3.2. Giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập
3.2.2. Giải pháp về phát huy giá trị của sưu tập tiền cổ
3.2.2.1. Đa dạng hóa các hình thức trưng bày, triển lãm sưu tập
Bảo tàng đến với cộng đồng xã hội thơng qua việc đưa các di sản văn
hố của mình đến với cơng chúng bằng cơng tác trưng bày các hiện vật bảo tàng và sưu tập hiện vật bảo tàng.
Vĩnh Phúc tự hào là quê hương của Bà Trưng, Bà Trắc. là nơi có nhiều di tích có ý nghĩa lịch sử. Với vị trí và vị thế này, ngày nay trên mảnh đất
Vĩnh Phúc còn bảo tồn được nhiều di sản văn hoá. Hiện nay, tại Bảo tàng
Vĩnh Phúc đang lưu giữ được hơn 107 loại tiền cổ, tuy nhiên việc đưa hiện
Vì vậy, trước mắt Bảo tàng Vĩnh Phúc có thể nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và nội dung đề cương trưng bày chuyên đề “Sưu tập tiền cổ thời Phong kiến Việt Nam”, để từ đó có thể tổ chức lựa chọn những hiện vật tiêu biểu cho các cuộc trưng bày triển lãm tại Bảo tàng và các địa điểm khác trong cả nước. Bên cạnh đó, các hiện vật của sưu tập là một nguồn tư liệu gốc quan trọng cần
được bổ sung cho phần trưng bày tại hệ thống trưng bày thường trực của Bảo
tàng, tiếp tục phục vụ số lượng lớn khách tham quan tại đây.
Để phát huy giá trị của các hiện vật thuộc sưu tập, Bảo tàng Vĩnh Phúc
nên tăng cường đưa hiện vật trưng bày tại các cuộc triển lãm. Vĩnh Phúc nổi tiếng với nhiều lễ hội và các địa điểm du lịch như: đền hai Bà Trưng, Tây
Thiên, Tam Đảo....Hàng năm, du khách đến với Vĩnh Phúc vào những dịp này rất đơng, Bảo tàng có thể mở những cuộc triển lãm lưu động ngay tại các địa
điểm đó để công chúng tham quan, nâng cao nhận thức về hiện vật tiền cổ
trên quê hương Vĩnh Phúc.
Ngồi ra, Bảo tàng có thể phối hợp với các địa phương có nhiều dấn ấn tiền cổ như Quảng Ninh, Thái Bình…để cùng phối hợp tổ chức triển lãm, qua
đó có thể thấy được giá trị riêng của hiện vật, giáo dục tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc cho công chúng, đặc biệt là các thế hệ trẻ.
3.2.2.2. Phát hành các ấn phẩm giới thiệu, quảng bá cho sưu tập
Trong thời gian tới, Bảo tàng Vĩnh Phúc cần tiếp tục triển khai các hoạt động giới thiệu và quảng bá để phát huy tối đa giá trị của sưu tập. Một số hoạt động giới thiệu, quảng bá có tính khả thi cao, có thể triển khai tại
Bảo tàng như:
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được về “Sưu tập tiền cổ thời Phong kiến ở Việt Nam”, Bảo tàng cần xây dựng kế hoạch biên tập và xây
đến các hiện vật của sưu tập một cách cụ thể và khoa học, để có thể xuất bản
thành một số các ẩn phẩm phục vụ công tác giáo dục tuyên truyền.
In ấn và phát hành các bưu ảnh, cataloge giới thiệu tóm tắt về sưu tập cho khách tham quan bảo tàng, các cộng tác viên, đơn vị có quan hệ hợp tác với bảo tàng Vĩnh Phúc.
Bổ sung phần giới thiệu sưu tập vào panô, biểu ngữ giới thiệu về Bảo tàng Vĩnh Phúc.
Bảo tàng Vĩnh Phúc cần tổ chức các hội thảo, buổi nói chuyện chuyên
đề có sự tham gia của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá…
Tăng cường hoạt động giới thiệu, quảng bá sưu tập trên các phương
tiện thơng tin đại chúng như báo nói, báo viết, báo hình để cơng chúng được
tìm hiểu về nội dung và giá trị của sưu tập.
Tổ chức hình thức “kho mở” trong điều kiện cho phép nhằm phục vụ
nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu, công chúng của bảo tàng về sưu tập hiện vật tiền cổ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
Phối hợp với các nhà khoa học, các cơ quan thông tin đại chúng xây
dựng các chuyên mục trên Đài truyền hình, Đài phát thanh tỉnh, thành
phố…để có thể định kỳ giới thiệu nội dung giá trị các tài liệu, hiện vật gốc
của Bảo tàng Vĩnh Phúc nói chung và sưu tập tiền cổ nói riêng.
3.2.2.3. Mở website riêng của Bảo tàng và giới thiệu sưu tập trên website này
Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc truyền bá thơng tin nói chung và hoạt động của bảo tàng nói riêng có nhiều thuận lợi. Vì vậy, Bảo tàng Vĩnh Phúc nên thành lập website riêng cho bảo tàng để giới
điểm của sưu tập hiện vật tiền cổ trên website của mình khi được các cơ quan
thẩm quyền cho phép.
Có thể tạo một khơng gian chuyên mục riêng trên website của bảo tàng
để trích đăng những hình ảnh về các tài liệu, hiện vật, hình ảnh và sưu tập về
hiện vật tiền cổ hiện có tại Bảo tàng Vĩnh Phúc, nhằm tạo tiền đề cho việc
công bố các hiện vật của sưu tập trong những điều kiện có thể.
Bên cạnh đó, để thực hiện việc giới thiệu sưu tập hiện vật trên mạng
internet, cần lựa chọn và nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể coi đây như một diễn đàn để trao đổi thông tin, giới thiệu những kết quả nghiên cứu, trao đổi hiện
vật giữa các bảo tàng. Trong điều kiện hiện nay, đây cũng là cách tốt nhất để có thể thu thập thơng tin hồn thiện về sưu tập hiện vật tiền cổ; đồng thời, có thể giới thiệu về sưu tập ở phạm vi rộng hơn, tạo điều kiện và tiền đề cho sự hợp tác và giao lưu với bạn bè quốc tế.
3.2.2.4. Giới thiệu giá trị sưu tập trên các phương tiện truyền thơng
Ngồi việc thành lập website là kênh thơng tin chính về bảo tàng nói chung và sưu tập nói riêng thì hiện nay có rất nhiều cách quảng bá sưu tập trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như: báo mạng, báo in,
truyền hình…
Trong những đợt Vĩnh Phúc vào dịp hội hè truyền thống, rất nhiều
trang báo, truyền hình, internet đưa tin, đây là những kênh thông tin rất hữu
hiệu cho việc giới thiệu về các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh đến với người dân trong tỉnh và trên cả nước.
Ngồi ra, cán bộ tại Bảo tàngcần ln ln trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách nghiên cứu về các sưu tập, các vấn đề
chuyên môn của bảo tàng để gửi bài đăng trên các tạp chí như Tạp chí Khảo
Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Di sản văn hố…Thơng qua những hoạt động này, chúng ta có thể giới thiệu về Bảo tàng Vĩnh Phúc nói chung và sưu tập hiện vật tiền cổ nói riêng; đồng thời, trao đổi kinh nghiệm thực tế với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
3.2.2.5. Phối hợp với các nhà sưu tập tư nhân để mở các cuộc triển lãm
Trong những năm qua, công tác sưu tầm hiện vật luôn được Bảo tàng
Vĩnh Phúc đặt lên hàng đầu. Các hình thức sưu tầm hiện vật gồm có: khai
quật, khảo cổ, sưu tầm điền dã, thu mua, hiến tặng, trao đổi… Trong đó, việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên từ cơ sở là một hình thức quan trọng góp phần vào kết quả công tác sưu tầm hiện vật về Bảo tàng.
Để có được thành quả ấy, cơng việc sưu tầm hiện vật thông qua việc
xây dựng mạng lưới cộng tác viên của Bảo tàng tại cơ sở luôn được củng cố quan tâm. Với mạng lưới rộng khắp từ các thơn xóm, bản làng, các xã phường, thị trấn, thành phố; Các cơ quan ban ngành, các tổ chức, tập thể, cá nhân từ trung ương đến địa phương. Mạng lưới cộng tác viên giúp Bảo tàng
Vĩnh Phúc sưu tầm hiện vật trong những năm qua được phân thành ba loại:
Các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành ở Trung ương; các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương; các cá nhân, các nhà sưu tập, những người yêu thích lịch
sử và ham mê cổ vật và các giá trị Di sản văn hố.
Bên cạnh đó, hàng năm, Bảo tàng luôn tổ chức các cuộc sưu tầm theo
kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, theo chuyên đề, đề cương khác nhau tiến hành
trên địa bàn tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh với các chuyên đề sưu tầm: Sưu tầm hiện vật thời kỳ cách mạng kháng chiến (ở các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch, Bình Xun, Tam Đảo, Sơng Lơ); Sưu tầm hiện vật ở các làng nghề thủ công ở Vĩnh Phúc; Sưu tầm kỷ vật của Mẹ Việt
hoá - Hiện đại hố ở khu cơng nghiệp Khai Quang thành phố Vĩnh Yên; Sưu tầm tài liệu hiện vật tại khu vực khảo cổ học chùa /tháp Kim Tôn xã Đồng
Quế, huyện Sông Lô…Thông qua các cuộc sưu tầm kết quả đã thu được hàng nghìn hiện vật có giá trị tiêu biểu điển hình về kho cơ sở của Bảo tàng, phục vụ cho các khâu nghiệp vụ của Bảo tàng.
Công tác sưu tầm ở đâu cũng nhận được sự giúp đỡ, cộng tác, đồng tình
ủng hộ của các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể, đơn vị, cá nhân, mạng lưới cộng tác viên từ những người làm công tác văn
hố thơn xóm, xã phường, huyện thị; Mặt trận Tổ quốc các cấp, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, các cụ lão thành cách
mạng…Tổ chức các buổi toạ đàm nói chuyện đưa tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng như: Đài phát Thanh, Đài truyền hình, báo chí để tun
truyền cho mọi người tham gia cơng tác gìn giữ bảo vệ các giá trị di sản văn hoá của quê hương đất nước.
Vận động các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và quần chúng
nhân dân tham gia hiến tặng hiện vật, mua bán, ký gửi, cho mượn các tài liệu hiện vật của cá nhân cho Bảo tàng. Ngồi những hình thức sưu tầm trên, Bảo tàng còn tổ chức các buổi lễ tiếp nhận hiện vật hiến tặng của các đơn vị tổ
chức xã hội, các nhà sưu tập cổ vật hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng với sự nghiệp gìn giữ bảo vệ các giá trị di sản văn hoá của quê hương Vĩnh Phúc. Tiêu biểu như: Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Oanh, ông Nguyễn Văn Bồng, ông Dương Văn Đào, ông Mạc Hồng Quỳnh, nhà sưu tập cổ vật Trần
Bá Long, Phạm Xn Hồ... Cịn rất nhiều các cá nhân đơn vị tổ chức xã hội khác có những hiện vật hiến tặng cho Bảo tàng.
Cứ vào dịp đầu năm, Bảo tàng Vĩnh Phúc lại phối hợp với các hội, các nhà sưu tầm cổ vật tổ chức các cuộc triển lãm. Đây là một hoạt động có ý
nghĩa thiết thực nhằm tăng cường sự giao lưu giữa bảo tàng với các nhà sưu tầm cổ vật, thơng qua đó khơi dậy lịng say mê sưu tầm, giữ gìn và bảo lưu những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc. Thông qua những cuộc triển lãm, hoạt động xã hội hoá của bảo tàng được đẩy mạnh, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã hiến tặng hiện vật cho bảo tàng.
3.2.2.6. Đưa sưu tập phục vụ cho môn học lịch sử trong các trường học
Việc kết nối các di sản văn hố với cơng tác giáo dục có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương. Từ đó, bồi dưỡng
nhân cách cho các thế hệ trẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh ngày nay thế hệ trẻ rất dễ lãng quên những giá trị văn hoá truyền thống, các em tiếp nhận rất nhanh luồng văn hố mới nhưng chưa biết chắt lọc những gì tích cực, mà tiếp thu cả những mặt tiêu cực của nền văn hoá ngoại lai. Một điều đáng báo động hơn
hết là hiện nay các thế hệ học sinh rất ít hiểu biết về lịch sử, ngại tìm hiểu về lịch sử nước nhà. Trong các năm gần đây, điểm thi vào các trường đại học có mơn lịch sử, điểm 0 chiếm tỷ lệ khá nhiều. Tại các trường học, dường như
không thực sự chú ý khai thác các di sản văn hoá gần gũi với học sinh ở xung quanh nhà trường; nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt động
ngoại khoá như: tổ chức các chuyến tham quan bảo tàng với mục tiêu đào tạo của cấp học, phù hợp với yêu cầu của từng môn học; chưa có chương trình khai thác cụ thể các giá trị di sản.
Trong thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc đã trăn trở nghiên cứu
khảo sát và đề ra những giải pháp để phát huy hơn nữa giá trị của những di
sản văn hố thơng qua những hoạt động thiết thực. Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu các bộ sưu tập hiện vật quý, phối kết hợp với các cơ quan, tổ chức trưng bày các chuyên đề nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm, Bảo tàng
đến gần hơn với các em học sinh; giúp các em hiểu được di sản không phải là
khái niệm cao xa, không thể với tới mà rất gần gũi, quen thuộc. Đồng thời,
Bảo tàng còn nghiên cứu, lập dự án liên kết với nhà trường, phát triển giáo dục di sản ở Bảo tàng. Mục tiêu chủ yếu là hướng dẫn giáo viên và học sinh cách tiếp nhận di sản một cách chủ động sáng tạo, biết cách khai thác và phát huy di sản ở quanh mình.
Bảo tàng Vĩnh Phúc cần tổ chức cho các em tìm hiểu đa dạng về di sản văn hoá như: về đặc điểm và giá trị của các di vật; loại hình di tích, các em sẽ tìm hiểu về thiên nhiên mơi trường tại di tích; lịch sử và nhân vật được thờ;
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc hội hoạ; cách thức thờ cúng…Trong giáo dục di sản, điều quan trọng nhất là phải làm sao để cho các em tiếp cận đúng, thể hiện tâm tư tình cảm trong suy nghĩ của mình. Từ đó, các em có nhận thức và có hành vi ứng xử phù hợp với di sản văn hố. Qua đây, các em học sinh có
thể trau dồi, làm giàu vốn kiến thức về di sản văn hố, về kỹ năng sống của mình. Đồng thời, đây cũng là phương pháp để các em tiếp cận và hiểu thêm
về lịch sử quê hương, đất nước. Bởi ở một chừng mực nào đó, di sản chính là lịch sử và lịch sử được thể hiện qua hệ thống các di sản hiện hữu quanh ta.
3.2.2.7. Tổ chức Hội thảo khoa học, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, ngoại giao… tiếp cận sưu tập – nguồn sử liệu đáng tin cậy
Trong các bảo tàng, công tác nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng, đồng thời cũng là nhiệm vụ có tính chất
xuyên suốt toàn bộ hoạt động của bảo tàng. Mọi hoạt động này đều phải dựa
trên cơ sở hiện vật gốc, hiện vật bảo tàng.
Bảo tàng đã thực hiện tổ chức trưng bày và giới thiệu tại Bảo tàng với
các cuộc triển lãm chuyên đề như: Triển lãm tranh dân gian Vũ Di tại Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam; Triển lãm hình ảnh về Nguyễn Thái Học, Đội Cấn tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Sưu tập khảo cổ học tại Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam; Hồ sơ kỷ vật, các văn bản liên quan đến cán bộ đi B tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III...
Đây là những cuộc hội thảo có quy mơ lớn, tập hợp được các nhà
nghiên cứu hàng đầu trong nước, những ý kiến trong các cuộc hội thảo chính là những tầm nhìn, hướng đi mới cho việc bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc nói chung và di sản văn hố của Vĩnh Phúc nói riêng. Vì vậy, chúng ta nên tích cực tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo để tập hợp ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, từ đó đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di