Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực và các nước, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng hơn, cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc tham gia trong thế vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội, vừa đưa lại nhiều thách thức. Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến cơ cấu và sự phát triển kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia vào phân cơng lao động tồn cầu; đồng thời mỗi biến động của nền kinh tế thế giới đều tác động đến nền kinh tế của các quốc gia, nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ hội nhập và trình độ thích ứng của nền kinh tế mỗi nước. Những hoạt động mang tính kinh tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (cơng nghiệp điện ảnh, nghe nhìn; cơng nghiệp phát thanh, truyền hình; cơng nghiệp vui chơi giải trí...), khơng nằm ngồi những tác động đó. Yếu tố này tác động nhiều mặt đến phát triển nhân lực văn hóa – nghệ thuật gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng con người, xây dựng gia đình đang là xu thế của thời đại: Các quốc gia đều nhận thức văn hóa trở thành động lực và hệ điều tiết sự phát triển kinh tế-xã hội, lấy phát triển nguồn lực con người làm mục tiêu trung tâm. Chính sự đề cao giá trị văn hóa và nhân lực văn hóa – nghệ thuật có tác động trực tiếp, là mục tiêu và cũng là động lực để đổi mới chính sách quản lý đối với nguồn nhân lực nói chung và tại Nhà hát Tuồng Việt Nam nói riêng.
- Giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa nghệ thuật, thể thao đang diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. Q trình giao lưu, hội nhập quốc tế về
văn hóa nghệ thuật có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao; đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện truyền bá sản phẩm văn nghệ, của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và cơng chúng. Yếu tố này thúc đẩy, địi hỏi khắt khe và tạo ra sự cạnh tranh và cả thách thức đối với công tác QLNNL ở lĩnh vực này.
- Tồn cầu hố, “thế giới phẳng”, “nhỏ dần và chật chội hơn”, mọi quốc gia đều có thể tiếp cận, tham gia trực tiếp vào các khâu, các chuỗi giá trị gia tăng tồn cầu nếu có nguồn nhân lực được chuẩn bị và đào tạo tốt. Đây là yếu tố mang tính kinh tế địi hỏi công tác QLNNL phải phát triển theo hướng “kinh tế hóa” hơn nữa.
Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang làm phương thức thỏa mãn nhu cầu văn hóa, văn nghệ cũng có sự thay đổi do. Những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hố dân tộc (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ), giá trị sáng tạo và cơng nghệ cao (tính hiện đại) là những xu hướng lựa chọn trong nhu cầu cuộc sống. Tất cả những điều đó địi hỏi trình độ và kỹ năng của nhân lực phải khơng ngừng nâng lên và thường xuyên thay đổi để phù hợp và kịp bắt nhịp với những cái mới do tiến bộ khoa học-công nghệ đem lại.