Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại nhà hát tuồng việt nam (Trang 75 - 78)

Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Nhu cầu thụ hưởng văn hóa của đơng đảo quần chúng nhân dân và sự đa dạng văn hóa là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho các văn nghệ sĩ; nhiều đề tài, tác phẩm có sức sống ra đời xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội là điều kiện thuận lợi làm phong phú nội dung đào tạo nhân lực văn hóa.

Trong những qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung và lĩnh vực Tuồng nói riêng, thể hiện trong các chính sách, đặc biệt là việc tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao, mở ra cơ hội phát triển nhân lực văn hóa nghệ thuật, gia đình, thể dục thể thao một cách bài bản, hệ thống.

Việc đổi mới cơ chế quản lý từ bao cấp sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã góp phần tạo ra sự năng động, chủ động cho các Nhà hát. Kinh nghiệm hoạt động văn hóa – văn nghệ - biểu diễn qua hơn 30 năm đổi mới là bài học quý báu cho Nhà hát Tuồng Việt Nam vươn lên,

phát triển. Sự đầu tư nhiều mặt của Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác QLNNL văn hóa nghệ thuật được đổi mới và hồn thiện thêm.

Cơng nghệ thơng tin, truyền thơng và các công nghệ hiện đại ứng dụng ngày càng mạnh trong đào tạo văn hóa, thể thao: Karoke trong dạy hát, công nghệ 3D trong mơ phỏng hình họa, vẽ, làm phim; cơng nghệ vật liệu trong sáng chế nhạc cụ, dụng cụ thể thao... là cơ hội thuận lợi để đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhân lực.

Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng, dần hình thành các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là điều kiện thuận lợi, kích thích các hoạt động văn hóa nghệ thuật và đào tạo, huấn luyện phát triển nhân lực.

Có thể thấy, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và tác động của cuộc cách mạng cơng nghệ, nghệ thuật Tuồng nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung chịu sự tác động lớn của của sự biến đổi xã hội. Sự bùng nổ của các phương tiện nghe nhìn hiện đại thời hội nhập, cùng với các loại hình nghệ thuật đương đại đang tác động mạnh mẽ tới thế hệ trẻ. Mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động tới đời sống xã hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật. Sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai càng làm cho hồn cốt của nghệ thuật truyền thống như Tuồng Việt mờ dần bản sắc. Con đường phát triển của nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là âm nhạc dân gian truyền thống khơng mấy dễ đi. Chính vì thế, khi bước vào tự chủ, những tổ chức nghệ thuật truyền thống như Tuồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ tan rã khi khán giả quay lưng.

Đặc biệt, với sự cạnh tranh của nhiều phương tiện truyền thơng và các loại hình giải trí khác, Nhà hát Tuồng Việt Nam cần phải xây dựng những tác phẩm có nội dung chất lượng cao. Bên cạnh đó, địi hỏi các nội dung tác phẩm phải gắn với hơi thở đời sống, phải đầu tư trang thiết bị hiện đại hay những dịch vụ tiện ích để phục vụ khán giả.

Hiện nay, cơng chúng có thị hiếu đa dạng và khác biệt dựa trên sự phân hóa các nhóm và tầng lớp xã hội. Chính đặc điểm này địi hỏi các tác phẩm, các kênh phân phối sản phẩm nghệ thuật phải nghiên cứu thị hiếu và khả năng chi trả của nhóm, nghĩa là phải có tư duy và phương pháp tiếp cận thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu, thay vì các mục tiêu phát triển chung chung, không theo thị trường.

Một trong những bối cảnh hiện nay mà Nhà hát Tuồng Việt Nam không thể khơng tính đến đó là xu hướng tự chủ. Cơ chế tự chủ sẽ thúc đẩy NNL trong Nhà hát phải tự chuyển mình để thích ứng với xã hội đang thay đổi. Khi cịn bao cấp, tồn bộ khoản chi tiền lương, tiền bồi dưỡng, thù lao biểu diễn, vận hành tổ chức, đi biểu diễn phục vụ vùng sâu vùng xa… đều được Nhà nước cấp hàng năm. Khi được trao quyền tự chủ, Nhà hát sẽ phải chủ động tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tìm kiếm thị trường, cắt cử, bố trí nhân viên cho từng công việc, quản lý chi tiêu tài chính.... Điều đó sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả QLNNL: Nhân lực không bị dư thừa trong mỗi công việc, số buổi biểu diễn tăng do chủ động tìm kiếm các hợp đồng bên ngoài, thắt chặt trong quản lý chi tiêu, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện hơn. Ngoài ra, phân phối tiền lương của đơn vị sẽ gắn với chất lượng, hiệu quả công việc… Hướng đi này cũng tạo cơ sở để Nhà hát Tuồng Việt Nam nhanh chóng thích nghi với quy luật của nền kinh tế thị trường, khuyến khích sáng tạo, xóa bỏ sự trì trệ, lực cản trong tư duy bao cấp, trông chờ vào ngân sách Nhà nước. Sự thay đổi này cũng đồng thời kích thích sự cạnh tranh sáng tạo của từng bộ phận, từng nghệ sĩ trong Nhà hát.

Nếu sân khấu ca nhạc, một loại hình nghệ thuật có khán giả hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn khi tự chủ thì những loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống kén khán giả, ít vở diễn mới như tuồng, thì việc tạo được nguồn thu để trả lương và các chi phí thơng thường cho đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ, công nhân viên của tổ chức là rất khó khăn. Chẳng hạn, rạp Hồng Hà, một tuần 02 buổi diễn thì có buổi trong rạp chỉ có 05 đến 06 khán giả. Những hội diễn, liên hoan sân khấu tổ chức hàng năm khơng bán vé, chỉ có giấy mời nhưng khán giả đến cũng không nhiều. Mặt khác, lương thấp, nghề nghiệp không ổn định nên ngày càng ít học sinh theo học các ngành nghệ thuật tuồng, từ đó dẫn đến việc thiếu NNL trầm trọng.

Một vấn đề nữa đặt ra trong bối cảnh hiện nay mà Nhà hát Tuồng Việt Nam phải đối mặt đó là, khi tự hạch tốn thu chi sẽ dẫn tới việc Nhà hát phải xây dựng các chương trình đảm bảo doanh thu và thậm chí, chạy theo thị hiếu của một bộ phận khán giả. Trong bối cảnh ấy, sẽ khó có những tác phẩm mang giá trị tư tưởng, nghệ thuật xứng tầm của một tổ chức nghệ thuật quốc gia. Hiện nay, Bộ VHTTDL đã thực hiện lộ trình tự chủ đối với những tổ chức nghệ thuật công lập do Bộ quản lý trực tiếp. Đối với các tổ chức này dù bị cắt giảm kinh phí nhưng Nhà nước lại mở cơ chế đặt hàng các tác phẩm nghệ thuật. Nghĩa là khi các tổ chức NTBD xây dựng được kịch bản hay, được lãnh đạo Bộ VHTTDL duyệt,

thì Nhà nước sẽ cấp kinh phí để xây dựng chương trình, trả lương cho diễn viên... Vì thế, đây cũng vẫn là một cơ hội để Nhà hát Tuồng Việt Nam đổi mới, vừa thích ứng với thị trường, vừa đảm bảo tính chính trị trong các sản phẩm nghệ thuật của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại nhà hát tuồng việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)