.Tác động tới hoạt động ngoại thương

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 26 - 28)

3 .CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐỐI

3.5.1 .Tác động tới hoạt động ngoại thương

Mỗi quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có thể thu được lợi, những lợi ích cụ thể này lại phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển của từng quốc gia. Với bất kỳ quốc gia nào thì khơng thể phủ nhận lợi ích thu được từ hoạt

động ngoại thương. Và việc sử dụng TGHĐ vừa là chính sách, vừa là cơng cụ có tác động lớn tới quy mơ và mức độ của những lợi ích này. Chính sách điều chỉnh TGHĐ có tác dụng thúc đẩy, tăng cường những lợi ích này. Hoạt động ngoại thương của một quốc gia có thể phát triển chính là nhờ lợi thế so sánh và lợi thế nhờ quy mô. Sử dụng chính sách điều chỉnh TGHĐ để tác động lên tỷ giá thơng qua đó xác định lại lợi thế so sánh và lợi thế về quy mô của quốc gia.

- Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, trình độ sản xuất và điều kiện sản xuất dẫn tới sự khác biệt về chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm giữa các nước. Nếu TGHĐ của một nước xác định mức giá cả hàng hóa thấp hơn so với quốc tế thì thơng qua trao đổi quốc tế, các nước có thể cung cấp cho nền kinh tế thế giới những loại hàng mà họ sản xuất tương đối rẻ hơn và mua của nền kinh tế thế giới những loại hàng tương đối rẻ hơn từ các nước khác. Những lợi ích thương mại này càng lớn khi kết hợp với lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Thông qua tỷ giá, một số ngành, một số mặt hàng để đạt lợi thế so sánh do TGHĐ chính là thể hiện mức giá cả giữa các quốc gia. Dựa vào lợi thế so sánh của mình các nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm mà mình sản xuất tương đối có hiệu quả đó là những hàng hố cần nhiều nguồn lực mà họ dồi dào và nhập khẩu những sản phẩm mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả hay đó là những hàng hố cần nhiều nguồn lực mà họ khơng có nhiều. Do các nước có nguồn lực khác nhau, nên một nước có thể có nhiều lao động, tài nguyên phong phú nhưng thiếu vốn và trình độ cơng nghệ trong khi nước khác có ít lao động nhưng trình độ cơng nghệ cao nên khi tham gia vào thương mại quốc tế các nước có thể phát huy được lợi thế của mình. Bên cạnh đó, khi tham gia thương mại quốc tế khả năng tiêu dùng ở mỗi nước được mở rộng, mỗi người dân được cung cấp nhiều loại hàng hoá hàng với chất lượng được cải thiện hơn, phong phú hơn và thoả mãn được những nhu cầu cao hơn.

- Chính sách điều chỉnh TGHĐ cũng tác động tới tính kinh tế dựa vào quy mơ. Dựa vào lợi thế kinh tế nhờ qui mô khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế cũng thu được lợi ích, ngồi những lợi ích thu được từ lợi thế so sánh. TGHĐ bên cạnh xác định giá cả của hàng hóa các nước cũng thể hiện quy mô của nền kinh tế các nước được so sánh từ đó biểu hiện lợi thế quy mơ. Lợi thế quy mơ giải thích tại sao các nước lại tiến hành thương mại trong ngành đó là việc một nước vừa xuất khẩu và nhập khẩu cùng một loại hàng hố nào đó. Do ngày nay sự phát triển của các nước công nghiệp ngày càng trở nên giống nhau về trình độ cơng nghệ và các nguồn lực, lợi thế so sánh ở nhiều ngành không bộc lộ rõ nữa, cho nên để tiếp tục duy trì thương mại quốc tế lợi thế về qui mơ thực hiện được coi là biện pháp chiếm lược. Một nước cùng một lúc có thể giảm bớt số loại sản phẩm tự mình sản xuất và tăng thêm sự đa dạng của hàng hoá cho người tiêu dùng trong nước. Do sản xuất ít chủng loại hơn,

nước đó có thể sản xuất mỗi loại hàng hố ở qui mơ lớn hơn, với năng xuất lao động cao hơn và chi phí thấp hơn. Vì vậy, người sản xuất sẽ có lợi nhuận cao hơn và người tiêu dùng cũng được lợi hơn bởi chi phí rẻ hơn và có phạm vi lựa chọn rộng hơn.

Dựa vào lợi thế so sánh và lợi thế quy mơ mà chính sách điều chỉnh TGHĐ thơng qua điều chỉnh tỷ giá có tác dụng thúc đẩy hoạt động ngoại thương mà biểu hiện chính là hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia được đẩy mạnh hơn. Các quốc gia có thể xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng mà lợi thế của quốc gia ít hơn so với quốc gia khác. Từ đó hoạt động thương mại quốc tế được mở rộng và đẩy mạnh hơn.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 26 - 28)