các thiết bị nghe nhìn, lắp đặt các tivi chiếu những thước phim tư liệu phản ánh lịch sử của LLVTQK 4, hệ thống máy tính màn hình cảm ứng phục vụ cho việc tra cứu thông tin về hiện vật để hệ thống trưng bày ngày càng hoàn thiện hơn.
Bên cạnh phần tiếng Việt trên các nhãn chú thích hiện vật, cần tiếp tục bổ sung phần tiếng Anh để tạo thuận lợi cho khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Mặt khác bảo tàng nên bổ sung các ghế ngồi ở hành lang của mỗi phòng trưng bày để khách tham quan ngồi nghỉ, thư giãn sau mỗi phần tham quan.
Đa dạng hóa một số bản tóm tắt nội dung, dịch một số tài liệu ra tiếng nước ngồi ở những vị trí, những nội dung thích hợp nhằm tăng thêm những thông tin cho trưng bày, có tác dụng hữu ích cho khách tham quan tự do nghiên cứu, tự tìm hiểu về hiện vật.
Vừa qua Bảo tàng Quân khu 4 đã bảo vệ xuất sắc đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm kê bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Quân khu 4”. Trong đó nhóm đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp và dự án để đổi mới hệ thống trưng bày, vừa mang tính trực quan vừa bảo quản tốt hiện vật của bảo tàng. Dự án đã có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, tỉ mỉ từng hạng mục, từng khâu cơng trình. Vì vậy, trong thời gian tới đề nghị Bảo tàng Quân khu 4 cần có những bản kế hoạch trình lên các cơ quan cấp trên để được kí duyệt làm căn cứ khoa học cho việc bổ sung làm mới hệ thống trưng bày.