CHƯƠNG 1 : CHỢ VÀ VĂN HÓA CHỢ Ở HÀ NỘI
2.1. Khơng gian văn hóa Chợ đêm phố cổ
2.1.3. Thưởng thức nghệ thuật
Đến với Chợ đêm phố cổ, du khách không chỉ được mua sắm, được chơi đêm, ăn đêm mà còn được đắm mình vào một khơng gian văn hóa với
các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, từ những làn điệu dân ca đặc trưng của
Thăng Long - Hà Nội đến những loại hình dân ca đặc trưng của các vùng
miền đất nước như hát xẩm, ca trù, quan họ... Chợ đêm còn là nơi diễn ra các hoạt động hội họa đường phố như ký họa chân dung, vẽ truyền thần...
* Hát xẩm
Hầu hết các du khách khi dạo Chợ đêm phố cổ đều cảm thấy bất ngờ và thú vị khi gặp một chiếu xẩm trong khu chợ vào các tối thứ bảy hàng tuần. Nằm trong chương trình âm nhạc dân gian "Hà Nội 36 phố phường", sân khấu xẩm phố cổ nhằm tăng thêm một điểm sinh hoạt với ước muốn khôi phục lại
nét văn hoá của Hà Nội cổ xưa.
Hát xẩm là một loại hình dân ca, vốn dành cho những người khiếm thị lấy ngón đàn, tiếng hát làm nghề kiếm sống. Với cây đàn bầu hoặc đàn nhị,
người hát xẩm (được vợ con dắt đi) vừa đi, vừa hát, vừa đàn. Hát xẩm thường
diễn ra ở những chỗ đông người như chợ búa, bến tàu, bến xe... Xẩm có nhiều
làn điệu như: xẩm chợ, xẩm thập âm, xẩm ba bậc, xẩm sa mạc, xẩm xoan,
xẩm huê tình… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hát xẩm dần trở thành một loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mang tính chun nghiệp, đồng thời là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của người Hà Thành mỗi khi có dịp
đi chợ phiên.
* Hát ca trù
Ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của
Thăng Long - Hà Nội. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với
ca từ và giọng hát hồ cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… cho tới ngày nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng khơng chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại.
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và
múa dân gian. Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính vì vậy độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần chuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đơi khi có cả múa. Khơng thể khơng nói đến một loại nhạc cụ quan trọng, đó là đàn đáy được dùng trong ca trù. Thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngơ đồng, có mặt mà khơng có
đáy, cần rất dài, gắn 10 hay 11 phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa
bề dài của dây đàn. Đàn mắc 3 dây tơ, có cách nhấn khác thường, tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, lúc chân phương khi dìu dặt, dễ đi vào lịng người.
* Hát chèo
Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính ngun hợp vơ cùng độc đáo. Vùng trung châu và đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong nền văn hóa dân gian dân tộc. Có thể nói nghệ thuật chèo mang
đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, chèo sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết
hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. Đặc biệt hơn là tính tổng hợp trên sân khấu chèo từ bản trò, đến đề tài nhân vật với sự "pha âm cách điệu" giữa âm nhạc, hát và múa. Sân khấu chèo xưa ra đời từ các làng chèo với các
mùa hội hát. Cứ mỗi độ xuân sang người muôn nơi lại bồi hồi bởi sự thúc giục của trống chèo và những lời ca tiếng hát của nghệ nhân làng chèo.
Người xưa có câu "nhất cử động giai điểm vũ" điều đó biểu hiện nét đặc trưng của nghệ thuật chèo là "tính múa", những diễn xuất tinh tế của nghệ nhân chèo đều ở điểm này mà ra. Với đôi bàn tay khéo léo, từng cử chỉ, động tác đã toát lên cái "thần" của nhân vật, qua đó thấy được thành công của người diễn. Từ mùa xuân rồi tới mùa thu, trong các hội hè đình đám ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ khơng khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo. Cũng chính
vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè. Công chúng đam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận
hưởng niềm vui từ những tiếng cười châm biếm đả kích sắc và tinh tế. Trong
mỗi vở diễn, mỗi tình tiết, mỗi lớp nhân vật của chèo đều có cái hài xen kẽ với cái bi, người xem bao giờ cũng coi trọng những yếu tố đó.
Người xưa thường nói "có tích mới nên trị" điều đó khẳng định tích
chuyện là linh hồn của vở diễn. Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá là loại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc. Điều này đã làm nên đặc điểm
cơ bản của nghệ thuật chèo cổ. Không những thế chèo còn thuộc loại sân
khấu ước lệ cách điệu, sự khoa trương - tơ phóng có tính chọn lọc đã làm nổi bật hơn những góc cạnh đặc trưng của nghệ thuật chèo. Những mảng chèo
đặc sắc được ra đời từ nhân tố đó. Ở thời nào nghệ thuật đều chứng tỏ những nét tương đồng với lối sống của xã hội thời đó. Chèo được trình diễn ở Chợ đêm phố cổ, dù là chèo cổ hay chèo hiện đại (chèo cải biên) đều đã khẳng định được vị thế của mình trong lịng người dân Hà Nội và du khách, qua đó
góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu của dân tộc.
* Hát Quan họ
Quan họ là một loại hình dân ca đặc trưng của vùng đất Kinh Bắc. Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Ngoài một bộ phận nhỏ mang nội dung chúc tụng, khẩn cầu, đại bộ phận các bài ca mà các anh Hai, chị Hai quan họ (cách gọi nhau theo truyền thống) đối
đáp với nhau đều mang nội dung giao duyên trữ tình rất thắm thiết. Tuy
nhiên, theo tập tục cổ truyền, trai gái trong các nhóm kết bạn hát với nhau lại không bao giờ lấy nhau.
Các cuộc hát quan họ có thể diễn ra ở trong nhà cũng như ngoài trời.
Phương thức sinh hoạt ở các làng khá đa dạng, song nhìn chung, ngồi một số
nét khác biệt, trong hát quan họ chứa đựng cả những nét có ở nhiều thể loại
hát đối đáp nam nữ của các tộc trên đất nước. Hát quan họ bao gồm hát đơi (đơi nam - đơi nữ, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu) và hát đối
(còn gọi là nam tòng nữ, phải hát đối lời kèm đối giọng). Canh hát quan họ
thường kéo dài thâu đêm đến sáng.
Trải qua một quá trình phát triển lâu đời trên một vùng đất có sự giao
lưu rộng và phát triển sớm, hát quan họ đã trở thành một điểm sáng trong dân
ca Việt Nam.
Đến với Chợ đêm phố cổ, du khách được thưởng thức những làn điệu
dân ca quan họ với những lời hay ý đẹp, ngơn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc; âm điệu phong phú, trữ tình; lối hát mượt mà với kỹ thuật nảy hạt độc đáo…Điều đó khiến cho du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sức hấp dẫn của một loại hình dân ca đặc sắc của dân tộc giữa lòng phố cổ Hà Nội.
* Ký họa chân dung
Nhiều người đến Chợ đêm phố cổ, không với mục đích mua sắm, đi
thăm quan, đi dạo mà đi tìm họa sĩ để ký họa chân dung của mình. Mọi góc
của Chợ đêm phố cổ đều ồn ã, sơi động trừ những góc họa sĩ ngồi vẽ. Người được vẽ và họa sĩ cùng thả hồn vào những phút giây tĩnh lặng và tập trung
tuyệt đối. Người đi xem cũng giữ yên lặng. Dường như tất cả muốn giữ sự tĩnh lặng trong những phút họa sĩ di chuyển nét vẽ. Có thể, nhìn những nét vẽ,
ai đó nghĩ rằng vẽ ký họa chân dung cũng khơng khó khăn gì. Song phải chờ cho đến khi bức ký họa hoàn thiện mới thấy rằng: vẽ chân dung chẳng đơn
giản chút nào vì phải làm sao vẽ được thần thái của nhân vật và khiến người
được vẽ trầm trồ vì người trong bức vẽ đúng thật là mình.
Nhiều phụ nữ trung tuổi muốn ghi lại chân dung thời cịn chút xn sắc của mình. Nhiều thiếu nữ muốn có bức chân dung coi như một chiếc gương
để ngắm nhan sắc của mình. Nhiều ơng bố bà mẹ muốn ký họa chân dung của đứa con thân yêu nên lặn lội dắt con đi chợ đêm. Có du khách đến Hà Nội vẽ
chân dung của mình như một món quà kỷ niệm quý giá. Nghệ thuật dưới ánh
đèn chợ đêm càng khiến cho người cảm nhận nó thấy rõ hơn những rung cảm
mạnh mẽ về cái đẹp và cuộc sống.
* Vẽ truyền thần
Đi dạo Chợ đêm phố cổ Hà Nội, sẽ gặp nhiều cửa hàng đề tấm biển
“Cửa hàng truyền thần”. Nhưng có lẽ sẽ rất ít người ấn tượng với tấm biển này nếu như chưa từng một lần đặt chân vào những cửa hàng truyền thần. “Truyền thần” là một từ gốc Hán, nghĩa là truyền lại cái thần của người được vẽ. Ở Việt Nam, vẽ truyền thần xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX
dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp, gắn liền với những họa sĩ được đào tạo ở trường Mỹ thuật Đông Dương.
Vẽ một bức truyền thần thường có 7 cơng đoạn: Dựng hình, phác hoạ mắt, mũi, miệng, đánh bóng khn mặt, vẽ sơ lược tóc, áo, vẽ chi tiết mắt và cuối cùng là điểm nhãn. Vì đơi mắt là yếu tố quyết định sự thành công của bức vẽ truyền thần nên điểm nhãn là giai đoạn quan trọng nhất. Cái “thần”
của người được vẽ có được “truyền” hay khơng là do đơi mắt quyết định, vì thế đơi mắt được vẽ sau cùng, khi mà tất cả các phần khác của bức tranh đã
được hoàn thành. Để vẽ xong một bức truyền thần phải mất một ngày. Đó là
tất cả tâm huyết của người nghệ sĩ. Phải yêu nghề, gắn bó với nghề và có tính nhẫn nại, cẩn trọng thì mới trụ được với vẽ truyền thần. Cuộc sống hiện đại với quá nhiều những lo toan khiến người ta khơng cịn đủ mơ mộng để tin vào những câu chuyện thần kì như cổ tích. Nhưng nếu một lần đến với những cửa hàng truyền thần, nhìn những bức chân dung sinh động bằng hai màu đen trắng bạn sẽ thấy rằng ở đây, giữa lòng Hà Nội ồn ã, giữa cuộc sống hiện đại xô bồ, nghề vẽ truyền thần vẫn tồn tại như một niềm cổ tích.
Với những giai điệu dân ca mượt mà, với những họa sỹ say sưa, miệt mài bên giá vẽ, bên cạnh những gian hàng thủ công xinh xắn, Chợ đêm phố cổ như đầy ắp một khơng gian văn hóa dân tộc. Sau một tuần dài đầy những công chuyện, đầy những mệt mỏi và căng thẳng thì nơi đây thực sự sẽ giúp
cho con người quên đi những bộn bề lo toan thường nhật, trả lại cho chúng ta
một không gian vừa cổ xưa vừa hiện đại, vừa đông đúc nhộn nhịp mà lại vừa tĩnh lặng trong lòng.