Chƣơng 2 : DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LĂNG SƢƠNG
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích và
3.3.1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Tác động của nền kinh tế thị trường làm cho mọi mặt của đời sống - xã
hội đặc biệt là vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng có sự biến đổi theo nhiều xu
hướng khác nhau. Chính sự biến đổi đó đã tác động khơng nhỏ đến nhận thức
của người dân khiến cho họ có cách nhìn nhận, ứng xử với mơi trường, con
người không đúng khi tham gia lễ hội. Vì vậy, cần phải có biện pháp nâng cao nhận thức, hiểu biết trong cộng đồng cư dân.
Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa, bản sắc của địa phương và có cách ứng xử phù hợp với mơi trường, con người trong lễ hội. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng
đồng trong việc bảo tồn, phát huy di tích và lễ hội trong giai đoạn hiện nay.
Chính quyền địa phương hoặc ban quản lý di tích nên sưu tầm, biên soạn các
tư liệu về lai lịch, công trạng của vị thần được thờ; giảng giải, hướng dẫn người dân và khách thập phương về những nguyên tắc khi hành lễ hoặc các
quy định cần tuân thủ. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục giá trị lịch sử văn
hóa, bản sắc địa phương tiềm ẩn trong lễ hội để cộng đồng cư dân hiểu rõ hơn
thế nào là thuần phong mỹ tục, những nét đặc trưng riêng của địa phương mình thì người dân mới có ý thức gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đó tránh hiện tượng vi phạm, lấn chiếm và phá vỡ không gian linh thiêng của di tích.
Cùng với các hoạt động trên, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền,
giáo dục thông qua dư luận xã hội. Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức đối với các thành viên trong cộng đồng xã hội về những giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như những quy định của pháp luật có
liên quan, kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội làm cho lễ hội ngày càng văn minh và thật sự trở thành ngày
hội văn hóa của nhân dân góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn
hóa của địa phương. Trong xã hội hiện nay với sự phát triển không ngừng
của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội, báo chí, truyền hình ngày
càng có vai trị tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân. Thông
qua các nguồn thơng tin được đăng tải trên báo chí, truyền hình về ngun
tắc bảo tồn phục hồi di tích, lễ hội và một số quan điểm của các giới đầu
ngành nghiên cứu văn hóa bàn về thực trạng lễ hội hiện nay. Từ đó giúp cho dân chúng hiểu rõ hơn về lễ hội và có lối ứng xử sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Bên cạnh đó, cần nâng cao mặt bằng dân trí, trang bị thông tin kiến thức cơ bản cho cộng đồng về cách bài trừ, đẩy lùi hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội khác nảy sinh trong lễ hội. Đó là việc cung cấp cho người dân những thông tin về hậu quả do tin tưởng mù quáng vào những điều nhảm nhí, phi lý từ các hoạt động mê tín dị đoan như xóc thẻ, xem bói hoặc những
chi phí tốn kém trong việc sắm vàng mã... thì người dân sẽ có ý thức, trách
nhiệm hơn trong việc xóa bỏ các hoạt động mê tín dị đoan. Đồng thời, chính quyền địa phương, nhà quản lý văn hóa cần tạo ra nhu cầu mới đối với người dân để làm giảm bớt nhu cầu của họ đối với việc phục hồi các hủ tục bởi nhu
cầu của cịn người ln ln thay đổi khơng có giới hạn, khi nhu cầu khơng
thỏa mãn ở thế giới thực tại thì người ta sẽ tìm đến thế giới hư ảo, đến các
hiện tượng mê tín dị đoan. Để giảm nhu cầu của người dân, các cấp chính
quyền cần định hướng cho người dân tham gia các hoạt động văn hóa tích cực để giúp họ tránh xa các hủ tục; cần thường xuyên nêu gương người tốt việc tốt trong tổ chức, quản lý lễ hội trên cơ sở đó góp phần làm cho người dân ý thức được hành vi tham gia lễ hội của họ cũng như nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong việc bảo vệ di tích gắn với lễ hội.
Có thể thấy, cơng tác tun truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng
cư dân trong việc bảo tồn, phát huy di tích và lễ hội được xem là giải pháp
quan trọng. Thông qua đó, người dân có hiểu biết, nhận thức đầy đủ về di tích, lễ hội cũng như biện pháp bài trừ hoạt động mê tín dị đoan nảy sinh
trong lễ hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong vấn đề bảo tồn,
phát huy di tích và lễ hội trong giai đoạn hiện nay.