Giải pháp về bảo quản sưu tập

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại bảo tàng vĩnh phúc (Trang 78 - 89)

3.2. Giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập

3.2.1. Giải pháp về bảo quản sưu tập

3.2.1.1. Tiếp tục nghiên cứu sưu tầm bổ sung, kiện toàn hiện vật

Những hiện vật trong sưu tập tiền cổ hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc tương đối phong phú và đa dạng nhưng chỉ là một phần rất nhỏ

lập kế hoạch sưu tầm và bổ sung hiện vật làm phong phú thêm sưu tập, cụ thể như sau:

Cần tiến hành tổ chức nghiên cứu, thăm dò quy hoạch, khai quật khảo cổ học lịch sử tại các địa điểm khảo cổ, bảo tàng Vĩnh Phúc qua đó sẽ sưu tầm thêm để bổ sung nguồn hiện vật trong kho của bảo tàng.

Nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với các hiện vật tiền cổ ở các địa

phương khác, thuộc sở hữu tư nhân để làm rõ hơn giá trị của sưu tập. Từ đó,

nghiên cứu và đưa ra phương án sưu tầm, phục chế để bổ sung hiện vật cho

sưu tập tại Bảo tàng Vĩnh Phúc, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, trưng bày.

3.2.1.2. Nghiên cứu, thẩm định bổ sung nội dung thông tin cho hiện vật thuộc sưu tập

Thực tế hiện nay, Bảo tàng Tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng đẩy mạnh

công tác nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc nghiên

cứu xây dựng sưu tập. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, xây dựng sưu tập mới chỉ dừng lại ở phần lý thuyết, chưa nghiên cứu sâu vào thực tiễn, cho nên sưu tập chưa phát huy hết được giá trị. Riêng với với sưu tập hiện vật tiền cổ cũng

vậy. Đây là một sưu tập có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, cơng tác nghiên cứu xây dựng sưu tập còn nhiều hạn chế về thời gian, nhận thức, cũng như những khoảng trống do lịch sử để lại…Do đó cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu sâu, toàn diện các

giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của sưu tập:

Cần nghiên cứu các nguồn tư liệu khác nhau để bổ sung thông tin cho

những hiện vật còn thiếu để sưu tập hiện vật thêm đầy đủ nội dung lịch sử -

Nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với các hiện vật tiền cổ ở các địa

phương khác, thuộc sở hữu tư nhân để làm rõ hơn giá trị của bộ sưu tập. Từ

đó nghiên cứu đưa ra phương án sưu tầm, phục chế (làm bản sao) để bổ sung

hiện vật cho sưu tập ở kho Bảo tàng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, trưng bày.

Xây dựng trang thông tin điện tử lưu trữ dữ liệu về các hiện vật trong

kho, hệ thống trưng bày và đặc biệt là các sưu tập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, phát huy tối đa giá trị của sưu tập.

3.2.1.3. Áp dụng khoa học công nghệ mới cho công tác bảo quản hiện vật trong sưu tập

Bảo quản hiện vật là hoạt động bảo vệ, giữ gìn và ngăn ngừa các yếu tố gây hại, xử lý những hư hỏng của hiện vật do tác động của các yếu tố khách quan hay chủ quan của thiên nhiên, môi trường, điều kiện lưu giữ hoặc do sự thiếu ý thức hay vơ tình mà con người tạo ra trong quá trình bảo quản và lưu giữ hiện vật. Công tác bảo quản hiện vật trong hệ thống các bảo tàng của Việt Nam nói chung và ở Bảo tàng Vĩnh Phúc nói riêng thường được tiến hành

theo hai phương pháp cơ bản là: bảo quản phòng ngừa và bảo quản kỹ thuật với mong muốn đạt được mục tiêu cuối cùng là kéo dài tuổi thọ của hiện vật, an toàn khi nghiên cứu, trưng bày, quảng bá những giá trị ẩn chứa trong hiện vật của sưu tập.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, các thế hệ cán bộ Bảo tàng Vĩnh Phúc đã

luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, tiếp thu tiến bộ kĩ thuật…để tìm ra những phương pháp bảo quản, tu sửa hiệu quả nhất cho tồn bộ tài liệu, hiện vật có trong hệ thống kho của Bảo tàng nói chung cũng như hiện vật tiền cổ nói riêng. Vì thế, dù đã có tuổi thọ khá cao nhưng số hiện vật có trong sưu tập vẫn ở tình trạng tốt, có thể phục vụ hiệu quả cho các hoạt động chuyên môn

nghiệp vụ của Bảo tàng. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác bảo quản, nhưng Bảo tàng Vĩnh Phúc chưa có báo cáo tổng kết chỉ rõ quy trình thực hiện. Sưu tập hiện vật tiền cổ gồm loại hình và chất liệu khác nhau

địi hỏi mỗi loại hình, mỗi chất liệu phải có một quy trình bảo quản riêng. Vì

vậy, bảo tàng Vĩnh Phúc cần tăng cường hiệu quả hơn nữa cho công tác bảo quản như:

Cần nâng cấp bổ sung cơ sở vật chất để công tác bảo quản hiện vật đạt hiệu quả tốt nhất: lưu giữ hiện vật theo chất liệu với chế độ bảo quản riêng ;

bổ sung các giá kệ, bục bệ, tủ đựng hiện vật, phương tiện hiện đại để bảo quản hiện vật lâu dài như: máy điều hoà nhiệt độ, máy hút bụi hút ẩm, phịng theo dõi điều khiển vi tính…

Để kéo dài tuổi thọ cho hiện vật, cần phải làm vệ sinh thường xuyên cho

hiện vật và phải thực hiện các biện pháp bảo quản cho chúng. Ngoài ra, bảo tàng có thể mời các chuyên gia tại các bảo tàng Trung ương hỗ trợ về phương pháp, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cán bộ bảo quản của bảo tàng cũng cần phải nghiên cứu thêm tài liệu, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ bảo quản hiện vật nói chung và bảo quản hiện vật tiền cổ nói riêng.

Cần mời chuyên gia của các Viện khoa học, của trung tâm bảo quản – bảo tồn di sản văn hoá khảo sát hệ thống kho của bảo tàng; đánh giá thực

trạng của hiện vật trong kho bảo quản để từ đó có giải pháp thích hợp cho

cơng tác bảo quản, phịng ngừa cũng như bảo quản kỹ thuật đối với các hiện vật trong Bảo tàng Vĩnh Phúc.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của các văn bản hướng dẫn kiểm

kê, bảo quản của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Duy trì kế hoạch bảo quản thường kỳ hiện vật tại kho cơ sở và đặc biệt trên hệ thống trưng bày thường trực của bảo tàng.

Chụp ảnh đối với những hiện vật thể khối của sưu tập để nắm được tình trạng của hiện vật và kịp thời có kế hoạch bảo quản hiện vật, những ảnh chụp có tác dụng là những tư liệu phục vụ nghiên cứu khai thác, trưng bày, bảo quản và quá trình phục chế hiện vật khi cần thiết.

Thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ; phòng, chống thiên tai, bảo mật với kho cũng như hiện vật của bảo tàng.

Tiếp tục đầu tư, trang bị thêm các thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại hỗ trợ công tác bảo quản hiện vật nhằm lưu trữ hiện vật và các loại giấy tờ, hồ sơ có liên quan một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cán bộ làm cơng tác kho phải thường xuyên duy trì kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với loại hình hiện vật. Thực hiện các biện pháp phịng, chống cơn trùng, nấm mốc, khử a- xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hiện vật.

Khi cần thiết, Bảo tàng Vĩnh Phúc phải tiến hành công tác tu sửa, phục chế, can thiệp kịp thời đối với những hiện vật có dấu hiệu hư hỏng, hoặc có

nguy cơ bị hư hỏng để tránh tình trạng bị mất nội dung thể hiện trên hiện vật hay hư hỏng toàn hiện vật.

* Nâng cao chất lượng cơng tác tư liệu hố

Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý hiện vật đối với

ngành Bảo tồn, Bảo tàng là một trong những vấn đề cấp thiết, bởi tính năng ứng dụng rất lớn của nó.

Hiện nay, tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý hiện vật vẫn còn sơ xài và chưa theo kịp yêu cầu của thực tế. Tât cả các loại hiện vật đều được quản lý nhờ vào các loại

phiếu, phích, tài liệu, hồ sơ hiện vật,... Chúng đều được xử lý thủ công làm

tốn rất nhiều thời gian. Số lượng hồ sơ, phích, phiếu nhiều nên cơng tác kiểm kê - bảo quản tốn công sức và dễ nhầm lẫn. Việc khai thác và sử dụng thông

tin về hiện vật cũng phiền phức vì độ sai lệch thơng tin rất có thể xảy ra mặc dù rất ít; hơn nữa, phạm vi khai thác và truyền bá thông tin không lớn, hầu hết chỉ trong phạm vi nghiên cứu chun mơn. Khâu bảo quản hiện vật cũng gặp khó khăn với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như ẩm mốc, mối mọt, các thảm hoạ tự nhiên,... Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác bảo quản hiện vật tại Bảo tàng nhằm tiết kiệm thời gian, giảm thiểu công sức của con người, nâng cao hiệu quả quản lý là rất cần thiết.

Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc đã được trang bị những thiết bị hiện phục vụ công tác quản lý hiện vật và khai thác - trao đổi thông tin như máy vi tính,

máy scan ảnh, máy ảnh kỹ thuật số,... và sẽ tiếp tục được trang bị thêm các

thiết bị khác trong tương lai gần. Tuy nhiên, muốn ứng dụng khoa học công

nghệ trong công tác quản lý hiện vật, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc cần giải quyết một số khó khăn trước mắt, đó là: hệ thống cơ sở hạ tầng cịn hạn chế và có

phần lạc hậu, trình độ tiếp cận với cơng nghệ thơng tin hiện đại của đội ngũ

cán bộ còn yếu kém, cần khắc phục. Bởi cùng với trang thiết bị hiện đại, nhân tố con người luôn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại

của việc ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực nhất là một ngành đặc thù như bảo tàng.

Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra từ Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phú (cũ), do đó cơng tác quản lý hiện vật có thể có một số sai sót nhất định trong khi

bàn giao, di chuyển hiện vật, lập hồ sơ lưu trữ,...Cho nên việc lập hồ sơ số chính xác tuyệt đối của tồn bộ hiện vật (với số lượng khổng lồ) để quản lý

bằng công nghệ thơng tin là rất khó khăn, địi hỏi nhiều cơng sức và thời gian. Vì vậy, Bảo tàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ giỏi, có trình độ và kỹ năng phù hợp để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý

hiện vật; đảm bảo công nghệ và các trang thiết bị hiện đại được sử dụng hiệu quả, hiện vật được bảo quản tốt nhất, thông tin tư liệu được khai thác triệt để

trong mức cho phép và không bị gián đoạn nhằm phục vụ tốt nhất cho xã hội và cộng đồng.

Hiện nay, dự án xây dựng phần mềm “Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để quản lý hiện vật bảo tàng” do Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông cũng đang trong quá trình triển khai. Khi

phần mềm được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ là cơng cụ hữu ích đối với việc quản lý cũng như tìm kiếm thơng tin, khai thác dữ liệu phục vụ các hoạt

động của Bảo tàng. Mặt khác để hướng tới phục vụ quảng đại công chúng,

phần mềm cũng sẽ được thiết kế để trong tương lai dễ dàng kết nối và chia sẻ trên mạng Internet (hệ thống mạng máy tính tồn cầu) và Website của Bảo tàng. Tại nước ta, đã có khá nhiều bảo tàng trung ương, địa phương đã bước đầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý

hiện vật, đó là điều kiện rất thuận lợi để Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc học tập và

tiếp thu kinh nghiệm.

Trong tương lai, công tác quản lý hiện vật và khai thác thông tin - dữ liệu về hiện vật của Bảo tàng tỉnh phần lớn sẽ dựa trên nền tảng ứng dụng

công nghệ thông tin. Giảm nhẹ việc phải nhập dữ liệu nhiều lần, giảm bớt và

đon giản hoá những thao tác của cán bộ cũng như các chuyên gia bảo tàng,

bớt những công việc bằng tay vất vả mà thực hiện việc này bằng cơng nghệ máy tính tiên tiến từ khâu xuất nhập hiện vật đến lập các loại hồ sơ lưu trữ,

thêm bớt các thông tin dữ liệu liên quan và bảo quản hiện vật.

Việc quản lý hiện vật sẽ trở nên dễ dàng, không cần đến tận nơi xem

xét chúng ta vẫn có thể biết được một hiện vật nằm ở vị trí nào trong kho của bảo tàng, tình trạng ra sao,... nhằm có biện pháp bảo quản thích hợp. Các thơng tin về hiện vật, tư liệu cũng sẽ được quản lý chặt chẽ, dễ dàng thay đổi khi phát hiện sai sót, nhầm lẫn và được cập nhật thường xuyên. Việc sử dụng công nghệ đa tuyến và truyền thông đa diện (mutilmedia): đọc dữ liệu số hoá,

xem văn bản điện tử, xem phim,... sẽ cho phép hạn chế việc xuất nhập hiện

vật nhằm mục đích nghiên cứu và khai thác thông tin mà thay bằng việc

nghiên cứu qua phim, ảnh được số hố trong cơng tác kiểm kê thông qua

mạng LAN (mạng máy tính nội bộ) và mạng Internet đồng thời với việc được trang bị những thiết bị bảo quản hiện vật thích hợp sẽ đảm bảo cho hiện vật

ln trong tình trạng bảo quản tốt nhất.

Tóm lại, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hiện vật

bảo tàng đã và đang là một vấn đề cần thiết không thể nghi ngờ. Một bảo tàng sẽ khơng phải bảo tàng nếu khơng có các tư liệu, hiện vật và nếu có mà chúng khơng được cơng chúng biết đến thì cũng khơng có giá trị và ý nghĩa. Nên,

tầm quan trọng của công tác bảo quản - quản lý và truyền bá thông tin - tư liệu về hiện vật là không thể bàn cãi. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất lại có một

nền văn hố riêng, chúng đại diện tập quán sinh hoạt và đời sống tinh thần của tất cả con người sinh sống trên vùng đất đó qua các thế hệ, là tiếng nói riêng rất khác biệt với phần còn lại của thế giới và được gọi là bản sắc văn hoá.

Chúng ta đã, đang và sẽ đứng trước những thách thức lớn trong quá trình hội nhập với thế giới không những về kinh tế mà cả về văn hố. Gìn giữ bản sắc văn hố dân tộc đang là một vấn đề lớn cần quan tâm đúng mức. Nếu bảo

tàng tỉnh Vĩnh Phúc không theo kịp và đáp ứng các yêu cầu của thời đại,

không kết nối được và cùng tiến bước với các bảo tàng trong nước và trên thế giới trong việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc bảo tồn, lưu giữ hiện vật và phổ cập tri thức, truyền bá các di sản văn hố (vật thể và phi vật thể) thì cũng đồng nghĩa với việc khiến chúng bị lãng quên, làm mai một các hiện vật trong sự tàn phá của thời gian cùng với những di sản văn hoá mà chúng đại diện.

Công tác triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý hiện vật của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn dang dở, có nhiều tín hiệu

đáng mừng lẫn các khó khăn nhất định, nhưng tin chắc rằng với sự quyết tâm

và nhận thức đúng đắn của các cấp các ngành, của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, của ban lãnh đạo bảo tàng cũng như lòng nhiệt huyết, sự quyết tâm của các cán bộ bảo tàng sẽ đạt được thành cơng tốt đẹp nhằm góp phần cho

Bảo tàng Vĩnh Phúc xứng đáng là nơi lưu giữ, tuyên truyền và quảng bá các

di sản văn hoá và là trung tâm văn hoá của tỉnh nhà.

Tư liệu hoá là thu thập và lập hồ sơ thơng tin có liên quan đến hiện vật,

đến quá trình hiện vật được đưa về bảo tàng. Mục đích của cơng tác tư liệu

hố là giải thích, quản lý và sử dụng các hiện vật nhằm đạt được các mục tiêu

đã đề ra của cơ quan quản lý và sử dụng hiện vật. Cần phải xác định đúng tên

gọi cho từng hiện vật, cần mô tả chính xác từng hiện vật, các thơng tin liên

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại bảo tàng vĩnh phúc (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)