Biên đạo múa

Một phần của tài liệu Múa dân gian thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng (khảo sát ở xã mường sang, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 94 - 97)

3.3. Phát huy nghệ thuật múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa

3.3.2. Biên đạo múa

Biên đạo là những nhà sáng tác ra tác phẩm múa trên cơ sở tiếp thu cái cũ vận dụng vào tác phẩm múa. Nhà biên đạo luôn sáng tạo từ chất liệu múa dân gian xưa kết hợp với những yếu tố biến đổi của thời đại nhằm tạo ra được

một tác phẩm nghệ thuật mang giá trị tộc người mà không thiếu đi sự mới mẻ phù hợp với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng hiện nay. Có

những tác phẩm chuyên nghiệp rất thành công, ghi dấu ấn lịch sử trong nghệ thuật múa như một số tác phẩm:

Tác phẩm múa “Hương xuân” Biên đạo múa NSND Chu Thúy Quỳnh, âm nhạc Quang Vinh, đó là tác phẩm múa ấn tượng và đem lại nhiều cảm xúc cho người xem. Đó là cơ gái Thái xuất hiện trong bộ trang phục màu hồng xinh xắn nhẹ nhàng, đầu đội Nậm cùng với đó là những động tác chân bước đi Phong Thổ rất linh hoạt. Trong tác phẩm này NSND Chu Thúy Quỳnh đã

khai thác tối đa vẻ đẹp dịu dàng e ấp của các cơ gái Thái, điều đó được biểu

hiện qua các tuyến đội hình, tuyến đi hợp lý. Biên đạo đã khéo léo thổi hồn và khơng khí của mùa xuân đất trời thiêng liêng đầy màu sắc đến khán giả. Những cô gái tộc người Thái múa nón, múa quạt, múa khăn đã khơng cịn xa lạ với những người làm nghề, nhưng thật mới lạ và đầy tính sáng tạo ở tác phẩm múa Hương xuân, cô gái Thái đầu đội Nậm múa uyển chuyển mang đến một cảm xúc mới mẻ và đầy tính thẩm mỹ nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật múa là kết tinh tài năng sáng tạo trên cơ sở chất

liệu hiện thực chứ không phải là bản thân hiện thực. Nó khơng chỉ là tư tưởng, tình cảm tài năng của nghệ sĩ mà nó cịn là cái đẹp mới.

Nghệ thuật múa phát huy tác dụng chức năng thẩm mĩ đối với con người bằng cách rèn luyện năng lực thẩm mĩ cho con người trên rất nhiều bình diện. Nghệ thuật múa làm cho cảm xúc thẩm mĩ của con người ngày một nhạy cảm đến tinh tế. Do tiếp xúc với nghệ thuật múa mà các giác quan của con người tinh tế, nhạy bén, đưa đến khả năng cảm thụ nhiều hơn, lớn hơn. Ví dụ giữa người khơng hiểu cảm xúc âm nhạc để thể hiện qua động tác và người cảm thụ âm nhạc tốt, có cảm xúc biết múa có tiếp xúc rèn luyện nhiều trong mơi trường âm nhạc kết hợp ngôn ngữ cơ thể múa.

Nhà biên đạo NSND. Đỗ Minh Tiến cánh chim đầu đàn của nền nghệ

hóa đặc sắc của dân tộc. Tác phẩm đi cùng năm tháng tiêu biểu đó là “Xịe hoa” với đầy màu sắc sống động về văn hóa tộc người Thái, tác phẩm có sức ảnh hưởng sâu rộng đến thế hệ trẻ theo nghiệp múa sau này. Không giống Hoa Ban nở, Xịe hoa được ơng khắc họa như một bức tranh phối nhiều gam màu trầm bổng đầy sức lôi cuốn với người thưởng thức. Cô gái Thái cầm tay nhau

xuất hiện trên tuyến đội hình nhịp nhàng, tựa như những dãy núi Tây Bắc ẩn

trong sương sớm quyện với âm nhạc ngân vang lung linh huyền ảo hiện rõ dần trong chuyển động những động tác múa đẹp mắt. Âm nhạc rộn ràng trong không gian rộng lớn đất trời của mùa xuân đầy hi vọng lộc biếc nảy nở. Một

lần nữa, nhà biên đạo đã sử dụng chất liệu múa dân gian Thái cơ bản chạy

xuyên suốt tác phẩm, Từ những động tác múa đạo cụ nhạc như: xòe tay chiến, lê mư tay than, bước vội, phá má hính… ơng đã sáng tạo khéo léo tinh tế trên Xòe hoa hợp lý và đầy cảm hứng. Những động tác múa kĩ thuật điêu luyện, cảm xúc chân thực về nét đẹp văn hóa của tộc người Thái được tái hiện dưới bàn tay nghệ thuật của người nghệ sỹ chân chính muốn chuyển tải thơng điệp mang ý nghĩa sâu sắc, giá trị to lớn của văn hóa tộc người Thái. Các cơ gái Thái tóc búi cao cài bơng hoa trắng trên đầu thể hiện sự duyên dáng, áo cóm trắng cổ trịn dài tay có viền ở phần cổ tay áo, hàng khuy bạc cúc hình con bướm ơm sát cơ thể, váy nhung xanh dài, ngang bụng có sợi dây và đai đẹp mắt, phần chân váy chạy hàng họa tiết tuy đơn gian nhưng vô cùng đẹp mắt. Chiếc váy của những cô gái múa Thái được thiết kế cao hơn váy truyền thống đến mắt cá chân để thuận tiện trong việc di chuyển khi thể hiện những điệu múa linh hoạt có tiết tấu sinh động nhanh nhẹn nhưng vơ cùng nữ tính.

Hai Tác phẩm Múa Nón và Xịe Hoa của NSND. Đỗ Minh Tiến đã thể hiện rõ tình u của ơng đối với tộc người Thái. Chính tình u tộc người đó là nguồn cảm hứng vô tận để ông sáng tác ra những tác phẩm đậm bản sắc văn hóa tộc người Thái. Ơng đã đưa múa dân gian Thái đến gần hơn với khán

giả, được xã hội công nhận, bạn bè quốc tế cơng nhận đó là những giải thưởng danh giá ghi vào lịch sử của nền nghệ thuật múa Việt Nam, thế hệ sau này cần phải học tập, nghiên cứu nghiêm túc để đạt được những thành tựu đó.

Tác phẩm múa: “Mùa hái quả” của Biên đạo NSND Kim Chung, âm nhạc Hồ Trọng Tuấn. Đây là một tác phẩm có tính sáng tạo nghệ thuật dựa trên chất liệu múa dân gian Thái, nhà biên đạo đã phá cách đan xen vẻ hiện đại vào những động tác múa của những cô gái Thái duyên dáng, động tác linh hoạt, đội hình chuyển hợp lý kết hợp với phần âm nhạc âm hưởng dân gian truyền thống của tộc người Thái đã tạo được một tác phẩm hay.

Nghệ thuật múa đào luyện năng khiếu thẩm mĩ, tức là tạo ra năng lực sáng tạo, đánh giá cái đẹp ở con người. Năng lực thẩm mĩ là một sự trao truyền, học tập lẫn nhau qua nhiều thế hệ. Khơng ai có thể sáng tạo hay thưởng thức được nghệ thuật múa nếu chưa hề biết đến nghệ thuật múa là gì. Chỉ có tơi luyện trong nghệ thuật thì năng lực nghệ thuật múa mới phát triển. Có vấn đề tài năng trong lĩnh vực này, nhưng tài năng đó là cả một sự hun đúc của nhiều thế hệ. Nghệ thuật múa hun đúc cho con người khả năng cảm thụ tinh tế, đánh giá chính xác cái đẹp trong cuộc sống, đồng thời, hình thành cho

con người một nhận thức sâu sắc về cái đẹp. Thưởng thức nghệ thuật múa

đồng thời là sự tiếp nhận giáo dục về nghệ thuật. Kiến thức về nghệ thuật không thể và chỉ đơn thuần là kết quả sự tiếp thụ theo con đường giáo dục bởi khoa mỹ học theo trường lớp sách vở mà còn bằng cả con đường trực tiếp thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Múa dân gian thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng (khảo sát ở xã mường sang, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)