Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu sự phát triển tiền tệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại bảo tàng vĩnh phúc (Trang 52 - 58)

2.1. Giá trị lịch sử của sưu tập

2.1.3. Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu sự phát triển tiền tệ Việt Nam

Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất, dùng để trao

đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu

nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được

Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ...

Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (như tiền kim loại) mà hình thành một phương tiện thanh tốn được một

cộng đồng cơng nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh khoản trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán, tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi

trực tiếp cho nhau được. Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật mơi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều cơng sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có hai bậc.

Theo các nhà nghiên cứu và khảo cổ học, vào buổi sơ khai, con người chưa biết dùng tiền để trao đổi mua – bán. Chỉ đến khi phát triển ở mức độ

nhất định, do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, sản phẩm lao động dồi dào,

từ đó hình thành nhu cầu trao đổi. Đó là một hình thức trao đổi bằng hàng

hóa. Nhưng về sau, khi càng phát triển, con người càng sớm nhận ra sự bất tiện trong việc trao đổi hàng hóa bằng hàng hóa. Bởi vậy, họ muốn có một vật

định giá chung vừa dễ vận chuyển, bảo quản và cất giữ. Từ đây, một hình

thức trao đổi khác trước ra đời, người ta gọi đây là trao đổi bằng hóa tệ. Thực chất, hóa tệ chưa được coi là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó đã nói ở trên, mà

đây mới chỉ là tiền đề cho sự ra đời của tiền tệ sau này.

Trung Hoa là nơi đầu tiên dùng hình thức trao đổi hóa tệ. Họ đã lấy vỏ

ốc làm vật định giá chung, thay thế cho hình thức trao đổi hàng hóa buổi sơ

khai. Tuy nhiên, vỏ ốc quý để làm hóa tệ dần dần cũng khan hiếm, khó tìm

nên họ đã lấy xương thú, chạm hình vỏ ốc thay thế, có giá trị như vỏ ốc quý.

Sang thời nhà Chu, đã phát triển lên một bước, họ đã kim loại đồng đúc theo dạng vỏ ốc để thay thế . Sang thời Tần, do nền kinh tế phát triển hơn trước, nhà vua đã ấn định lấy châu ngọc làm “thượng tệ”, lấy vàng làm “trung tệ” và lấy gạo là “hạ tệ”, còn các vật dụng trang trí bằng đồng như con cá, cái

khánh…được sử dụng làm tiền tệ.

Ở La Mã, Hi Lạp, lúc này người ta dùng cừu và bò như là tiền tệ.

Người dân quần đảo Philippin thì dùng gạo; ở Tây Tạng, họ dùng trà đóng

thành bánh…Khi đó, gia súc cũng được coi là một trong những loại “tiền” được nhiều nơi sử dụng như tiền tệ. Đặc biệt, có nơi cịn dùng nơ lệ để làm

hàng hóa trao đổi. Tuy vậy, khi trao đổi, họ đều gặp phải những bất tiện trong việc dùng hàng hóa để trao đổi do vừa mất công vận chuyển, vừa gặp phải

những thất thoát do gia súc bị bệnh mà chết đi, hàng hóa bị hư hỏng…Theo sự tiến hóa chung của nhân loại, trong những hàng hóa được chấp nhận làm

vật ngang giá, kim loại ngày càng chứng tỏ là vật có ưu điểm hơn cả với

những đặc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến. Từ đó, hình thức trao đổi bằng đồ vật dần bị loại trừ, thay vào đó là những đồng tiền được đúc bằng kim loại

như đồng, kẽm, thiếc, bạc, vàng. Trong số đó, vàng bạc với tính chất thuần

khiết, bền đẹp, khơng hao mịn, han rỉ, dễ đem theo, có thể phân chia nhỏ hay

Như vậy, dù bộ tộc nào, cư ngụ ở đâu thì giai đoạn dùng hàng hóa làm hóa tệ chỉ là giai đoạn sơ khai; sau đó, kim loại với những đặc tính tiện lợi của mình đã được dùng vào việc đúc tiền. Đồng là kim loại đầu tiên phục vụ cho công việc này. Đây chính là q trình ra đời của tiền tệ. Nó là sự hóa thân từ

hàng hóa bình thường thành hàng hóa đặc biệt và tách ra khỏi thế giới hàng

hóa để đứng độc lập với tên gọi là “tiền tệ”.

Ở Việt Nam, có thể tổ tiên chúng ta cũng đã dùng hàng hóa để trao đổi,

trong đó, có việc lấy vỏ ốc làm hóa tệ. Tuy nhiên, hiện nay khảo cổ học chưa tìm thấy một di chỉ nào minh chứng cho điều này. Chỉ có một bằng chứng là hiện nay, các dân tộc miền núi Nghệ An còn bảo lưu một tục lệ; trong các

đám cưới, dù nhà trai có nộp bao nhiêu gà, lợn, gạo, rượu thì vẫn phải có ít vỏ ốc làm tiền thì mới được coi là đủ. Đây có thể là tàn dư của một thời cha ông

ta sử dụng vỏ ốc làm hóa tệ.

Vào thế kỉ III TCN, ở Trung Quốc, sau khi thống nhất đất nước, Tần

Thủy Hoàng đã thống nhất cả nước bằng cách cho đúc một loại tiền mới có

hình trịn, lỗ vng ở giữa và cho ấn lên đó hai chữ “bán lạng” (nửa lạng) để

xác định giá trị. Sau này nhà Hán lại cho đúc tiền “Ngũ thù” và “Hóa tuyền”. Đến thời nhà Đường, năm 621, đã cho đúc tiền có ấn bốn chữ “Khai ngun

thơng bảo”, cũng có hình trịn và lỗ vng. Theo sự giải thích của các nhà nghiên cứu thì “Khai nguyên” là sự bắt đầu, cịn “thơng bảo” có nghĩa là việc lưu hành tiền tệ; bốn chữ này dùng để xác định thời điểm phát hành và chức

năng tiền tệ của nó thay cho hai chữ dùng để chỉ trọng lượng như trước kia… Năm 968, sau khi giành được độc lập, Đinh Tiên Hoàng đã cho đúc đồng tiền mang niên hiệu Thái Bình hưng bảo. Hệ thống tiền Trung Quốc được áp

dụng cho tiền kim loại Việt Nam bắt đầu từ thời Đinh, đều là những đồng tiền có hình trịn, lỗ vng ở giữa với bốn chữ đúc nổi ở xung quanh, cách đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ hay đọc chéo: trên – dưới – phải – trái.

Sau nhà Đinh, các triều đại khác đều đã cố gắng cho đúc thêm nhiều

loại tiền mới. Tuy nhiên, ở mỗi triều đại do có những đặc điểm riêng về kinh tế - chính trị nên đã ảnh hưởng đến nền tài chính, cụ thể là tiền tệ. Ngoài các đồng tiền bằng đồng, các triều đại còn cho đúc thêm nhiều loại tiền bằng

vàng, bạc; triều đại nào khó khăn thì lại dùng những kim loại xấu hơn như

kẽm để đúc tiền.

Cũng như thời Đinh, thời Tiền Lê tuy số lượng tiền được đúc ra cịn ít ỏi nhưng đã đánh dấu được bước ngoặt trong lịch sử tiền tệ Việt Nam; đó là việc

đã có những đồng tiền mang niên hiệu của từng triều vua để dần thay thế phần

nào số tiền Trung Quốc tồn tại trên đất nước ta suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc.

Đến thời Lý, đồng tiền thời này có phát triển hơn các thời trước nhưng

q trình lưu thơng mới chỉ hạn chế ở một số lĩnh vực như dùng để mua bán, nộp sưu thuế, trả lương cho thợ thuyền…Ngoài ra, “quan lại các cấp được trả

lương bằng hiện vật. Chỉ riêng một số quan lại giữ việc ngục tụng được Nhà nước cấp lương bổng hàng năm tính theo tiền và thóc”[13,I,tr.61].

Đến thời Trần, trong suốt 175 năm tồn tại, loại tiền lưu thông dưới thời

này không nhiều nhưng theo nghiên cứu, lượng tiền lưu thông dưới thời này không nhỏ. Trong Đại Việt Sử ký tồn thư có chép: “Trong đời Trần Phế Đế,

năm Kỷ Mùi (1379), tháng 9, vua sai quan tải tiền đồng vào núi Thiền Kiệu để chôn giấu”[3,II,tr.192], hay “vào mùa đông, tháng 10 (1390) thời Trần Thuận Tông, sai thợ đá ở núi An Thạch đào động ở núi Thiên Kiệu và động ở núi Khuẩn Mai để lấy tiền đã chôn khi trước”[3,II,tr.209].

Như vậy, nền kinh tế thời Trần đã phát triển hơn trước nên việc đúc

tiền cũng như lưu thông tiền càng được chú trọng. Việc trao đổi, mua bán

bằng tiền phổ biến rộng rãi hơn trong dân chúng. Cuốn Lịch triều Hiến chương loại chí có viết: “Năm Kiến Trung thứ hai (1225), định phép dùng tiền. Xuống chiếu rằng dân gian dùng tiền với nhau thì một tiền là 69 đồng,

gọi là tiền bớt; nộp lên trên thì một tiền là 70 đồng”[1,I,tr.61]. Thời kì này,

một số loại thuế cũng bắt đầu được thu bằng tiền như: thuế nhân đinh, thuế

bãi dâu, ruộng muối…

Đặc biệt, dưới thời Hồ, tuy tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (1400-

1407), những tờ tiền giấy đầu tiên đã được phát hành để thay thế cho số tiền

kim loại đã bị triều đình thu hồi để rèn đúc vũ khí chống quan Minh. Tuy

nhiên, do tiền giấy khơng thích đáng với nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển, cũng như khơng phù hợp với thói quen tiêu dùng của nhân dân nên đã bị chối bỏ và đến triều Lê thì ngừng phát hành.

Thời Lê Sơ, sau khi chiến thắng quân Minh, từ triều Lê Thái Tổ trở đi

lại cho đúc tiền bằng kim loại. Nền kinh tế thời này được phục hồi nhanh

chóng và đạt được những thành tựu mới. Việc lưu thơng hàng hóa và tiền tệ

trong nước cũng có phần nở rộ hơn trước. Nhà Lê đã thống nhất đơn vị tiền tệ trong cả nước. Theo các nhà nghiên cứu, dưới triều Lê, tiền tệ đã phát triển

thêm một bước và bao gồm nhiều kiểu loại hơn trước.

Thời Cảnh Hưng, tiền đúc xuất hiện với rất nhiều chủng loại với kỹ

thuật đúc đẹp và họ cho đây là “hiện tượng Cảnh Hưng”. Loại tiền này được đúc ra ồ ạt, vừa do triều đình đúc, lại vừa do các địa phương hay tư nhân được

phép mở xưởng đúc. Đây chính là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu loại

cũng như sự khác nhau về chất lượng của mỗi đồng tiền. Theo các nhà nghiên cứu, thời này kinh tế khó khăn nên thuế má thu của dân khơng được nhiều,

mà chính quyền lại có nhu cầu chi tiêu rất lớn cho ăn chơi và đàn áp các cuộc khởi nghĩa (các khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật, Hồng Cơng Chất). Chính quyền đã lợi dụng đặc quyền phát hành

tiền để đúc tiền phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhu cầu sử dụng tiền

mặt lớn cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa để bn bán, đóng

“Mẹ em tham thúng xơi rền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng”

Việc các trấn được phép đúc tiền đã đem lại cho họ mối lợi lớn. Nó

khuyến khích họ phát hành tràn lan.

Cũng có nghiên cứu cho rằng, trong thời kì xung đột giữa Nam triều và Bắc triều; xung đột Trịnh – Nguyễn ở thế kỉ XVI, XVII, việc phát hành tiền

tệ, mang tính hỗn loạn, pha tạp. Đồng tiền Cảnh Hưng đời Lê Hiển Tông

(1740 – 1786) được chúa Trịnh cho lưu hành ở miền Bắc đến khi triều Lê bị sụp đổ. Còn ở miền Nam, các chúa Nguyễn cũng cho đúc tiền riêng, có hiệu

là Thái Bình. Sau khi chúa Trịnh ở phương Bắc và chúa Nguyễn ở phương

Nam bị quân Tây Sơn đánh bại thì những đồng tiền thời Tây Sơn được lưu

hành trong khoảng thời gian ngắn là 24 năm từ đời Nguyễn Nhạc đến đời

Quang Toản (1778 – 1802).

Đến thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian tồn tại (150 năm), đồng

tiền có rất nhiều biến động. Nếu như các thời trước chỉ có một loại tiền đồng

được lưu hành hay đơi khi có một số ít tiền kẽm thì đến thời này, đã phát triển đầy đủ mọi loại kiểu tiền với mọi chất liệu khác nhau như đồng, kẽm, vàng,

bạc…Và để cho tiện cất giữ, nhà Nguyễn đã cho đúc vàng thoi, bạc thoi các

cỡ từ 01 tiền tới 100 lạng. Các loại tiền bằng đồng, kẽm vẫn được cho đúc ở

thời này. Chỉ đến khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta thì các đời vua

sau đó vì bị lệ thuộc, đã làm cho những đồng tiền kim loại đó bị mất đi và

thay vào đó là các loại tiền của Pháp.

Nếu một quốc gia bị phụ thuộc về mặt chính trị thì nền tài chính của quốc gia đó cũng bị lệ thuộc. Chỉ khi giành được độc lập thì ta mới có thể cho

đúc tiền để khẳng định sự trị vì của một triều vua và cũng là để khẳng định

một đất nước có chủ quyền. Bản thân những đồng tiền chính là sự phản ánh

Có thể nói rằng nước ta đã từng có rất nhiều đồng tiền bằng kim loại

với các kiểu loại khác nhau. Suốt từ thời Phong kiến độc lập tự chủ thế kỉ X cho đến ngày Pháp đặt ách thống trị, lĩnh vực tiền tệ của nước ta ngày càng phát triển, cả về kiểu loại cũng như chất liệu và kĩ thuật đúc. Tuy vậy, suốt từ thời Đinh cho đến thời Tây Sơn, chúng ta chỉ thấy có một loại tiền đồng. Chỉ tới thời Nguyễn, vàng, bạc mới chính thức được đưa vào lưu thông. Sự phát

triển này chứng tỏ càng ngày, đồng tiền càng được lưu thông rộng rãi trong

quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại bảo tàng vĩnh phúc (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)