3.1. Các yếu tố tác động và những định hướng cơ bản
3.1.1. Các yếu tố tác động đến quản lý kinh doanh dịch vụ văn hóa ở quận
3.1.1.1. Tác động của q trình tồn cầu hóa
Trước hết, đó là sự tác động của các yếu tố về chính trị, kinh tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự bùng nổ của khoa học, của công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng mới về chất trong lực lượng sản xuất đã dẫn đến sự thay đổi về phương thức sản xuất và kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh các dịch vụ văn hóa nói riêng, đưa nền kinh tế thế giới phát triển sang trình độ mới nền kinh tế tri thức. Tri thức được xã hội hóa, tri thức được trao đổi trên thị trường như các loại hàng hóa khác và có sự liên kết chặt chẽ giữa tri khoa học xã hội với tri thức khoa học tự nhiên.
Việc tri thức hóa các q trình xã hội khơng những có tính quyết định đối với giá trị hàng hóa vật chất, hàng hóa văn hóa, mà cịn có ảnh hưởng làm chuyển biến sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan của con người trong xã hội. Cùng với xu hướng biến đổi sâu sắc về mặt xã hội, là những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế và thể chế quản lý, đặc biệt là quản lý lĩnh vực văn hóa, quản lý hoạt động KDDVVH.
Sự tác động của tồn cầu hóa đến quản lý lĩnh vực văn hóa được diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: từ tư tưởng, đạo đức lối sống; giáo dục, đào tạo; phát triển khoa cơng nghệ; phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; đến lĩnh vực văn học nghệ thuật; điện ảnh; các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo; phát triển ngôn ngữ dân tộc; dịch vụ văn hóa; lĩnh vực xuất nhập khẩu văn hóa; và vấn đề quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh cá dịch vụ văn hóa.
Có thể thấy những tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh các dịch vụ văn hóa:
- Tạo ra động lực văn hóa - xã hội mới bằng nhiều cách biểu hiện với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ văn hóa có giá trị nhân văn, giá trị khoa học kỹ thuật mới. Các đối tượng tiêu dùng, hưởng thụ hàng hóa văn hóa có cơ hội tiếp nhận các giá trị mới, tăng tính sáng tạo và nhân văn của nền văn hóa quốc gia.
- Hoạt động sản xuất và kinh doanh các dịch vụ văn hóa góp phần mở rộng giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chủ thể văn hóa. Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa góp phần quảng bá văn hóa dân tộc.
- Nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các dịch vụ văn hóa, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân trên các địa bàn, thúc đẩy kinh tế dịch vụ văn hóa phát triển.
Những tác động tiêu cực:
- Nếu buông lỏng quản lý đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, các hoạt động kinh doanh sẽ chạy theo lợi nhuận, làm biến đổi giá trị dân tộc. Các sản phẩm văn hóa độc hại sẽ hướng người tiêu dùng đề cao giá trị của nền văn minh kỹ trị, đề cao sự hưởng thụ, sống gấp…, suy thoái đạo đức, lối sống.
- Việc kinh doanh các sản phẩm văn hóa độc hại, sẽ góp phần tạo khả năng xuyên quốc gia của các tệ nạn xã hội của thế kỷ (ma túy, mại dâm, khủng bố….), tăng hiện tượng “áp đặt văn hóa”, “xâm lăng văn hóa”... nhất là khi ngành cơng nghiệp văn hóa của chúng ta cịn chưa phát triển.
3.1.1.2. Tác động của phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế là đặc trưng quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội của chúng ta hiện nay. Q trình đó đã tác động đến quản lý lĩnh vực văn hóa nói chung và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa nói riêng trên một số phương diện sau:
Về mặt tích cực:
- Tác động vào q trình thay đổi tư duy về quản lý văn hóa và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa. Nhận thức về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Văn hóa khơng chỉ được nhấn mạnh ở việc thực hiện chức năng chính trị-tư tưởng, chức năng giáo dục xã hội, mà còn thực hiện chức năng kinh tế-xã hội.
- Quản lý hiệu quả kinh doanh dịch vụ văn hóa sẽ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống văn hóa của cơng chúng; góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa giữa các tầng lớp dân cư.
- Kinh tế thị trường thúc đẩy ngành kinh doanh dịch vụ văn hóa phát triển, là một trong những nguồn lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Phát triển dịch vụ văn hố khơng những có vai trị hiện đại hố nền văn hố dân tộc, mà cịn có ý nghĩa là một ngành kinh tế mới, đầy tiềm năng.
- Trong cơ chế kinh tế thị trường, người tiêu dùng được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ văn hố một cách bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử. Xuất nhập khẩu văn hoá phẩm sẽ tăng nhanh, có điều kiện đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá văn hoá dân tộc với thế giới và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hố. Đây chính là dịp để chúng ta rà xét lại cơ chế, chính sách quản lý
trên lĩnh vực văn hố nói chung; xây dựng, sửa đổi hoàn thiện thể chế về kinh doanh các dịch vụ văn hóa cho phù hợp với những chuẩn mực của thế giới.
Về thách thức: Trước hết, từ phương diện giá trị: dù quan niệm như thế
nào thì hàng hóa văn hố, các dịch vụ văn hóa với ý nghĩa sâu xa nhất của nó vẫn là những giá trị. Sản xuất và kinh doanh dịch vụ văn hóa trong cơ chế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thách thức lớn nhất vẫn là làm sao để khỏi chệch hướng phát triển văn hoá: giữa giá trị xã hội, đạo đức, thẩm mỹ với giá trị thương mại.
3.1.2. Những định hướng cơ bản
Định hướng chung
Định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa đối với các hoạt động KDDVVH của quận Xaythany phải xuất phát từ quan điểm của Đảng về văn hóa và đổi mới quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn mới, cũng như yêu cầu chung của sự nghiệp phát triển quận Xaythany trong giai đoạn hiện nay.
Phát triển văn hóa giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được diễn ra trong bối cảnh đất nước Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng ba mươi năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là giai đoạn Lào chủ động hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu. Đó là:
- Để quản lý các hoạt động KDDVVH ở quận có hiệu quả, quản lý văn hóa phải thực hiện có hiệu quả các chính sách mà Nhà nước đã ban hành về: “chính sách kinh tế trong văn hóa; chính sách văn hóa trong kinh tế; chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa; chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hố dân tộc; chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa; xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa; chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế về văn hóa” [50, tr.45-46].
- Quản lý nhà nước về KDDVVH phải theo định hướng: bảo đảm “gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Lào trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, đi đôi với “Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp với yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, chống sự xâm nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai căng....” [50, tr.85].
- Công tác xây dựng, phát triển văn hóa và quản lý KDDVVH ở quận Xaythany một mặt xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, mặt khác phải xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo chung về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quận.
Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa của quận phải nhằm phát huy mọi nguồn lực, khai thác mọi tiềm năng, tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn, khuyến khích mọi người – mọi nhà – mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, sức lao động; đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, kết hợp với các yếu tố hiện đại thông qua sự chắt lọc, kế thừa. Phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội trong việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, tăng cường sự quản lý của nhà nước. Gắn tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện tốt các chính sách xã hội, củng cố quốc phịng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu lực điều hành của các cấp chính quyền. Cải cách thủ tục hành chính, phát huy vai trị của Mặt trận và các đồn thể. Phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội. Phấn đấu vì mục tiêu : “Dân giàu, thành phố mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Định hướng cụ thể
Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Xaythany lần thứ VI, nhiệm kỳ 2014- 2019 đã nêu phương hướng tổng quát trong thời gian tới, quận Xaythany tiếp tục thực hiện chiến lược: “Hội nhập và phát triển bền vững”, nhằm:
“Huy động cao nhất mọi tiềm năng, nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, tạo ra động lực phát triển hiệu quả và bền vững. Kết hợp phát triển kinh tế thị trường với giải quyết công bằng và tiến bộ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng quận Xaythany có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và dịch vụ của Thủ đô; đồng thời phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thơng tin, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe của Thủ đô Viêng Chăn; là đầu mối giao lưu của Thủ đô và cả nước, có vị trí quan trọng về quốc phịng, an ninh [55, tr .14-15].
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, những mục tiêu phát triển văn hóa ở quận Xaythany:
- Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong xã hội, đặc biệt là biết kết hợp những đức tính cơ bản của người Lào với việc xây dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ và nhân dân quận Xaythany như: Truyền thống yêu nước, yêu quê hương, tự lực, tự cường; tính năng động sáng tạo, cần kiệm, quý trọng nhân nghĩa, đạo lý,...tích cực đấu tranh ngăn ngừa đẩy lùi các tiêu cực, nhất là những tiêu cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống, bài trừ các loại văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Bảo tồn và phát huy tính truyền thống mối quan hệ thân thiết và thường xuyên của xã hội đối với lĩnh vực văn hóa thấm sâu vào các mặt của đời sống xã hội.
- Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân bằng cách mở rộng các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, nghệ thuật chun nghiệp và khơng chun. Khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia phát triển và sáng tạo văn hóa văn nghệ.
- Hoạt động thơng tin truyền thơng phải đa dạng hóa hình thức, phong phú về nội dung hoạt động, phổ biến kịp thời các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào của địa phương, đồng thời đẩy mạnh và khuyến khích các hoạt động văn hóa mà nhân dân có điều kiện tham gia.
- Tiếp tục củng cố và phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của cộng
đồng để thấy rõ vai trị, vị trí của văn hóa thơng tin trong đời sống xã hội, từ đó tổ chức vận động toàn dân thực hiện xây dựng đời sống văn hóa. Xác định đây là một cuộc vận động văn hóa to lớn, có ý nghĩa xã hội sâu sắc tác động và đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của quận Xaythany.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa trong đó có hoạt động KDDVVH thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường và đổi mới đất nước.
- Từng bước nâng dần mức sống về văn hóa cho người dân. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm thu hút nhiều người, nhiều lực lượng tham gia sáng tạo và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa. Q trình tự giác sáng tạo, góp sức vào các hoạt động văn hóa sẽ giúp người dân và cộng đồng nâng cao trình độ hưởng thụ và năng lực tổ chức đời sống văn hóa.
- Đổi mới cơ chế và đầu tư tồn diện cho văn hố về lãnh đạo, chỉ đạo, công tác quản lý, công tác cán bộ và ngân sách... để sự nghiệp văn hoá của quận Xaythany phát triển, đáp ứng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của Thủ đô.
- Đẩy nhanh và mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngành văn hoá về số lượng cũng như về chất lượng, đặc biệt là cán bộ văn hóa ở các Làng, hình thành ổn định đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hố, quản lý văn hố có trình độ chun mơn theo kịp và thích ứng với sự phát triển của đất nước. Thực hiện quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hoá cơ sở theo hướng chun mơn hố và ổn định nhân sự. Chăm lo xây dựng một bộ máy, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và khả năng tham mưu, giúp việc, quản lý tốt các hoạt động văn hoá trên từng địa bàn.
- Xuất phát từ vai trò quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường hiện nay đặt ra vấn đề cần phải quản lý sự phát triển của văn hoá theo định hướng mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Việc đổi mới cơ chế quản lý văn hoá phải gắn liền với cải cách hành chính để làm tăng hiệu quả quản lý văn hoá, khắc phục tình trạng quan liêu, đồng thời bám sát cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động văn hoá trong thành phố phát triển đúng định hướng chính trị và pháp luật.