2.1. Giá trị lịch sử của sưu tập
2.1.1. Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu lịch sử dân tộc
Mỗi ông vua khi lên ngôi đều đánh dấu sự nghiệp của mình bằng việc
đổi niên hiệu mới và phát hành tiền để khẳng định sự chính thống của vương
triều mà mình cai trị. Chính trị thời đại thay đổi thì tiền tệ cũng thay đổi; một vị vua mới lên ngôi, đặt một niên hiệu mới, thường cho đúc tiền có hiệu mới.
Năm 968 Ðinh Tiên Hoàng dẹp tan loạn mười hai sứ quân, thành lập
nhà Ðinh, và xưng Ðinh Tiên Hoàng Ðế để mở đầu một kỷ nguyên độc lập
cho nước Việt. Nhà Ðinh là người cho đúc tiền lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đó là đồng Thái Bình Thơng Bảo đúc năm 970, mặt sau có chữ Ðinh. Đồng tiền đúc bằng đồng, hình trịn, lỗ vng, biểu tượng cho trời và đất theo
quan niệm của người phương Đông. Quan điểm này được gìn giữ và phát
cuối cùng của giai cấp Phong kiến, đồng Bảo Ðại Thông Bảo của vua Bảo Ðại cũng vẫn tuân thủ hình thức này. Trong sưu tập tiền cổ của Bảo tàng Vĩnh Phúc khơng có đồng tiền đầu tiên này. Hiện đồng tiền Việt cổ nhất này đang
được lưu giữ tại phòng truyền thống của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ở các loại tiền, hai chữ phía sau thường là chỉ loại tiền, đa số là Thông
bảo (nghĩa là đồng tiền thông dụng), kế đó là Nguyên bảo (tiền mới đầu tiên). Tuy nhiên, có một số loại tiền cổ mang hai chữ chỉ thứ hạng hoặc ý muốn chủ
quan khá lạ. Nhất là tiền đời vua Cảnh Hưng như Vĩnh bảo (tiền lưu thơng mãi mãi), Chí bảo (tiền cao q nhất), Đại bảo (tiền có giá trị lớn), Chính bảo (tiền chính thống), Cự bảo (tiền có giá trị to), Thuận bảo (tiền kỷ niệm dịp chiếm
đóng Thuận Hóa và lấy súng đồng của chúa Nguyễn ở Thuận Hoá mà đúc
thành tiền). Ngồi ra, cịn một số tiền được xếp vào loại “chưa thể xác định” như đồng Trần Tân cơng bảo, Thái Bình thánh bảo, Thái Bình pháp bảo…
Trong lịch sử cũng có nhiều chuyện rất hay liên quan đến những đồng
tiền cổ như: Năm 1521, Trần Cảo nổi binh chiếm Đông Đô, trị vì tất cả có
bốn ngày mà vẫn khẩn cấp đúc tiền Thiên Ứng Không Bảo để lưu hành. Đồng tiền bằng sắt được cho là duy nhất của Việt Nam là Đại Chính Thơng Bảo, đúc cách đây đã 465 năm, dưới thời Mạc Đăng Dung. Khi đó Mạc Ðăng
Dung sốn đoạt ngơi vua của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc khơng được lịng trời nên đúc tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu
dùng. Ðó là lần đầu tiên sử sách nhắc đến tiền sắt. Tuy vậy, di chỉ khảo cổ
hiện đại cho thấy khơng có tiền sắt Đại Chính Thơng Bảo của họ Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Điều này có thể dẫn đến giả thiết là vào lúc đó, hợp kim đồng chưa được tinh luyện nên có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường. Cịn tờ
giấy bạc đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào đời nhà Hồ, cách nay gần 600 năm với kỹ thuật in ấn rất thơ sơ, chủ yếu là những hình đơn giản như rong
biển, con rùa, hay song, mây…Sau nhà Hồ, ở Việt Nam khơng có triều đại
phong kiến nào in và cho lưu hành tiền giấy nữa.
Đến thời Nguyễn, các vị vua đều cho đúc tiền và hình thức đồng tiền
như đã nói cũng đã thể hiện được phần nào sự thịnh vượng hay suy yếu của
một triều đại Phong kiến.
Gia Long: Sau khi đánh bại phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi
vua, lấy niên hiệu là Gia Long, khôi phục lại chế độ Phong kiến nhà Nguyễn.
Gia Long khơng đóng đơ ở Thăng Long mà chuyển về lập kinh thành Huế. Gia Long cho đúc tiền mang niên hiệu của mình, hiện Bảo tàng Vĩnh Phúc đang
lưu giữ một trong số các loại tiền thời này, đó là đồng Gia Long thông bảo.
Minh Mệnh: Đây là thời kì thịnh trị nên Minh Mệnh rất chú trọng đến
việc đúc các loại tiền. Trong suốt 21 năm trị vì, Minh Mệnh đã cho đúc đầy đủ các loại tiền bằng các chất liệu đồng, kẽm, vàng, bạc. Thời này, cũng đã
cho đúc tiền loại lớn có ghi mỹ hiệu, dùng để ban thưởng, cũng có lúc để định giá tiêu dùng. Tại Bảo tàng Vĩnh Phúc có đồng Minh Mệnh thơng bảo.
Thời Tự Đức: Trải qua đời vua Thiệu Trị, ở thời vua Tự Đức, chế độ
Phong kiến bắt đầu suy yếu. Đến năm 1858, Thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên, báo hiệu trước cuộc xâm lược nước ta. Cho nên, thời Tự Đức vừa phải
chống Pháp, vừa phải dẹp những cuộc nổi dậy của nhân dân, việc đúc tiền vì thế phần nào cũng chưa được chú trọng phát triển. Nhiều mẫu tiền đẹp của
các đời vua trước đến thời Tự Đức khơng cịn được đúc lại nữa; bên cạnh đó, Tự Đức đã cho đúc một số loại tiền mới. Tuy nhiên, trong sưu tập của bảo
tàng, chỉ có một loại tiền thời này, đó là đồng Tự Đức thơng bảo.
Thời Khải Định và Bảo Đại: Những vị vua cuối triều Nguyễn tuy nằm
mình. Khảo cổ học đã phát hiện đời vua Khải Định có cho đúc bốn loại tiền
và Bảo Đại cho đúc ba loại. Nhưng trong sưu tập của bảo tàng, hiện chỉ có hai loại ở mỗi thời, đó là loại Khải Định thơng bảo và Bảo Đại thông bảo.
Mỗi triều đại trong lịch sử khi có biến cố quan trọng trong quá trình
phát triển thì đồng tiền cũng có những đổi thay. Các nhà khảo cổ học, thông qua những di chỉ đã khai quật có thể đốn định được khơng chỉ niên đại của di chỉ đó; mà cịn có thể biết được phần nào đó về tình hình chính trị, xã hội của triều đại đã qua nhờ việc nghiên cứu số lượng tiền, những chi tiết trên đồng
tiền có ở đó.