Những biến đổi tích cực

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 86 - 88)

Chƣơng 3 : BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG HỘI PHỤ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.3. Nhận định về quá trình biến đổi văn hóa truyền thống của làng Hội Phụ

3.3.1. Những biến đổi tích cực

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia, dân tộc đều có thể tác động và bị tác động trước các yếu tố quốc tế. Trong đó, sự tác động về văn hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Văn hóa của mỗi cộng đồng, quốc gia ln nằm trong mối quan hệ tương tác với văn hóa của cộng đồng, quốc gia khác. Những tinh hoa văn hóa được lan tỏa và tiếp thu có chọn lọc, đồng thời, những yếu tố văn hóa khơng phù hợp, có tác động tiêu cực tới văn hóa khác khơng được ủng hộ sẽ bị loại bỏ dần dần. Về cơ bản, q trình biến đổi văn hóa truyền thống của làng Hội Phụ diễn ra chậm hơn so với các vùng khác trong thủ đô Hà Nội. Làng không bị ảnh hưởng quá lớn bởi tốc độ đơ thị hóa hay cơng nghiệp hóa, vì vậy chưa có sự chuyển biến rõ rệt về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hiện nay tại Hội Phụ, những nét phong tục xưa cũng được thay đổi để phù

hợp hơn với cuộc sống hiện đại ngày nay, một số tục lệ không cần thiết đã được đơn giản hóa, thay vào đó những thứ mới lạ, tốt đẹp học hỏi được từ những địa phương

khác nhau. Sự biến đổi của làng Hội Phụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tiếp thu những giá trị văn hóa mới tốt đẹp. Bên cạnh việc phát huy những thế mạnh đã có, làng Hội Phụ cũng dựa vào sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các làng lân cận cùng sự quan tâm, đầu tư của các ban ngành lãnh đạo để đưa làng phát triển hơn nữa về tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Xã hội phát triển, vấn đề về công ăn việc làm của nhân dân trong làng cũng được giải quyết, nhiều khu kinh tế mở ra, các khu đô thị mở rộng, đáp ứng được lượng công ăn việc làm cho người dân tại làng, từ đó đời sống cư dân phát triển hơn rất nhiều, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Cùng với đó, nền giáo dục cũng phát triển hơn, sự giao lưu, học hỏi giữa các địa phương, quốc gia được đẩy mạnh, vì vậy người làng cũng không ngừng mở

mang kiến thức. Làng Hội Phụ cũng đã có nhiều đóng góp nhiều người tài phục vụ cho đất nước. Họ vẫn duy trì nếp học và cố gắng để con em của mình được học

hành, công tác ở mọi miền tổ quốc, mang lại những giá trị thiết thực cho quê hương

Hội Phụ nói riêng và cho đất nước nói chung.

Các cơng trình văn hóa đình, đền, chùa của làng Hội Phụ đã tồn tại từ rất lâu cùng với sự phát triển của làng. Tuy nhiên, những tác động của thời gian, tự nhiên đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự bền vững của các cơng trình văn hóa trong làng. Cùng với đó, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, một số di tích cũng bị phá hủy nặng nề. Trước những khó khăn như vậy, người làng Hội Phụ đã đồng lòng, đồng sức để sửa chữa, phục dựng hoặc xây mới các cơng trình để những cơng trình văn hóa này khơng mai một, giữ được những giá trị văn hóa tốt đẹp chứa đựng trong đình, đền, chùa. Trong q trình xây dựng, tu sửa, các cơng trình có sự thay đổi ít hoặc nhiều để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tiêu biểu như chùa A Phái được xây mới với diện tích, quy mơ lớn hơn trước để đáp ứng số lượng lớn cư dân hiện nay. Chùa được sơn sửa với màu sắc hiện đại, thể hiện sự phát triển của làng Hội Phụ. Cùng với chùa, đình, đền Hội Phụ được tu sửa lại vẫn giữ được diện mạo như các thời kì trước. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với văn hóa truyền thống của làng trong thời kì đổi mới. Những thành tố văn hóa khơng thay đổi hình thức bên ngồi sẽ gợi nhớ và giáo dục cho các thế hệ trẻ trong làng về giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử. Đình làng Hội Phụ ngày nay khơng cịn ngun vai trị của đình làng trước kia. Nhưng đây là một sự thay đổi tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đình làng, một biểu tượng của quyền lực ảnh hưởng bởi Nho giáo trong thời kì phong kiến đã được thay thế bằng nhà văn hóa. Nhà văn hóa là cơng trình văn hóa đặc trưng của làng xã thời kì hiện đại. Đó là sự biến đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhà văn hóa được mở rộng quy mơ và tính chất hoạt động hơn so với đình làng ngày xưa.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa phi vật thể của làng hiện nay cũng đã có những biến đổi phù hợp với sự phát triển văn hóa của đất nước, nhiều hủ tục, hoặc những yếu tố rườm rà, phức tạp đều được xóa bỏ.

Trong lễ hội làng Hội Phụ, tục đấu võ ở phần hội là một trò chơi rất hấp dẫn. Xuất phát ban đầu của trò chơi này với mục đích để thanh niên các giáp trong làng

thử tài, thử sức. Nhưng do một số thanh niên hiện nay mượn trò đấu võ để giải quyết việc cá nhân, trò này đã được bỏ trong lễ hội truyền thống của làng. Đó là sự biến đổi phù hợp bởi giá trị trị chơi bị biến đổi, khơng cịn giữ được nét văn hóa thuần túy tốt đẹp vốn có.

Đối với nghi thức cưới xin, tục thách cưới đã được lược bỏ. Hiện nay tại làng Hội Phụ cũng như một số làng quê khác đã bỏ được hủ tục “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, các bạn trẻ được tự do tìm hiểu nhau, tự do tiến đến hơn nhân trong khuôn khổ pháp luật và sự cho phép của hai bên gia đình. Lễ cưới cũng khơng cần cầu kỳ như trước, tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà có những lễ cưới phù hợp.

Cho đến nay nhiều nghi lễ trong tang ma tại làng cũng được giản thể, chỉ giữ lại những nghi lễ truyền thống, đơn giản, phù hợp với cuộc sống hiện đại mà không làm mất đi nét cổ truyền đáng quý về lịng biết ơn, sự xót thương, tiếc nuối những người thân xấu số. Những tục lệ như đốt vàng mã cúng người mất chỉ mang tính chất tượng trưng, khơng q hoang phí tiền bạc vào hủ tục này.

Phát triển và hiện đại hóa xã hội vừa là cơ hội vừa là thách thức phát triển đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi địa phương. Việc nắm bắt được thời cơ để phát triển hay không là dựa vào tầm nhìn và hành động của mỗi dân tộc. Những biến đổi tích cực suốt thời gian qua đã cho thấy Hội Phụ là một làng nhỏ ở Việt Nam nhưng đã nắm bắt được cơ hội để phát triển, đã tận dụng được những mặt tích cực của xã hội hiện đại để phát triển, để có một Hội Phụ chuyển từ thế tĩnh sang thế động như ngày nay.

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)