Những nhận xét, đánh giá về hoạt động giáo dục truyền thống yêu

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục truyền thống, cách mạng tại bảo tàng quân khu 4 (Trang 106 - 113)

2.6 Hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của

2.6.2 Những nhận xét, đánh giá về hoạt động giáo dục truyền thống yêu

2.6.2.1 Ưu điểm

Bảo tàng Quân khu 4 là một bảo tàng nằm trong hệ thống bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam được hình thành và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Là một bảo tàng thuộc loại hình lịch sử qn sự, khơng chỉ có vai trị quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quân sự mà cịn góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng cho quân và dân Quân khu 4. Trong những năm qua, bằng nhiều hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, sinh động bảo tàng đã thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình và đạt được những thành tựu to lớn.

Trước hết, Bảo tàng Quân khu 4 nhận thức được rằng hệ thống trưng bày hiện vật là ngôn ngữ, phương tiện quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, là cầu nối giữa bảo tàng với khách tham quan. Vì vậy, bảo tàng đã không ngừng đổi mới, bổ sung, chỉnh lý hệ thống trưng bày phù hợp, nhằm thu hút và hấp dẫn khách tham quan. Hiện nay tổng số hiện vật trưng bày của Bảo tàng là 17.000, được trưng bày theo định hướng chính trị của quân đội, xuyên suốt các phần trưng bày đều phản ánh được nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn cách mạng và làm nổi bật vai trò nòng cốt của LLVTQK 4 cùng với sự giúp đỡ của nhân dân qua mỗi thời kỳ, tạo thành dòng chảy liên tục của lịch sử, giúp cho khách tham quan có nhận thức đầy đủ và hệ thống về quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTQK 4.

Để đạt được hiệu quả cao trong trưng bày, bảo tàng đã nghiên cứu tỉ mỉ nội dung từng đề mục, đề tài để xây dựng hình tượng nghệ thuật cho từng phòng, từng mảng trong tồn hệ thống. Bên cạnh đó bảo tàng đã xây dựng các tổ hợp trưng bày theo đời sống thực, như: “Vai trò của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954”, “tổ hợp Ngã ba Đồng Lộc”, ‘địa đạo Vĩnh Mốc”, “sinh hoạt của bộ đội ở chiến trường Đường 9 - Bắc Quảng Trị”, “căn cứ Khe Sanh”... Trong trưng bày, bảo tàng luôn lấy hiện vật gốc làm chính và dùng các loại hình nghệ thuật khác bổ trợ làm nổi bật nội dung, tăng thêm hấp dẫn, giúp cho người xem dễ hiểu, dễ tiếp nhận được nội dung của hiện vật.

Trong giải pháp nghệ thuật trưng bày, Bảo tàng Quân khu 4 đã đề cập đến vấn đề xây dựng hình tượng như: “Ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh năm

1930”, “Bình - Trị - Thiên khỏi lửa” và ngôi làng chiến đấu trong kháng

chiến chống thực dân Pháp. Bằng hình tượng nghệ thuật thể hiện nhịp cầu Hiền Lương để nói lên tội ác của Mỹ - Ngụy chia cắt đất nước ta, hình tượng anh hùng Nguyễn Viết Xuân với lời hô bất tử “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, tình đồn kết quốc tế trong sáng - thuỷ chung giữa hai nước Việt - Lào

anh em... làm cho khơng gian phịng trưng bày sống động, lôi cuốn, có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với người xem.

Hệ thống trưng bày Bảo tàng Quân khu 4 được thiết kế với hình tượng hố cao mỗi chủ đề nhằm gây ấn tượng cho khách tham quan. Đặc biệt, năm 2008 để nâng cao chất lượng, nội dung phục vụ khách tham quan Bảo tàng đã tổ chức biên soạn lại nội dung thuyết minh của hệ thống trưng bày cố định. Và để thu hút đối tượng khách tham quan là người nước ngoài Bảo tàng đã biên soạn thuyết minh phụ đề tiếng Anh ở phịng khách tiết. Khơng chỉ chú trọng giới thiệu những chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bảo tàng Quân khu 4 còn chú trọng đến sưu tập, xây dựng, trưng

bày và giới thiệu về những hiện vật gốc và sưu tập hiện vật tiêu biểu phản ánh tất cả các mặt công tác của LLVTQK4 trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những thành tích, sáng kiến, những tấm gương dũng cảm quên mình của anh Bộ đội Cụ Hồ trên mảnh đất Quân khu 4 ngay cả trong thời bình.

Những cố gắng, sáng tạo đó của Bảo tàng Quân khu 4 đã phát huy cao nhất tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tại bảo tàng, đưa hoạt động tham quan trở thành công cụ giáo dục tư tưởng sắc bén và không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cán bộ, chiến sỹ, nhân dân Quân khu 4 như một số ý kiến đánh giá của khách tham quan.

Không chỉ chú trọng đến các phần trưng bày cố định và trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Quân khu 4 luôn tổ chức các đợt trưng bày chuyên đề, triển lãm lưu động phục vụ đồng bào, chiến sỹ vùng sâu, vùng xa. Từ đó giới thiệu cho đơng đảo quần chúng nhân dân về truyền thống anh dũng, kiên cường của quân và dân Khu 4 trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và những đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4 hôm nay trong bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao đời sống văn hoá cho đồng bào, và thu hẹp khoảng cách đời sống văn hoá giữa các vùng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân cùng hợp tác bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

Song song với việc rèn luyện tác phong, tu dưỡng đạo đức, mỗi cán bộ Bảo tàng Quân khu 4 thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên mơn, hiểu biết xã hội và trình độ lý luận chính trị. Những cán bộ hướng dẫn khách tham quan không chỉ nắm chắc, hiểu sâu những nội dung trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4 mà còn thường xuyên nghiên cứu về lịch sủ LLVTQK4, lịch sử Đảng, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Họ luôn nắm bắt cập nhật những thơng tin thời sư, chính trị xã hội để vận dụng trong công tác hướng dẫn tham quan đối với công chúng khác nhau.

Công tác hướng dẫn tham quan của bảo tàng đã phát huy được ưu thế và đem lại kết quả cao. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng thể hiện ở việc giúp cho đối tượng khách tham quan bảo tàng hiểu sâu sắc hơn về lịch sử của LLVTQK 4, hiểu rõ hơn về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta…

Trong những năm qua, Bảo tàng Quân khu 4 còn làm tốt vai trị của một trung tâm thơng tin tư liệu, trung tâm nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của LLVTQK4. Từ những nguồn tài liệu, hiện vật phong phú của mình, bảo tàng đã giúp cho công việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, chiến sĩ, học sinh sinh viên và các nhà nghiên cứu lịch sử đến nghiên cứu tại Bảo tàng Quân khu 4.

Trong thời kỳ đổi mới, với sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, bên cạnh sự phát triển về mặt kinh tế cũng đã biểu hiện những mặt trái của nó trên nhiều phương diện, trong đó có văn hố. Đó là tình trạng suy thối đạo đức, sự đảo lộn các chuẩn mực và giá trị xã hội, các giá trị văn hoá truyền thống bị lãng quên. Điều đó đặt ra cho Bảo tàng Quân khu 4 cần phải xuất phát từ thực tiễn, sử dụng vũ khí sắc bén của mình là hiện vật bảo tàng, các sưu tập hiện vật độc đáo như sưu tập di vật liệt sỹ, sưu tập bia mộ liệt sỹ, sưu tập nhật ký chiến trường, sưu tập các bức thư của liệt sỹ trước lúc hy sinh…là những đặc trưng riêng có của Bảo tàng Quân khu 4 để giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ, gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bảo tàng Quân khu 4 đã và đang đáp ứng được nhu cầu tham quan học tập, nâng cao kiến thức lịch sử cho đông đảo cán bộ, chiến sĩ, học sinh- sinh viên và quần chúng nhân dân. Cùng với các hình thức hướng dẫn tham quan

sáng tạo, Bảo tàng Quân khu 4 đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn để tổ chức tham quan thường xuyên cho cán bộ, chiến sỹ, học sinh - sinh viên trong các giờ học ngoại khoá, bổ trợ cho các kiến thức lịch sử đã được học trên lớp, đồng thời căn cứ vào trình độ, yêu cầu tâm lý, sở thích của từng đối tượng mà Bảo tàng Quân khu 4 đưa ra những hình thức tham quan phù hợp, phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng của bảo tàng. Những cố gắng đó được chứng minh bằng số lượng khách tham quan đến với Bảo tàng Quân khu 4 trong những năm qua ngày càng cao, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 2.8: Số lượng khách tham quan của Bảo tàng Quân khu 4

Giai đoạn 2009 - 2012

Năm Tại Bảo tàng Lưu động Tổng số (lượt người)

2009 56.200 12.171 68.371

2010 58.101 11.805 69.906

2011 61.332 9.500 70.832

2012 63.279 15.202 78.481

(Nguồn: Bảo tàng Quân khu 4)

Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 với những cố gắng của Ban giám đốc, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Quân khu 4 liên tục đạt được những hiệu quả thiết thực trong hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, học sinh sinh viên và đông đảo công chúng trên địa bàn Quân khu 4. Bảo tàng Quân khu 4 đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội ghi nhận bằng những phần thưởng và danh hiệu cao quý.

2.6.2.2 Một số hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của Bảo tàng Quân khu 4 còn bộc lộ một số hạn

chế. Vì vậy, việc nghiên cứu những tồn tại trong cơng tác giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng tại Bảo tàng Quân khu 4.

Nhà trưng bày Bảo tàng Quân khu 4 được xây dựng sớm nhất trong hệ thống bảo tàng toàn quân, song khi xây dựng chưa xuất phát từ yêu cầu, nội dung, dẫn đến tình trạng nhà mới làm xong, xây dựng tốn kém nhưng không đáp ứng được nhu cầu trưng bày. Trong kiến trúc chưa chú ý đúng mức quy hoạch tổng thể của cơng trình, diện tích xây dựng nhiều, cơng năng sử dụng ít, chưa quan tâm đúng mức nội thất trưng bày. Hệ thống trưng bày của bảo tàng tuy đã được bổ sung, chính lý hàng năm, nhưng trước yêu cầu hiện nay đã phần nào bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Hệ thống nội thất trưng bày đã gần 15 năm nên đang bị xuống cấp, bố cục nội dung cịn q nhiều bảng trích, bản đồ, làm cho hệ thống trưng bày rườm rà, xơ cứng. Về kiến trúc bố trí mặt bằng các phòng, ánh sáng, màu sắc, tuyến tham quan chưa khoa học. Giữa nội dung và hình thức trưng bày có phần chưa hài hồ. Phương tiện trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4 còn nghèo về chủng loại, vật liệu mới chưa được đưa vào hệ thống trưng bày…

Hoạt động hướng dẫn tham quan của Bảo tàng Quân khu 4 chưa có tính ổn định thường xuyên, chủ yếu chỉ tập trung vào những năm hoặc dịp có những ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, quân đội, của Quân khu. Vì vậy, số lượng khách tham quan của bảo tàng hàng năm cũng tập trung vào các ngày lễ lớn trong năm. Bên cạnh đó các hình thức giáo dục khác của bảo tàng như trưng bày lưu động, tổ chức thi tìm hiểu lịch sử truyền thống…cũng chỉ diễn ra vào những ngày kỉ niệm lớn. Chính điều đó làm hạn chế số lượng khách tham quan thường xuyên của bảo tàng.

Nhiều đoàn khách khi đến tham quan bảo tàng không đăng ký trước, nhưng khi đến cửa bảo tàng lại có yêu cầu hướng dẫn, trong khi đó số lượng

cán bộ thuyết minh viên của bảo tàng chỉ có 6 người, do vậy có lúc khơng đủ cán bộ để hướng dẫn cho khách tham quan. Có thể nói do khơng làm tốt khâu đăng ký, lúc nhiều đoàn đến cùng một giờ hoặc số học sinh- sinh viên nhiều trường đến tham quan cùng một thời điểm đã gây lộn xộn làm cho hiệu quả giáo dục của Bảo tàng Quân khu 4 sẽ không đạt được như mong muốn.

Công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh bảo tàng để thu hút khách tham quan bảo tàng Quân khu 4 chưa được thường xuyên nên cũng làm hạn chế sự thu hút các thành phần công chúng khác nhau đễn với bảo tàng.

Trong Bảo tàng Quân khu 4 hiện nay chưa có các hình thức bổ trợ như: phịng chiếu phim, sa bàn động, các phương tiện phục vụ hoạt động hướng dẫn khách tham quan cịn nghèo nàn, hệ thống micrơ, loa đài chưa được trang bị đồng bộ, chất lượng chưa cao, các bản chỉ dẫn, thuyết minh phụ đề ở một số phòng chưa được biên soạn bằng tiếng Anh. Ngoài ra, đội ngũ hướng dẫn viên của bảo tàng tuy đã có sự tiến bộ trong nghiệp vụ nhưng lại chưa đồng đều về trình độ chun mơn. Một số cán bộ, nhân viên hướng dẫn khách tham quan trình độ chun mơn nghiệp vụ bảo tàng chưa được đào tạo chính quy, kỹ năng hướng dẫn hạn chế, yếu về ngoại ngữ nên phần nào cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách tham quan bảo tàng.

Trong thời gian tới, Bảo tàng Quân khu 4 cần hạn chế trên đây đồng thời đề ra những giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng hơn nữa công tác giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho mọi tầng lớp công chúng trong xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA BẢO TÀNG QUÂN KHU 4

3.1 Đổi mới nội dung trưng bày, triển lãm của Bảo tàng

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục truyền thống, cách mạng tại bảo tàng quân khu 4 (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)