Biến đổi văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 86)

Chƣơng 3 : BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG HỘI PHỤ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.2. Thực trạng biến đổi văn hóa truyền thống làng Hội Phụ

3.2.2. Biến đổi văn hóa phi vật thể

3.2.2.1. Biến đổi trong phong tục, tập quán

Theo thời gian và sự giao lưu văn hóa với các quốc gia khác nhau trên thế giới, cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc khác nhau mà nền văn hóa, trong đó có phong tục tập quán của làng Hội Phụ đã có nhiều thay đổi. Tục kết chạ vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay. Nó thể hiện nét đẹp văn hóa trong thuần phong mỹ tục của quê hương. Nhờ vậy, đến nay làng Hội Phụ vẫn giữ được tình cảm gắn bó, thân thiết, giúp đỡ lẫn nhau giữa làng Đông Ngàn và làng Phúc xá, dù gần

hay xa, dù việc hỉ hay việc tang, việc lớn hay bé đều mời các đại diện các làng đã kết chạ đến để bàn tính, chia sẻ và cùng giúp nhau để giải quyết mọi việc. Tuy nhiên, nếu ngày xưa, trước khi lễ hội làng hay sự kiện gì được diễn ra, chạ anh hoặc chạ em phải báo trước một tháng thì thời gian này đã được rút ngắn lại, chỉ cần mời chạ anh trước

hai tuần. Nghi thức đón rước chạ anh trong thời hiện đại cũng được đơn giản hóa hơn so với thời kì phong kiến. Tiêu biểu trong lễ hội chính của làng Hội Phụ, trong giai đoạn hiện nay, chạ anh sẽ được một đoàn rước tại cổng làng. Trước đây, đoàn rước phải sang tận làng chạ anh để rước chạ anh về tham gia lễ hội làng.

Về tục cưới xin thì đến nay, trong thời hiện đại này, cũng đã có nhiều thay đổi, những sự thay đổi đó một phần là do cuộc sống thay đổi, nhiều gia đình có điều kiện hơn, muốn tổ chức một sự kiện đáng nhớ trong đời, vì vậy mà có những đám cưới linh đình hơn trước. Một phần khác là do quá trình phát triển của xã hội đã dẫn đến sự tiếp xúc, giao lưu, học hỏi các quốc gia lớn, vì vậy ngày nay tại làng cũng có những đám cưới được tổ chức giống những quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên về cơ bản các lễ cưới vẫn được tổ chức như trước nhưng đã đơn giản hóa đi rất nhiều, khơng có thách cưới, khơng cầu kỳ về đồ lễ trong đám hỏi mà chủ yếu quy hết ra tiền.

Qua khảo sát một bộ phận người dân trong làng, các nghi thức cưới xin vẫn còn giữ trong các đám cưới cúa người làng hiện nay như sau:

Bảng 3.2: Các nghi thức còn giữ được trong đám cưới ở làng

Các nghi thức Ngƣời tham gia Số phiếu Tỷ lệ %

Lễ nạp thái (kén chọn) 200 19/200 9,5%

Lễ vấn danh (hỏi vợ) 200 48/200 24%

Lễ nạp cát (bói được tốt) 200 8/200 4%

Lễ Thỉnh kỳ (định ngày) 200 45/200 22,5%

Lễ Nạp tệ (đưa lễ cưới) 200 141/200 70,5%

Lễ Thân nghinh (đón dâu) 200 173/200 86,5% [Nguồn: Tác giả khảo sát]

Nghi thức trong lễ cưới chỉ gói gọn ở ba khâu đơn giản: Trong sáu lễ ấy ở nước ta thường giảm bớt và chỉ dùng ba lễ là: Lễ giạm hay lễ vấn danh, lễ hỏi hay lễ nạp tệ và lễ thân nghinh hay là rước dâu [1, tr.208]. Ngày nay khi đến chạm ngõ, nhà trai sẽ chuẩn bị một phong bì với số tiền ước tính sẽ đủ cho trang trải đám cưới

bên nhà gái, đưa số tiền đó cho nhà gái để nhà gái hoàn toàn lo liệu. Đồ lễ mang đến nhà gái vẫn được chuẩn bị nhưng không cần tuân thủ theo quy định nào, tùy vào điều kiện và quan niệm của từng nhà mà chuẩn bị đồ lễ, tuy nhiên những thứ truyền thống thì khơng thể thiếu đó chính là trầu cau, rượu, một mâm xôi, bánh kẹo…Xưa kia khi đồ lễ mang đến nhà gái, sau khi làm lễ cúng gia tiên xong, nhà gái sẽ lấy một phần còn một phần thì gửi lại nhà trai mang về với ý nghĩa lấy lộc, mang lại may mắn cho cả hai gia đình. Nhưng đến nay, khi mang đồ lễ đến nhà gái, sau khi làm lễ cúng, nhà gái sẽ hạ lễ và hai gia đình cùng ăn tại nhà gái chứ không mang lộc về như trước. Ngày nay các nghi lễ trong đám cưới cũng được đơn giản hóa hơn, rút gọn hơn, đôi khi là ghép luôn lễ ăn hỏi vào lễ cưới chung một ngày, nhất là khi hai gia đình cách xa nhau, con trai hay con gái trong làng lấy chồng, lấy vợ ở vùng khác. Đám cưới ngày nay cũng không nhất thiết phải tổ chức tại nhà mà có thể tổ chức tại các khách sạn, nhà hàng. Sau khi tổ chức đám cưới vẫn giữ lễ lại mặt, tuy nhiên lễ lại mặt có thể diễn ra ngay sau đám cưới hoặc có thể đợi khi đôi vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật về.

Về ma chay, cũng như các phong tục khác, tục ma chay đến nay cũng đã được giản thể đi nhiều công đoạn, khơng cịn tồn tại nhiều lễ nghi như trước.

Đối với ma chay, người dân trong làng ghi nhận còn một số lễ vẫn được duy trì, cụ thể qua bảng khảo sát.

Bảng 3.3: Các nghi thức còn giữ được trong đám ma ở làng

Các nghi thức Ngƣời tham gia Số phiếu Tỷ lệ %

Lễ Mộc dục 200 7/200 3,5%

Lễ Phạn hàm 200 4/200 2%

Liệm 200 139/200 69,5%

Lễ Nhập quan 200 158/200 79%

Lễ Thành phục 200 2/200 1%

[Nguồn: Tác giả khảo sát]

Ngày nay trong lễ mộc dục khơng cần thầy cúng khóc than trong q trình tắm rửa, thay quần áo cho người đã chết mà cần một người con gái cả vào tắm gội

sạch sẽ, thay quần áo chỉnh tề, sau đó đưa thi thể ra ngồi, đắp chiếu đợi giờ tốt làm lễ nhập quan. Đến lễ phạm hàm, đến nay tại làng Hội Phụ cũng khơng cịn nhiều nhà thực hiện nghi thức này, nếu có thì người ta bỏ đồng tiền đó vào tay người chết, cịn lại thì cho luôn vào quan tài chứ không cho vào miệng người đã chết nữa. Trước khi đưa thi thể vào quan tài, các con và người thân cận trong gia đình khiêng linh cửu ra hiên nhà, hướng mặt người đã chết ra ánh sáng mặt trời một giây sau đó đưa vào ngay với quan niệm muốn cho người chết đón nhận ánh sáng mặt trời, ánh sáng của dương gian một lần cuối trước khi về thế giới bên kia. Sau đó làm lễ nhập quan. Trước kia, vào cái đêm cuối cùng của người chết khi ở lại nhà để hàng xóm láng giềng, anh em bạn bè…đến phúng viếng, gia đình thường thuê một đội nhạc gọi là khóc mướn, mỗi khi có người đến phúng thì người ca sẽ thay mặt người phúng ca lên một khúc tỏ lịng thương xót, tiếc thương của người đến phúng đối với người đã mất, trong bài khóc đó sẽ nói rõ người đó là ai, có mối quan hệ với người đã mất như thế nào. Cứ thế cho đến khi hết khách tới viếng thì thơi. Nhưng đến nay việc khóc mướn này đã khơng cịn nhiều gia đình thực hiện vì những bài khóc đó mang lại nhiều nỗi đau, nhớ thương, xót xa…cho những người cịn sống và hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh.

Bởi vậy, lễ tang ngày nay đến khoảng chín, mười giờ tối sẽ ngưng kèn, nhạc đám. Sáng hôm sau mới tiếp tục để đưa tiễn người đã chết về cõi vĩnh hằng. Về việc để tang, cũng được giản thể đi rất nhiều, trước đây khi ông bà, bố mẹ mất, con cháu trong nhà phải để tang 3 năm, trong 3 năm đó, khơng được tổ chức bất cứ lễ cưới nào, sau 3 năm để tang, mọi chuyện mới được trở lại bình thường. Trong 3 năm để tang, con cháu trong gia đình mà tổ chức cưới xin, hay tiệc tùng linh đình sẽ bị cho

là bất hiếu, khơng có tình cảm với người đã chết. Tuy nhiên, đến nay, tục lệ đó đã được bỏ, tuy vẫn gọi là để tang, nhưng trong vịng 1 năm con cháu vẫn có thể tổ chức đám cưới nhưng khơng nên tổ chức quá linh đình.

3.2.2.2. Những biến đổi trong lễ hội

Cùng với sự phát triển của đất nước, làng Hội Phụ cũng phát triển từng ngày. Trong sự phát triển đó có những thứ đã thay đổi, cũng có những thứ đã mất đi để phù hợp với xã hội mới. Cho đến nay, lễ hội truyền thống vẫn luôn là tâm điểm trong đời

sống tinh thần của những người dân thôn quê, làng xã. Thể hiện được khát vọng hướng đến những giá trị văn hóa khn mẫu. Lễ hội ln có xu hướng vận động theo mơi trường biến đổi của xã hội, kinh tế, văn hóa… nhưng ln giữ được cái cốt lõi, nét bản sắc văn hóa dân tộc cịn các hoạt động trong lễ hội có thể biến đổi để thích ứng với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của thực tế cuộc sống. Và tại Làng Hội Phụ cũng vậy, lễ hội truyền thống vẫn ln được gìn giữ và tổ chức hàng năm. Lễ hội nơi đây vẫn duy trì hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ vẫn có đầy đủ các lễ rước nước, nghênh lăng, lễ dâng lễ vật… được cử hành một cách nghiêm trang, tơn kính với quần áo lễ truyền thống, lễ vật cũng như trình tự cử hành lễ đều được diễn ra theo truyền thống. Cùng ngày tổ chức lễ tế thần, người làng còn đi thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ của làng. Đó là một điểm mới trong lễ hội bây giờ, thường tổ chức sau khi lễ tế thần kết thúc, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người làng Hội Phụ với những người con của làng đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Phần hội của làng nay được tổ chức long trọng hơn với sự tham gia giao lưu văn hóa – văn nghệ của nhiều làng lân cận. Nhiều trò chơi trong lễ hội được tổ chức như thời trước, chỉ bỏ đi trò đấu vật.

Tuy nhiên, lễ hội tại làng Hội Phụ hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ,

cùng với sự phát triển và giao lưu giữa các thôn, các làng, các dân tộc và các quốc gia khác nhau, lễ hội nơi đây cũng có những thay đổi so với truyền thống khá nhiều. Trước đây, khi lễ hội truyền thống được tổ chức thì chỉ người dân trong làng tới dự và được tham gia vào lễ hội, được chơi các trò chơi dân gian, nhưng hiện nay, khi lễ hội tại làng diễn ra, ban tổ chức làng cũng mời thêm những người đứng đầu làng khác tới dự trong đó khơng thể thiếu ban đại biểu của các làng đã kết chạ và còn nhiều người đến từ các địa phương khác thậm chí là người nước ngồi cũng có thể tham gia lễ hội, tham gia các trò chơi truyền thống tại làng. Trong phần hội, bên

cạnh những phần truyền thống như hát quan họ, các trò chơi dân gian, kéo co, …vẫn được được duy trì và tổ chức hàng năm, thì thêm vào đó các trị chơi mới như nhảy bao bố, đánh bóng..., các cuộc thi về kiến thức cũng được tổ chức trong phần hội của làng. Qua các trò chơi, các cuộc thi vừa là bổ sung kiến thức cho dân làng, vừa thể hiện được tinh thần cầu tiến, học hỏi trong nhân dân, bên cạnh đó, hội diễn ra cũng là lúc người dân được nghỉ ngơi, hịa mình vào những trị chơi vui, khỏe, có

ích, thể hiện sự gắn bó, đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong mỗi phần thi, điều này thể hiện được sự đoàn kết trong nhân dân, trong một tập thể để xã hội phát triển tốt đẹp hơn nữa. Mỗi năm lại có thêm những trị chơi mới thể hiện được q trình học hỏi, đổi mới tư duy của người dân làng Hội Phụ.

Qua khảo sát người dân làng Hội Phụ, ngày nay các hoạt động trong phần hội diễn ra được thể hiện như sau:

Bảng 3.4: Những hoạt động trong phần hội của lễ hội làng hiện nay

Hoạt động Số phiếu Tỷ lệ

Trò chơi dân gian 122/200 61%

Giao lưu văn nghệ (hát quan họ, hát văn nghệ,..) 60/200 30%

Không biết 18/200 9%

[Nguồn: Tác giả khảo sát]

Với lễ hội truyền thống tốt đẹp vốn có cùng với sự giao lưu học hỏi nền văn minh, văn hóa tiên tiến trên thế giới, làng Hội Phụ vừa gìn giữ những yếu tố truyền thống tốt đẹp vừa phát triển thêm các yếu tố mới, cần thiết, phù hợp với cuộc sống hiện đại.

3.2.2.3. Biến đổi về tơn giáo, tín ngưỡng

Việt Nam là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Với vị trí địa lý, tự nhiên thuận lợi, rất nhiều tôn giáo đã được du nhập vào đất nước. Cùng với các tín ngưỡng bản địa của dân tộc, Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều tơn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, làng Hội Phụ, một ngôi làng nằm ở ngoại thành Hà Nội chịu sự ảnh hưởng của các tơn giáo ngoại lai ít hơn so với các vùng đất khác.

Trong thời kì phong kiến, nho giáo và phật giáo phát triển rất mạnh ở làng Hội

Phụ, tùy theo thời điểm và giai đoạn lịch sử. Khi chế độ phong kiến mất đi, thay vào đó là nhà nước ra đời, các tơn giáo này chỉ cịn ảnh hưởng rất nhỏ tới đời sống văn

hóa của cư dân trong làng và ở làng Hội Phụ ngày nay 100% người dân không theo tôn giáo. Tuy vậy, ít nhiều thì tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của làng, tiêu biểu là việc vẫn còn tồn tại tại làng là những bức hoành phi, câu đối bằng chữ Nho tại đình làng hay trong các nhà thờ họ.

nhiên, việc thăm chùa, lễ chùa đối với người làng chỉ diễn ra vào một vài dịp trong năm, không phải phục vụ những người mang tinh thần tôn giáo, không nặng về mặt

giáo lý, quy định.

Bảng 3.5: Quan điểm của ngƣời dân về tôn giáo hiện nay

Tôn giáo Ngƣời tham gia Số phiếu chọn Tỷ lệ

Phật giáo 200 0/200 0%

Thiên chúa giáo 200 0/200 0%

Không 200 200/200 100%

Tôn giáo khác 200 0/200 0%

[Nguồn: Tác giả khảo sát]

Trước đây làng Hội Phụ cũng là một làng chứa đựng nhiều tín ngưỡng dân gian khác nhau như tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thành hoàng làng, và thờ cúng tổ tiên. Đến nay những tín ngưỡng này vẫn được người dân làng Hội Phụ gìn giữ và tổ chức lễ hội kỉ niệm hàng năm. Tuy nhiên theo thời gian về cách thức thờ cúng cũng đã có nhiều thay đổi. Tín ngưỡng thờ Mẫu đến nay cũng đã nhạt nhịa hơn nhiều, khơng còn được sùng bái như trước đây. Hiện nay, tại làng Hội Phụ chỉ còn một điện nhỏ thờ Mẫu trong chùa A Phái, vẫn hương khói thờ cúng. Cịn tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ thành hồng làng thì vẫn được gìn giữ, do xuất phát từ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Hàng năm, làng tổ chức lễ hội, làm giỗ để tưởng nhớ công lao to lớn của thành Hồng làng, người đã có cơng lập làng.

Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nó đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn, vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...vì vậy, khi người thân trong gia đình chết đi, con cháu trong gia đình sẽ lập ban thờ, bài vị cho người đã chết, hàng năm tổ chức ngày cúng giỗ vào ngày mất của người đó. Ngày nay khơng còn dùng bài vị như trước mà dùng di ảnh đặt vào vị trí chính giữa ban thờ. Ban thờ cũng không theo

một khuôn mẫu nhất định, tùy tùng gia đình cũng như di nguyện của người đã chết mà lập ban thờ cho phù hợp. Ngày giỗ cũng vậy, con cháu tề tựu về gia đình, làm cỗ mặn và hoa quả tươi thắp hương với quan niệm rằng ngày đó linh hồn người ấy sẽ

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)