Đặc trưng mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật mở xương sai khớp cắn loại iii (Trang 42)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc trưng mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm 31 bệnh nhân được chẩn đoán sai khớp cắn loại III và đã trải qua phẫu thuật chỉnh hình xương mặt hàm. Tỷ lệ sai khớp cắn trong các nhóm nguyên nhân tương đối đồng đều với 29% có XHD quá triển đơn thuần; nguyên nhân XHT thiểu sản đơn thuần hoặc phối hợp cân bằng ở mức 35,5%. Tỷ lệ XHD quá triển đơn thuần ở đây cao hơn so với kết quả từ nghiên cứu của McNamara and Ellis [16] nhưng thấp hơn so với nhiều nghiên cứu trên cộng đồng người châu Á trước đây [5], [6], [7]. Các nghiên cứu này cho rằng sai khớp cắn loại III do XHD quá triển là kiểu hình phổ biến nhất. Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu trước thực hiện ở cộng đồng sai khớp cắn loại III nói chung và với cỡ mẫu lớn; trong khi ở nghiên cứu này số lượng đối lượng nghiên cứu bị giới hạn và chỉ bao gồm các đối tượng có chỉ định và đồng ý phẫu thuật. Ngoài ra có thể do những khác biệt liên quan tới chủng tộc [70].

Tuổi trung bình của các đối tượng đều ở giai đoạn mới trưởng thành (23,5±3,4). Đây là điều kiện cần để đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng vốn vô cùng quan trọng trong bệnh sinh sai khớp cắn loại III cũng như hiện tượng tái phát sau phẫu thuật. Đứng từ phía người bệnh, nhu cầu can thiệp sớm nhất có thể do những tác động toàn diện kém tích cực tới chất lượng cuộc sống. Với những lý do đó, nên việc lựa chọn chính xác thời điểm can thiệp phẫu thuật rất quan trọng và được thống nhất dựa trên quan điểm can thiệp sau khi cấu trúc sọ-mặt ngừng tăng trưởng. Trên nguyên tắc đó, các trường hợp sai khớp cắn loại III do XHT thiểu sản đơn thuần có thể được sửa chữa sớm hơn so với các trường hợp do XHD quá triển đơn thuần hoặc phối hợp. Trước đây, sự ổn định của nền sọ trước S- Na được đánh giá thông qua kỹ thuật chồng phim để quyết định thời điểm phẫu thuật. Rõ ràng trên thực tế, phương pháp này không hoàn toàn chính xác do cấu trúc sọ thường kết thúc tăng trưởng sớm hơn cấu trúc xương hàm đặc biệt là XHD, đồng

thời có nhiều yếu tố nhiễu. Ngày nay, phương pháp chụp Xquang cổ tay hay phim cột sống cổ đánh giá tiến trình cốt hóa các xương này được khuyến cáo sử dụng làm căn cứ cho việc lựa chọn thời điểm can thiệp phẫu thuật chỉnh hình xương mặt-hàm [74]. Tăng trưởng hàm dưới hoàn tất vào năm 18 tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng tăng trưởng muộn của hàm dưới tiếp tục tới mười năm thứ 3 của cuộc đời và có thể ảnh hưởng tới hiệu quả phẫu thuật BSSO đặt hàm dưới ra sau [75].

Thời gian theo dõi sau phẫu thuật nãy được kéo dài từ thời điểm thực hiện phẫu thuật tới khi kết thúc nghiên cứu. Do các đối tượng trong nghiên cứu này được trải qua phẫu thuật ở các thời điểm khác nhau nên trong khuôn khổ thời gian thực hiện nghiên cứu, thời gian theo dõi cho mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả được thực hiện cố định ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật. Tất cả bệnh nhân đều trải qua đánh giá ở thời điểm 6 tháng, 10 bệnh nhân trải qua đánh giá ở thời điểm 12 tháng.

Nghiên cứu về sai khớp cắn loại III trong cộng đồng không thấy có sự khác biệt về giới tính [76]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể về giới xuất hiện ở trong các nhóm, nữ giới chiếm phần lớn trong nhóm do XHT thiểu sản hay do nguyên nhân phối hợp (66,7%), trong khi nam giới chiếm đa số (77,8%) trong nhóm do XHD quá triển. Kết quả này phù hợp với những phát hiện của một số nghiên cứu trước đây [77], [78] khi cho rằng nam giới sai khớp cắn loại III nguyên nhân chủ yếu do tăng trưởng quá mức XHD trong khi kém tăng trưởng XHT đóng vai trò nguyên nhân chủ đạo ở nữ giới.

Sai khớp cắn loại III là một trong những hậu quả từ những tác động trực tiếp và gián tiếp của KHM-VM. 11 trường hợp có KHM-VM với 8 trường hợp có KHM-VM một bên, 3 trường hợp KHM-VM hai bên được bao gồm trong nghiên cứu này. Hiện tượng XHD quá triển phối hợp với XHT thiểu sản ở nhóm bệnh nhân này là không phổ biến (3 trường hợp). Sự phối hợp này chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trước đây.

Sự ổn định sau phẫu thuật được cải thiện với việc sử dụng cố định cứng chắc bên trong bởi nó thúc đẩy sửa chữa xương, cho phép phục hồi chức năng ngay lập

tức, giảm các biến chứng từ việc cố định liên hàm, đạt được những chấp nhận của điều trị, đạt được chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân. Trong phẫu thuật hai hàm điều trị sai khớp cắn loại III, cố định cứng chắc là điều kiện cần thiết để đạt được tính ổn định chấp nhận được [35]. Trong nghiên cứu này, 100% các trường hợp được cố định các mảnh xương cắt bằng nẹp và vít (xuyên qua một lớp vỏ xương). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, phương pháp cố định bằng vít xuyên qua 2 lớp vỏ xương tạo được tính cứng chắc hơn so với phương pháp cố định bằng nẹp và vít thường trong phẫu thuật mở xương hàm dưới [79], [80] đặc biệt ở những trường hợp có bất cân xứng phối hợp.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật mở xương sai khớp cắn loại iii (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w