Chƣơng 3 : BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG HỘI PHỤ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.2. Thực trạng biến đổi văn hóa truyền thống làng Hội Phụ
3.2.1. Biến đổi văn hóa vật thể
Như đã phân tích, những biến đổi về cư dân, kinh tế và quy mô, quản lý hành do q trình đơ thị hóa của làng chính là những căn nguyên dẫn tới sự biến đổi về những giá trị văn hóa truyền thống của làng. Tất cả sự biến đổi đó lệ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong thời điểm hội nhập về kinh tế và văn
hóa với các nước trên thế giới. Tốc độ biến đổi văn hóa của làng Hội Phụ diễn ra chậm, những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng gần như vẫn giữ được sắc thái, ý nghĩa vốn có, tuy nhiên cũng có sự thay đổi nhất định.
Sự biến đổi trước hết là cảnh quan, không gian truyền thống của làng do sự xuất hiện của cây cầu Đơng Trù. Thế làng trước nằm trên mình chim phượng, với cấu trúc giống như các ngôi làng Việt khác giờ đã không cịn. Vị trí cổng làng cũng
thay đổi. Làng Hội Phụ hiện nay chỉ có hai cổng cùng nằm hướng Tây. Trong khi
trước kia, cổng phía Đơng mới được xem là cổng chính. Đây là sự thay đổi lớn nhất và cơ bản của làng Hội Phụ vì cổng làng phía Đơng vốn gắn bó với người dân từ đời này qua đời khác, qua thời gian và trở thành một phần trong đời sống văn hóa của người dân trong làng. Khi vị trí cổng làng thay đổi thì trong tâm thức người làng vì thế cũng phải dần xóa bỏ đi quan niệm cổng ở phía đơng để nghênh đón những điều may mắn, tốt đẹp, cịn cổng phía tây chỉ đưa người chết, những gì xui xẻo ra khỏi làng. Hiện nay cổng làng mang kiến trúc hiện đại và đơn giản nhưng khơng phân ra cổng chính, cổng phụ và cũng khơng phân chia chức năng của từng cổng như trước, chỉ đơn thuần là nơi ra vào của người dân trong làng. Cổng làng nay được xây bằng gạch đá, vẫn giữ cấu trúc tam quan giống cổng chùa, ở giữa và hai bên ngách. Phía trên cổng làng ghi dịng chữ Thơn Hội Phụ 2003. Đây là thời gian cổng làng được xây mới, mang dáng dấp của hiện đại. Cổng làm khá đơn giản, khơng có các họa tiết trang trí cầu kỳ. Cổng làng khơng có cửa để mọi người tự do đi lại. Chính vì vậy, từ cái tĩnh của làng đã chuyển sang thế động, khơng cịn là một
khơng gian khép kín. Các hoạt động giao lưu buôn bán, thông thương của làng cũng
chuyển sang cơ chế mới. Tuy nhiên, sự thay đổi của cổng làng này có một sự tác động khơng nhỏ tới văn hóa của làng bởi cổng làng đã nằm trong tiềm thức của nhiều thế hệ. Cổng làng trước đây là nơi ghi dấu bao sự kiện của làng, là vị trí đặc biệt mỗi lần đón những người con đỗ đạt, những tiến sĩ về làng trong niềm hân hoan của mọi người, là nơi mỗi người đi hay trở về đều nhớ. Cổng làng là một dấu ấn văn
hóa, chính vì thế sự thay đổi về vị trí, kiến trúc khiến cho những giá trị văn hóa thể
hiện qua cổng làng trước đây bị mai một, mất đi. Ý nghĩa văn hóa của cánh cổng làng chỉ cịn trong tiềm thức và những câu chuyện kể của người dân trong làng.
Thời gian là thước đo của sự thay đổi của những giá trị văn hóa trong tiến trình lịch sử. Cây đa, giếng nước, sân đình chính là ba yếu tố quan trọng mà mỗi lần nhắc tới làng quê bất cứ ai đều nhớ tới. Đình làng trong thời kì phong kiến có giá trị, vai trò khác với giai đoạn hiện nay. Sau thời kì Pháp phá hủy ngơi đình Hội Phụ, chỉ cịn lại tịa phương đình, người làng lấy tả hữu mạc làm nơi làm việc của ủy ban nhân dân xã, phần hậu cung được xây dựng lại để thờ ba vị thành hoàng làng. Nếu trước kia, với làng Hội Phụ, đình làng là nơi hội họp chính, chứng kiến những sự kiện quan trọng của làng. Thì nay đình chỉ được mở vào dịp tổ chức lễ hội chính hoặc khi tế lễ, dâng lễ lên thánh. Cùng với đó, làng đã xây dựng nhà văn hóa, là nơi thực hiện các chức năng văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các buổi họp của làng. Như vậy, đình làng là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong truyền thống, cịn nhà văn hóa là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong thời hiện đại. Mọi hoạt động văn hóa, hội họp chính quyền đều được chuyển dịch từ đình làng Hội Phụ qua nhà văn hóa làng. Đó là một sự thay đổi đáng kể trong văn hóa truyền thống làng Hội Phụ.
Cơng trình nhà văn hóa làng Hội Phụ khánh thành vào ngày 22/12/2013. Đây là một trong những cơng trình trọng điểm trên địa bàn làng, nằm trong chương trình xây dựng nơng thơn mới, giai đoạn 2011-2020. Làng Hội Phụ là địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng kiên trung. Trong thời gian đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, mặc dù mức sống cịn khó khăn, nhưng tập thể lãnh đạo đã cùng nhân dân trong thơn đã chung tay góp sức đóng góp cơng, tiền xây dựng tại nơi đây nhà văn hóa làng gồm 3 gian 2 trái lợp ngồi hiên trần. Hơn 50 năm qua, cơng trình này đã từng là một điểm trung tâm hội họp, sinh hoạt văn hóa, tinh thần cuả cả làng. Với thời gian dài như vậy, nhà văn hóa đã xuống cấp, khơng cịn đủ đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân trong thơn. Vì vậy, năm 2013, cơng trình nhà văn hóa mới được khởi công xây dựng ngày
09/11/2013. Nhà văn hóa mới có diện tích 309m2, gồm một hội trường lớn có sức chứa 180 chỗ ngồi có phịng phát thanh, phịng an ninh, sân khấu, phông, tượng bác, bàn, ghế. Phía ngồi nhà văn hóa là khoảng sân rộng để tổ chức các sinh hoạt ngoài trời, làm sân thể thao phục vụ nhu cầu người trong làng. Cơng trình nhà văn hóa
làng hội Phụ đã góp phần tạo nên cảnh quan mơi trường của làng ngày càng khang trang đổi mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ giá trị văn hóa tinh thần của
mọi tầng lớp nhân dân trong làng. Cùng với đó, đình làng Hội Phụ vẫn uy nghi ngay đầu làng, mang nét cổ kính, là nơi ngự trị của thành hồng làng. Đình làng Hội Phụ tuy thay đổi về chức năng giao lưu, hội họp của làng, nhưng tính thiêng của đình khơng thay đổi, ln trực thuộc trong văn hóa truyền thống của làng.
Khác với đình làng, chùa A Phái vẫn giữ nguyên được giá trị và chức năng của một ngơi chùa làng, vẫn gắn bó và gần gũi với các bà, các mẹ. Ngôi chùa là nơi thể hiện đức tin của người làng với Phật giáo, vì vậy ngày rằm, mùng 1, người dân vẫn thường đến chùa lễ bái. Ở chùa A Phái, điểm khác lớn nhất chính là diện mạo. Sau khi Pháp đốt chùa vào những năm 60 của thế kỉ trước, chùa cũ chỉ còn cổng tam quan và các tháp chùa. Chùa A Phái mới được chuyển tồn bộ về phía nhà ở của các sư thầy (nhà tăng trước kia), bắt đầu xây dựng lại ở khu vực này. Chùa có diện tích
khoảng 300m2, quay về hướng nam. Cổng tam quan của chùa xây dựng bề thế. Phía
trên cùng chính giữa cổng khắc chữ tiếng Hán A Phái Tự, tức là chùa A Phái.
Hiện nay, chùa được kết cấu đơn giản, trên tam bảo, dưới nhà mẫu. Trong tịa nhà chính điện của chùa có tịa tam bảo. Đây là ban thờ quan trọng nhất, tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng với các pho tượng lớn. Nhà mẫu trong chùa là nơi thờ mẫu, hiện chỉ là một gian rất nhỏ, nằm liền kề với khu sinh hoạt của các sư thầy
trong chùa. Tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn luôn là một phần quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong chùa thường có nhà Mẫu để người dân thắp hương dâng mẫu. Nhìn chung, chùa A Phái nay có kết cấu khá đơn giản, vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện theo dự án xây dựng mới của Thành phố Hà Nội. Đây là
dự án lớn, tu bổ và phục dựng hệ thống đình, đền, chùa Hội Phụ trong thời kì mới. Dự án này sẽ đầu tư tu bổ di tích đền Hội Phụ, gồm đền chính; phục dựng Nghi
mơn, Tả hữu vu, Bình phong; xây dựng các cơng trình phụ trợ. Ngồi ra, cịn phục
dựng Tam Bảo, nhà tổ, nhà mẫu, tả hữu hành lang, lầu chuông; tu bổ Tam quan, giếng chùa, vườn tháp; tu bổ các cơng trình phụ trợ của chùa A Phái mà kể từ khi
Pháp phá hủy chùa đã khơng cịn ngun vẹn.
Nhà thờ dịng họ khơng chỉ là nơi thờ tự của riêng người trong họ, mà khi bàn về văn hóa của làng, khơng thể khơng nhắc tới nhà thờ dịng họ. Đó là cơng trình kiến trúc có giá trị cao về lịch sử, về tính truyền thống của những dịng họ lớn
sự quản lý của mỗi dịng họ riêng mà người làng ít lui tới. Đối với dịng họ Phạm, kiến trúc và khơng gian khơng có nhiều thay đổi. Nhà thờ vẫn giữ ngun kiến trúc giống thời cha ông để lại. Nếp nhà thờ họ vững chãi đã trải qua bao năm tháng thăng trầm cùng lịch sử, tuy nhiên, những diện mạo của nhà thờ dường như vẫn còn nguyên vẹn. Trong nhà thờ chính, được kê thêm bàn thờ bố mẹ của trưởng họ bây giờ. Như vậy, nhà thờ vẫn có 3 tủ thờ riêng biệt. Riêng nhà phía ngồi nếu trước kia khơng được dùng để sinh hoạt thì hiện nay, nhà đó do gia đình trưởng họ ở và trơng
coi. Trong các thế kỉ trước, nhà thờ họ không cho phép nữ giới bước vào trong nhà thì bây giờ, nữ giới trong họ có thể vào nhà thờ tự do mà không cần đứng vái lạy ở khu vực chiếu nghỉ. Họ Phạm vẫn duy trì được nếp giỗ họ, tuy nhiên, cách thức có sự thay đổi. Gần đến ngày giỗ họ, các trưởng chi phải đến nhà trưởng họ để bàn bạc công việc tổ chức. Trưởng chi sau đó sẽ về thơng báo cho các anh em, con cháu của họ. Đúng ngày giỗ, đông đủ con cháu tề tựu tại nhà trưởng họ, dâng lễ bái tổ tiên. Sau đó, họ cùng nhau ăn uống, chuyện trò. Nhà thờ dòng họ Phạm không chỉ là nơi thờ cúng tổ tiên của một dòng họ, mà đối với người làng Hội Phụ, đây là nhờ thờ họ duy nhất vẫn giữ được nét cổ kính, tính truyền thống trong đó. Điều đó cịn thể hiện sự đoàn kết của anh em trong họ trong suốt 16 đời họ Phạm.
Những giá trị văn hóa vật thể đặc trưng của làng Hội Phụ đã ít nhiều bị thay
đổi, tác động tới việc bảo lưu văn hóa truyền thống làng Hội Phụ ngày nay.