Mơ hình quản lý lễ hộitại Gia Lâm

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội truyền thống ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Thực tiễn trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ở huyện Gia Lâm cho thấy mỗi lễ hội có một phương thức quản lý và cách thức tổ chức khác nhau tùy thuộc vào quy mơ, loại hình, mục đích, địa bàn tổ chức lễ hội, tuy nhiên ở huyện Gia Lâm có thể quy về 2 dạng mơ hình chính như sau:

2.2.1. Mơ hình quản lý và tổ chức mang tính cộng đồng tự quản

Trong các lễ hội dạng này, vai trò tự quản của cộng đồng được hiện diện ở tất cả các khâu, các mắt xích chính của việc tổ chức và quản lý lễ hội: từ việc lên kế hoạch, nội dung và tiến hành lễ hội đến việc thực hành lễ, tổ chức các hoạt động hội; trong quản lý các nguồn thu, chi; trong việc trùng tu, tơn tạo di tích; trong bảo vệ cảnh quan mơi trường, giữ gìn an ninh xã hội (từ quản

lý hàng quán, theo dõi trật tự trị an cho đến những công việc nhỏ như thu vé vào cửa, trông giữ xe...). Trong lễ hội, ban quản lý di tích, BTC lễ hội được thành lập theo cơ chế lựa chọn những đại

diện trong thơn xã. Từ ban quản lý di tích, BTC lễ hội bầu ra ban thường trực gồm những người có sức khỏe, nhiệt tình, trung thực, hiểu biết về di tích để điều hành các nhóm việc trọng yếu: xây dựng kịch bản, tổ chức luyện tập, thực hành nghi lễ, trông coi an ninh, trật tự, quản lý dịch vụ, đối ngoại, tuyên truyền, tiếp nhận công đức… Các bậc cao niên am hiểu về di tích, lễ hội được trọng dụng. Sự trao truyền di sản qua các thế hệ vì thế được duy trì.

Có thể nói, đây là một mơ hình quản lý thuần túy do cộng đồng đảm trách rất thành công với mọi hoạt động lễ hội. Do vậy, lễ hội này còn lưu giữ được những nghi lễ, những màn diễn xướng dân gian độc đáo mà ít có lễ hội truyền thống nào có được. Với mơ hình tổ chức và quản lý lễ hội mang tính cộng đồng tự quản có những ưu điểm khơng thể phủ nhận như: bảo lưu rất tốt các yếu tố truyền thống, các giá trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một, pha tạp. Người dân thực sự là chủ nhân của lễ hội, có ý thức trân trọng di sản của mình. Trong các hoạt động lễ hội thường khơng có sự dàn dựng hay can thiệp của các nhà chuyên môn, các diễn viên chuyên nghiệp, khơng có sự sân khấu hóa.

Tuy nhiên, bênh cạnh những ưu điểm thì mơ hình này cịn có những hạn chế, tồn tại. Khi đưa ra ý kiến về mơ hình quản lý này, ơng Đặng Văn Hải- phó chủ tịch UBND xã Kim Sơn cho rằng: “Thực tế cho thấy ở lễ hội Nghè Keo những năm về trước còn nhiều các vấn đề

nổi cộm về an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, các hàng quán bày bán tràn lan, gây mất mỹ quan, các mặt hàng khơng được kiểm định về an tồn thực phẩm; các loại ấn phẩm như xem tử vi, bói tốn được bày bán cơng khai, Về phương diện tài chính, tuy lễ hội có được nguồn thu cơng đức rất lớn và ổn định, nên toàn bộ hoạt động tổ chức, quản lý lễ hội ban quản lý di tích đều tự trang trải được. Nhưng vấn đề công khai, minh bạch tài chính khơng được thực hiện, chính quyền xã và ngay cả nhân dân của thơn cũng khơng thể biết”.

2.2.2. Mơ hình kết hợp vai trị tự quản của cộng đồng với sự hỗ trợ của Nhà nước

Đó là những lễ hội mà việc tổ chức các hoạt động lễ và hội vẫn do cộng đồng quyết định và thực hiện là chính, tuy nhiên, đã có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của các ban, ngành chính quyền và đồn thể. Kinh phí tổ chức lễ hội cũng được Nhà nước tài trợ một phần và sự hỗ trợ của chính quyền thể hiện rõ nhất ở các khâu an ninh, trật tự với sự tham gia của các lực lượng công an, cảnh sát, y tế… Ngồi ra, chính quyền cũng can thiệp sâu vào việc quản lý các nguồn kinh phí thu được từ lễ hội. Đơn cử như các lễ hội đền Gióng ở xã Phù Đổng, lễ hội đền Bà Tấm ở xã Dương Xá, lễ hội đình làng Bát Tràng… Ở lễ hội đền Gióng ở xã Phù Đổng, chính quyền cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chun mơn có sự tham gia tích cực vào các hoạt động tổ chức lễ hội. Toàn bộ các hoạt động về nghi lễ, thực hành nghi lễ đều do cộng đồng dân cư nơi đây tồn quyền tổ chức, vai trị thực hành lễ hội của cộng đồng được phát huy tối đa. Các nội dung về công tác an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm, hạn chế tệ nạn xã hội… đều có sự can thiệp của chính quyền các cấp; Về mặt tài chính, 100% số tiền thu được từ các nguồn thu được UBND xã quản lý, công khai minh bạch rõ ràng, báo cáo cụ thể chi tiết với UBND cấp huyện và quần chúng nhân dân, sau khi cân đối thu chi số tiền còn lại một phần được gửi ngân hàng để dùng cho các hoạt động tổ chức lễ hội năm sau và tu bổ di tích và một phần được chuyển về quỹ khuyến học của xã. Đây có thể xem là một mơ hình điểm về phương thức quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống hiện nay ở huyện Gia Lâm, bởi ưu điểm nổi trội của mơ hình dạng này là vừa phát huy được vai trò tự quản của cộng đồng, tận dụng tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân, đồng thời có sự giám sát, điều chỉnh kịp thời của các cơ quan chức năng khi có những vấn đề nổi cộm xảy ra. Với tư cách là một nhà quản lý lễ hội, ơng Huỳnh Đức Hiểu- cán bộ Văn hóa xã Dương Xá cho rằng: “Từ thực tế công tác quản lý lễ hội của xã Dương Xá hiện nay, quan điểm chung về quản lý, tổ

chức lễ hội truyền thống của xã đó là: Tơn trọng các chủ thể văn hóa, trao quyền tự quyết và tự quản cho cộng đồng địa phương. Tùy theo quy mơ, tính chất, mà mức độ can thiệp của chính quyền nhiều hay ít, tuy nhiên, chỉ chú trọng quản lý về mặt hành chính, pháp luật, định hướng, cịn việc tổ chức cụ thể để cộng đồng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Điều này sẽ là một sự khích lệ đối với mọi phía, làm cho người dân thấy lễ hội thực sự mang lại lợi ích cho họ, từ đó sẽ nỗ lực làm cho lễ hội ngày một phát triển tốt hơn”.

Với quan điểm trên, đến nay tất cả các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm đều thực hiện việc quản lý và tổ chức theo mơ hình phối kết hợp giữa sự tự quản của cộng đồng và sự quản lý, điều tiết hợp lý của chính quyền các cấp và đây là mơ hình chính trong cơng tác quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống tại huyện Gia Lâm hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích thực trạng các hoạt động quản lý lễ hội truyền thống của các cơ quan quản lý trên địa bàn Huyện

2.3. Các hoạt động quản lý lễ hội

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội truyền thống ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)