Thực trạng công tác bảo quản và phát huy giá trị sưu tập tiền cổ tạ

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại bảo tàng vĩnh phúc (Trang 73 - 78)

cổ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc

3.1.1. Công tác bảo quản sưu tập

* Kho bảo quản của Bảo tàng

Hiện nay, diện tích kho cơ sở tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc là hơn 100m2 lưu giữ, bảo quản với tổng số 4688 hiện vật tiêu biểu. Trong đó: Đồng Đậu

3260 hiện vật; Lũng Hòa 344 hiện vật; Nghĩa Lập 465 hiện vật; Thành Dền 522 hiện vật; Gò Gai 31 hiện vật; Mả Hòn 16 hiện vật; Ma Cả 17 hiện vật; Gò Ngành 24 hiện vật; Yên Lập 3 hiện vật; Đinh Xá 4 hiện vật... và riêng chỉ có Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, hiện vật có cả ở bốn giai đoạn văn hóa kế tiếp nhau đó là: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gị Mun và Đơng Sơn. Và gần 200

hình ảnh tư liệu lịch sử, tác phẩm nghệ thuật. Các hiện vật trong kho được sắp xếp theo chất liệu để dễ bảo quản như: kim loại, vải, sành sứ…riêng giấy và phim ảnh được bảo quản riêng.

Trong kho của Bảo tàng Vĩnh Phúc, việc bảo quản hiện vật chủ yếu là giữ an toàn cho hiện vật. Cho nên, cơng tác bảo quản vẫn chưa có gì đáng kể. Các cán bộ bảo quản thường sử dụng những vật liệu có sẵn trong dân gian, chi phí thấp và dễ tìm như vơi khơ, hạt silicagen để hút ẩm, thuốc chống mối mọt, giữ cho hiện vật luôn ở tình trạng tốt nhất có thể. Sau khi bảo tàng ổn định cơ sở vật chất thì hoạt động của kho nói chung và cơng tác bảo quản nói

riêng của bảo tàng mới từng bước đi vào nề nếp theo hướng ngày một phát

Hiện nay, kho bảo quản của bảo tàng đã được trang bị những thiết bị

hiện đại như hệ thống máy điều hòa, máy hút bụi, máy thơng gió, máy đo độ

ẩm và hệ thống báo cháy.

Bên cạnh sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác bảo quản các tài liệu, hiện vật, hình ảnh…thì cơng tác đào tạo cán bộ bảo tàng nói chung và cán bộ chuyên trách công tác bảo quản nói riêng cũng đặc biệt được các thế hệ lãnh đạo Bảo tàng Vĩnh Phúc quan tâm. Hầu hết các cán bộ đều được đào tạo đúng chuyên ngành, cùng với lòng hăng say nghề nghiệp đã vượt

qua khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất để xây dựng được cơ cấu tổ chức

hoàn thiện của kho, đồng thời cũng đáp ứng được các yêu cầu về lưu trữ, bảo quản và phục vụ nội dung trưng bày thường trực, trưng bày chuyên đề, trưng

bày lưu động cũng như các hoạt động khác của bảo tàng. Các cán bộ luôn được Lãnh đạo bảo tàng quan tâm, tạo điều kiện cho đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ về phương pháp bảo quản, chính vì thế đa số các cán bộ làm cơng tác bảo

quản ngày càng có trình độ chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị kiến thức về vật lý, hoá học để bảo quản hiện vật được tốt hơn.

Bên cạnh đó, các cán bộ phụ trách kho bảo quản còn được bổ sung các kiến thức về khoa học lịch sử, tiếp thu công nghệ thông tin và các kiến thức khoa học bảo tàng từ các nước có nền bảo tàng học phát triển trên thế giới và

được tiếp cận các trang thiết bị hiện đại khác nên đã từng bước phát huy tiềm

năng trí tuệ trong cơng việc giữ gìn và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hố dân tộc.

* Cơng tác bảo quản sưu tập: Trong chu trình vận hành của một bảo tàng, công tác bảo quản hiện vật tại kho bảo quản và trong trưng bày đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Bởi đây là một hoạt động nghiệp vụ liên quan tới yêu cầu bảo vệ trạng

thái nguyên gốc và kéo dài tuổi thọ của hiện vật; cũng như khả năng đưa hiện vật ra trưng bày, giới thiệu cho đông đảo công chúng tới tham quan bảo tàng.

Công tác bảo quản hiện vật của Bảo tàng gồm: bảo quản phòng ngừa và bảo quản trị liệu. Bảo quản phòng ngừa là dùng mọi phương pháp đề phòng, ngăn chặn những tác nhân bên ngoài gây hại cho hiện vật. Bảo quản trị liệu là dùng hóa chất tác động trực tiếp lên hiện vật để tiêu diệt, loại bỏ những tác

nhân gây hại, kể cả những tác nhân bên trong ảnh hưởng đến hiện vật. Cả hai phương pháp này có thể tiến hành song song; đồng thời bổ sung, kết hợp với nhau để công tác bảo quản được tiến hành tốt nhất.

Cũng giống như hầu hết các bảo tàng đang lưu giữ tiền cổ, tại bảo tàng, số lượng tiền trong kho lớn hơn nhiều so với số tiền được trưng bày. Vấn đề bảo quản tiền cổ trong kho hay ở nơi trưng bày đều như nhau và khơng có

một nguyên tắc cố định nào. Những nguyên tắc bảo quản như đã nói ở trên đều là những phương pháp thủ cơng, đơn giản, chi phí thấp.

Đối với lượng tiền cổ bằng kim loại đồng hay hợp kim đồng kẽm, cần được lưu giữ trong điều kiện khí hậu có độ ẩm tương đối thấp, 40% hoặc thấp

hơn có thể để tránh tình trạng ăn mịn di vật. Các cán bộ trong kho đã sử dụng vôi khô, hạt silicagen để hút ẩm, điều chỉnh độ ẩm tương đối, hút ẩm trong

khơng khí, cân bằng một trường tạo kho và nơi trưng bày hiện vật.

Còn đối với các loại tiền đồng, kẽm do mới phát hiện được hay để quá lâu ngày nên bị han rỉ, cần tiền hành những bước sau: Rửa nhẹ nhàng với nước cho tan hết lượng đất bám trên đồng tiền, đem ra để nơi khô ráo. Sau đó, ngâm trong dung dịch a-xít chanh vừa phải và dùng bàn chải cọ rửa cho sạch.

Cách khác là ngâm hiện vật trong dầu mỡ từ hai đến ba ngày. Sau đó

vớt ra, tiếp tục ngâm trong nước xà phòng khoảng hai đến ba ngày. Cuối

nước một lần). Vớt ra, dùng bàn chải răng cọ nhẹ từng đồng, rửa tiếp bằng

nước xà phịng. Sau đó, lấy rược Eetylic 90 để làm khô các đồng tiền. Sau

cùng, xếp hiện vật ở nơi khơ ráo, có nhiệt độ ít thay đổi, sạch sẽ. Cuối cùng, đưa hiện vật trở lại trạng thái bảo quản ban đầu.

Hiện nay, hiện vật trong sưu tập được bảo quản trong các hộp nhựa,

trong tủ kính, được sắp xếp một cách khoa học nhằm mục đích phục vụ tốt

trong cơng tác nghiên cứu khoa học, trưng bày và phục vụ khách tham quan.

Để hạn chế đến mức thấp nhất tác động của môi trường đến hiện vật. Cán bộ

kho bảo quản thường xuyên tiến hành kiểm tra, khảo sát môi trường bảo quản, vệ sinh kho theo định kỳ. Hầu hết hoạt động bảo quản hiện vật được cán bộ

thực hiện bằng phương pháp cơ học như lau bụi bẩn bằng những dụng cụ chuyên dụng. Đây là phương pháp đòi hỏi người làm cơng tác bảo quản phải có tính kiên trì, tỉ mỉ và rất cẩn thận.

Trước đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc bảo quản kho

hiện vật chưa được quan tâm đầu tư một cách đúng mực, tương xứng với giá trị của nó. Từ khi Bảo tàng đưuọc xây dựng, cơ sở khang trang, là điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản, lưu giữ và trugn bày, nghiên cứu hiện vật. Kho hiện vật được đầu tư giá kệ, máy hút ẩm, hút bụi, điều hồ khơng khí;

cán bộ kho thường xuyên kiểm tra, vệ sinh kho, hiện vật, nhằm tạo môi trường tốt nhất để bảo quản, kéo dài tuổi thọ cho hiện vật.

Trong thời gian gần đây, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Bảo tàng, tổ bảo quản của phòng kho đã được hình thành, với những trang thiết bị bước

đầu tương đối đầy đủ, quy mô so với một bảo tàng cấp tỉnh. Để làm tốt công

việc này, ngoài yếu tố con người, phương tiện, nơi thực hành, phòng kho còn xây dựng phương án bảo quản cho từng chất liệu hiện vật thông qua sự chỉ

đạo trực tiếp của đồng chí Giám đốc, và tư vấn chuyên môn của các chuyên

gia bảo quản ở Trung ương. Hoạt động của tổ bảo quản diễn ra đều đặn theo

định kì, chủ yếu là thực hành bảo quản phòng ngừa, nhưng việc làm này đã

mang lại hiệu quả rất tích cực đối với công tác lưu giữ và bảo quản mà từ

trước đến nay chúng ta ít chú ý đến.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, cơng tác kho bảo quản của Bảo tàng vẫn cịn một số hạn chế, sưu tập chưa có mơi trường bảo quản riêng theo chất liệu mà được xếp chung trong kho cùng với nhiều nhóm hiện vật khác. Đây là điều không hợp lý, sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng của hiện vật, làm

giảm giá trị của sưu tập hiện vật.

3.1.2. Công tác khai thác phát huy giá trị của sưu tập

* Phục vụ trưng bày thường xuyên

Năm 1998, được sự quan tâm đầu tư của các cấp Lãnh đạo, Bảo tàng

Vĩnh Phúc được xây dựng trong một không gian mới. Tạo điều kiện thuận lợi

để Bảo tàng khai thác, chọn lọc, sử dụng tư liệu hiện vật chủ yếu trưng bày tại

hệ thống trưng bày thường trực của bảo tàng để phục vụ khách tham quan và những ai có nhu cầu nghiên cứu.

Bảo tàng Vĩnh Phúc tuy là một bảo tàng cấp tỉnh nhưng hiện tại bảo tàng đang sở hữu một số lượng tài liệu hiện vật khá lớn, chính vì vậy phải

phân bổ khơng gian dành cho các sưu tập thật cân đối. Qua khảo sát trên hệ

thống trưng bày thường trực của bảo tàng mới chỉ có một số rất ít hiện vật thuộc sưu tập được trưng bày. Tuy số lượng hiện vật trên hệ thống trưng bày thường xuyên của bảo tàng là quá khiêm tốn so với số lượng hiện vật hiện có trong sưu tập, nhưng đây là những hiện vật tiêu biểu, có giá trị về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, hỗ trợ cho các chủ đề trưng bày của bảo tàng.

* Công tác nghiên cứu, khai thác hiện vật phục vụ trưng bày, triển lãm lưu động

Thông qua khảo sát thực trạng của công tác này từ năm 1997 (từ khi bắt

đầu xây dựng mới Bảo tàng) đến nay, chúng tơi có thể tổng kết được tình hình

nghiên cứu, khai thác sử dụng các hiện vật thuộc sưu tập tiền cổ, phục vụ cho các chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng, cũng như phục vụ cho công tác trưng bày, triển lãm như sau:

- Tháng 9/2000, đã khánh thành trưng bày giai đoạn I với nội dung: Thiên

nhiên Vĩnh Phúc, lịch sử Vĩnh Phúc từ thời tiền sơ sử đến trước năm 1930. - Đề cương trưng bày tiếp phần lịch sử Cận - Hiện đại (từ năm 1930 đến nay).

Ngoài ra, hàng năm, Bảo tàng còn phục vụ các đối tượng đến nghiên

cứu, khai thác nội dung giá trị lịch sử văn hoá của sưu tập để phục vụ in ấn,

xuất bản sách, các cơng trình khoa học và tuyên truyền rộng rãi như Đài

truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Vĩnh Phúc, Tạp chí Văn hố Thể thao Du lịch của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc…

Kết quả trên đây cho thấy hiện vật thuộc sưu tập được phục vụ nghiên cứu, khai thác sử dụng cho các cuộc triển lãm cố định và lưu động của Bảo

tàng chưa nhiều, do Bảo tàng mới hoàn thiện trưng bày nội thất vào tháng 10/2012, vì vậy trong thời gian tới Bảo tàng sẽ có hướng đi mới để phát huy

giá trị của sưu tập hiện vật tiền cổ nói riêng và các di sản văn hố nói chung.

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại bảo tàng vĩnh phúc (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)