2.1. Giá trị lịch sử của sưu tập
2.1.2. Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu sự phát triển kinh tế xã hộ
hội đương thời
Mỗi triều đại cho đúc tiền đều nhằm mục đích phát triển kinh tế. Kinh tế xã hội thay đổi; tiền tệ cũng thay đổi sao cho phù hợp với nền kinh tế. Khi đất nước hưng thịnh thì đồng tiền được đúc bằng chất đồng tốt, dày và đẹp;
cịn khi đất nước gặp khó khăn, nền kinh tế suy yếu thì đồng tiền đúc ra cũng vì thế mà khơng được dày, đẹp.
Thời Tiền Lê, sau khi Lê Hồn lên ngơi vua, triều Tiền Lê bước vào thời kì xây dựng đất nước. Nền kinh tế bắt đầu phát triển, các làng nghề thủ
cơng được phục hồi, trong đó có nghề đúc đồng, việc bn bán trong nước và nước ngoài, nhất là đối với Trung Quốc được mở mang. Điều này chứng tỏ
tiền tệ dưới triều Tiền Lê đã được chú ý phát triển. Theo Giáo sư Đỗ Văn
Ninh, tiền cổ thời Lê được phân ra làm nhiều loại với một số đặc điểm khác
nhau nhưng chữ viết trên mặt tiền thì vẫn giống nhau. Tuy vậy, so với thời
Đinh, loại tiền thời Tiền Lê được đúc với chất đồng đẹp hơn, chữ viết rõ ràng
và sắc nét hơn.
Năm 1010, nhà Lý dời đô ra Thăng Long để phát triển mọi mặt. Việc
phát triển thương mại và đặt các trạm giao dịch với nước ngoài để phát triển
ngoại thương. CảngVân Đồn (Quảng Ninh) trở thành thương cảng quan trọng
để thuyền buôn các nước ở Đông Nam Á đến trao đổi buôn bán. Điều này là
một trong những minh chứng quan trọng để chứng minh việc nhà Lý quyết định cho đúc tiền lưu thơng trong nhân dân.Vì vậy, các loại tiền được đúc
trong thời Lý thường khá to, đường kính từ 20mm đến 25mm, tiền được đúc
khá dày bằng chất đồng đẹp, chữ viết rõ. Tiền thời Lý đã kết hợp cả ba kiểu
chữ chân – triện – thảo để đúc trên các đồng tiền.
Vào thời Trần, quốc gia Phong kiến được củng cố và phát triển. Nền
kinh tế - xã hội, trong đó cơng thương nghiệp đã có những tiến bộ mới. Ngành thủ cơng xuất hiện, kinh thành được mở rộng hơn, việc buôn bán với nước
ngoài cũng phát triển. Trong sưu tập tại bảo tàng Vĩnh Phúc, có bốn loại,
đường kính từ 20mm đến 24mm, khá đẹp, chữ viết rõ ràng.
Ở thời Hồ, Hồ Quý Ly cho đúc cả tiền đồng và phát hành tiền giấy.
Nhiều người cho rằng việc cho đúc tiền đồng mang niên hiệu của Hồ Quý Ly, ngồi giá trị lưu thơng cịn có tác dụng bố cáo thiên hạ niên đại đương triều trị vì đất nước. Tuy nhiên, việc cải cách tiền tệ bị thất bại vì đã nhận định tiền là cái quyết định tất cả mà khơng xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội cuối thời Trần (kinh tế sa sút, xã hội mục nát) nên đã dẫn đến khủng hoảng tiền tệ, tiền
đồng khan hiếm, tiền giấy thì khơng được nhân dân tín dụng.
Bước sang thời Lê Sơ, kinh tế được phục hồi nhanh chóng và đạt được những tiến bộ mới. Việc cho đúc tiền xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội; để đào kênh, đắp đập, phát triển hàng hóa nơng nghiệp, thực hiện chính sách trọng nơng. Thời Lê sơ, kinh tế - xã hội ổn định nên tiền được
đúc bằng đồng tốt, dày, nét chữ rõ ràng.
Còn dưới thời Lê Trung Hưng, tiền được đúc ra một cách ồ ạt, tốt có,
vua không cho đúc tiền là Trung Tông, Anh Tông, Thế Tơng, Kính Tơng,
Chân Tơng, Huyền Tơng và Gia Tơng; cịn các đời vua khác đều cho đúc tiền.
Đặc biệt, đời Lê Cảnh Hưng cho đúc rất nhiều kiểu loại tiền. Điều này chứng
tỏ quan hệ hàng hóa thời kì này phát triển nên đã buộc triều đình phải cho đúc tiền để tiện việc lưu thơng.
Đến thời Tây Sơn, trong công cuộc xây dựng đất nước, triều đại này đã
có những chủ trương táo bạo nhưng đúng đắn về kinh tế - văn hóa. Mặc dù
tuổi thọ của triều đại Tây Sơn rất ngắn nhưng cũng có ba đời vua cho đúc tiền với 07 loại tiền. Năm 1778, Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế, lấy hiệu là
Quang Trung. Vua Quang Trung đã ban chiếu khuyến nông, phát triển công
thương nghiệp, mở rộng việc bn bán trong và ngồi nước. Ông đã đề nghị nhà Thanh mở cửa ải, thông thương, khiến hàng hóa khơng ngưng đọng để
làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Khảo cổ học cũng đã phát hiện tiền Tây Sơn có mặt trên mọi vùng của đất nước ta. Điều này chứng tỏ lần đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam, tiền Tây Sơn đã chiếm số lượng đông đảo, áp đảo tất cả các loại tiền của Việt Nam và Trung Quốc lưu hành lúc bấy giờ. Tuy việc đúc tiền là một việc làm khơng thể thiếu trong tình hình đó; nhưng do đất nước đang được củng cố nên qua bốn loại tiền thời này trong sưu tập thì ta có thể thấy
tiền Quang Trung được đúc ra với chất đồng chưa tốt. Các nhà cổ tiền học
Trung Quốc cũng cho biết có khơng ít tiền Quang Trung lưu truyền trên đất
Trung Quốc. Đây được coi là bằng chứng xác thực rất đáng chú ý về chính
sách kinh tế của nhà Tây Sơn. Các vua Tây Sơn, nhất là Quang Trung đã ra
sức xây dựng một nền kinh tế độc lập, giàu mạnh.
Còn trong triều đại nhà Nguyễn, triều đại tồn tại gần 150 năm, trong
khoảng thời gian này, đồng tiền đã có nhiều biến động. Trong số những vị vua
đầu thời Nguyễn thì tiền tệ khá phát triển; nhưng đến các vị vua cuối triều thì
tiền tệ ngày càng được đúc ít đi do Thực dân Pháp xâm lược, chúng đã cho đúc tiền bạc Đơng Dương nhằm thao túng tồn bộ nền tài chính của nước ta.
Trong sưu tập này, tiền thời Nguyễn có 05 loại vào các thời: Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức, Khải Định và Bảo Đại.
Mỗi đồng tiền bản thân nó đã mang trong mình những giá trị về lịch sử văn hóa, đây cũng là minh chứng rõ nhất để chúng ta có thể nghiên cứu về
tình hình lịch sử kinh tế - xã hội đương thời.